Thực trạng quy trình kế toán xây lắp công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Vinaconex.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí xây lắp công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên ở công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Vinaconex (Trang 31 - 43)

Nguyên tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Vinaconex.

(1) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

a. Chứng từ sử dụng:

- Phiếu xuất kho (phụ lục 3.3) - Phiếu nhập kho

- Hợp đồng kinh tế lập giữa bên bán và công ty (phụ lục 3.4), - Hóa đơn GTGT do bên bán lập (phụ lục 3.5)

- Biên bản bàn giao hàng (phụ lục 3.6) - Giấy thanh toán tạm ứng

b. Tài khoản sử dụng:

TK 621- Chi phí NVL trực tiếp, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình đã được mã hóa trên phần mềm kế toán. Đối với công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên thì TK sử dụng là TK 621- Công trình Bệnh viện ĐK Thái Nguyên.

TK 152- Nguyên liệu, vật liệu. TK 112: Tiền gửi ngân hàng TK 141: Tạm ứng

TK 133: Thuế GTGT của NVL mua vào

c. Quy trình kế toán

Trong các DN xây dựng nói chung và công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Vinaconex nói riêng, chi phí NVL trực tiếp thường chiếm khoảng 70- 75% giá thành sản phẩm, do đó để sử dụng hợp lý và có hiệu quả công ty phải lập dự toán nguyên vật liệu.

Thông thường khi có nhu cầu vật liệu cho sản xuất phát sinh thì chủ nhiệm công trình báo cáo tình hình với giám đốc công ty. Trên cơ sở khả năng cung ứng của công ty, chủ nhiệm công trình có thể xin tạm ứng để mua hoặc công ty mua rồi bàn giao tập kết tại chân công trình.

Kho công ty thường được đặt ở công trình, mỗi một công trình tổ chức kho riêng đặt tại chân công trình do cán bộ vật tư (thủ kho) quản lý.

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vật tư đã được giám đốc phê duyệt mà cán bộ cung ứng vật tư mua về chuyển thẳng đến chân công trình, đưa ngay vào sản xuất hoặc đưa vào trong kho công trình.

Nếu NVL mua về nhập kho công trình, nhân viên kế toán đội sẽ căn cứ vào hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao hàng để viết phiếu nhập kho để thủ kho ghi vào thẻ kho và quản lý việc xuất dùng vật tư hàng ngày. Khi xuất NVL trong kho để sử dụng, nhân viên kế toán đội lập phiếu xuất kho chuyển cho chủ nhiệm công trình duyệt rồi giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Phiếu nhập kho, xuất kho được lập thành 3 liên, trong đó: Liên 1 lưu tại nơi lập, liên 2 thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, liên 3 gửi về phòng kế toán. Cuối tháng nhân viên kế toán đội gửi các hóa đơn, phiếu nhập kho, xuất kho về phòng kế toán để hạch toán.

Ví dụ: Tại công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, ngày 2/1/2011 phát sinh nghiệp vụ xuất kho 30 tấn xi măng Bỉm Sơn, đơn giá xuất kho 919.350 đ/tấn. Căn cứ vào phiếu xuất kho (phụ lục 3.3) mà kế toán đội gửi lên, kế toán công ty tiến hành nhập số liệu theo định khoản:

Nợ TK 621-CT bệnh viện ĐK Thái Nguyên: 28.500.000 Có TK 152: 28.500.000

Nếu NVL mua về không nhập kho mà chuyển thẳng vào sản xuất thì kế toán căn cứ vào các hóa đơn người bán để nhập liệu theo định khoản:

Nợ TK 621 Nợ TK 133

Ví dụ: Ngày 10/1/2011, tại công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên phát sinh nghiệp vụ mua ống thép đen 180 với giá 853.430 đ/cây, thuế GTGT 10% chuyển thẳng vào sản xuất. Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế (phụ lục 3.4), hóa đơn GTGT (phụ lục 3.5), biên bản bàn giao hàng (phụ lục 3.6), kế toán tiến hành nhập các thông tin:

Số CT: 48365

ND: Mua vật tư công trình Bệnh viện ĐK Thái Nguyên Ngày chứng từ: 10/1/2011

Đối ứng tài khoản

Nợ TK 621-CT bệnh viện ĐK Thái Nguyên: 219.588.000 Nợ TK 133: 21.958.800

Có TK 112: 241.546.000

Nếu chủ nhiệm công trình tạm ứng tiền để mua NVL phục vụ cho thi công công trình thì phải lập dự trù cho khoản tạm ứng đó. Kế toán theo dõi các khoản tạm ứng trên TK 141 không vượt quá dự trù đã lập. Kế toán ghi Nợ TK 141 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 111,112 theo số tạm ứng. Trường hợp hoàn tạm ứng kế toán ghi Nợ TK 621 (chi tiết công trình) Có TK 141

d. Sổ kế toán

Sau khi dữ liệu nhập vào máy, chương trình kế toán CicAccount sẽ tự động chuyển vào sổ Nhật ký chung - phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí SXXL trong kỳ theo trình tự thời gian (phụ lục 3.7) rồi tự kết xuất vào sổ chi tiết TK 621(chi tiết công trình Bệnh viện ĐK Thái Nguyên) (phụ lục 3.8), Sổ cái TK 621 (phụ lục 3.9) được mở chi tiết cho từng công trình, cuối kỳ từ sổ cái chi tiết nên sổ cái

tổng hợp toàn công ty.

(2) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Chứng từ sử dụng:

- Bảng chấm công (phụ lục 3.10A) - Bảng tính lương (phụ lục 3.11A)

- Bảng thanh toán lương (phụ lục 3.12A) - Bảng tổng hợp lương (phụ lục 3.13)

- Hợp đồng lao động

- Hợp đồng giao khoán nhân công

- Biên bản xác nhận khối lượng công việc - Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán

b. Tài khoản sử dụng:

TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp, được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT đã được mã hóa trên phần mềm kế toán. Đối với công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên thì TK sử dụng là TK 622- Công trình Bệnh viện ĐK Thái Nguyên.

TK 334- Phải trả người lao động, dùng để theo dõi tình hình trả lương cho nhân viên toàn công ty.

TK 338- Phải trả, phải nộp khác, bao gồm các khoản trích theo lương theo quy định như: BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN.

c. Quy trình kế toán

Lao động trực tiếp tham gia thi công xây lắp bao gồm 2 bộ phận:

Công nhân trong danh sách: hình thức trả lương cho bộ phận này là lương

thời gian, lương năng suất thực tế. Cách tính lương cho bộ phận này như sau: Lương trả CBCNV (người/ tháng) = Lương thời gian + Lương phụ cấp +

Lương năng suất thực tế trong tháng -

Các khoản trích theo lương theo

quy định. Trong đó:

Lương thời gian = Hệ số lương * Lương tối thiểu x Số ngày công thực tế trong tháng Số công trong tháng

Lương phụ cấp bao gồm phụ cấp thâm niên công tác, phụ cấp công trường đối với những công trình thi công ở xa, không ở trong địa bàn thành phố Hà Nội.

Lương năng suất thực tế trong tháng: là khoản lương thưởng dựa vào đánh giá năng suất, hiệu quả làm việc của mỗi công nhân trong tháng.

Đối với các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN căn cứ vào Bảng chấm công, bảng thanh toán lương tiến hành trích theo từng công trình, HMCT theo tỷ lệ:

+ BHYT trích 4,5%, trong đó DN chịu 3% và người lao động chịu 1,5% + KPCĐ trích 2%, toàn bộ chi phí này DN chịu

+ BHTN trích 2%, trong đó DN chịu 1% và người lao động chịu 1%

Cuối tháng, nhân viên kế toán đội gửi Bảng chấm công của công nhân trực tiếp sản xuất (phụ lục 3.10A), để kế toán công ty lập Bảng tính lương (phụ lục 3.11A), Bảng thanh toán tiền lương (phụ lục 3.12A), Bảng tổng hợp tiền lương (phụ lục 3.13).

Ví dụ: Căn cứ vào Bảng tính tiền lương tháng 1/2011 kế toán thanh toán nhập thông tin:

Số CT: TTL

ND: Chi phí NCTT bệnh viện ĐK Thái Nguyên Ngày chứng từ: 8/2/2011

Đối ứng tài khoản

Nợ TK 622- CT bệnh viện ĐK Thái Nguyên: 70.101.322 Có TK 334: 57.460.100

Có TK 338: 12.641.222 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân công thuê ngoài (hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng): hình thức trả

lương cho số lao động này theo hình thức lương thời gian. Tiền lương phải trả cho một

công nhân trong tháng =

Số công mỗi công nhân thực

hiện trong tháng x

Đơn giá một công Đơn giá một công được quy định trong hợp đồng lao động, công ty không thực hiện trích BHXH, BHYT cho bộ phận công nhân thuê ngoài.

Ví dụ: Anh Trần Văn Trọng ký hợp đồng lao động trong đó quy định nhận được 85.000đ/ công, trong tháng anh làm được 25 công. Vậy số tiền công anh nhận được là : 85.000 * 25 = 2.125.000 đ.

Cuối tháng nhân viên kế toán đội gửi bảng chấm công của công nhân thuê ngoài về công ty để lập bảng thanh toán tiền thuê ngoài (phụ lục 3.14)

- Trường hợp chủ nhiệm công trình ký hợp đồng giao khoán nhân công với một tổ đội thuê ngoài theo khối lượng công việc hoàn thành. Chủ nhiệm công trình sẽ ký hợp đồng kinh tế (về việc giao khoán) với tổ trưởng tổ lao động - người đại diện ký kết

hợp đồng. Tổ trưởng tổ lao động có trách nhiệm theo dõi số ngày công của lao động trực tiếp trong tổ, và theo dõi tình hình công việc đã nhận khoán. Khi khối lượng công việc giao khoán đã hoàn thành được cán bộ kỹ thuật nghiệm thu, kế toán đội gửi Bảng chấm công, hợp đồng giao khoán nhân công, biên bản xác nhận khối lượng công việc, biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán lên phòng kế toán. Kế toán công ty viết phiếu chi cho chủ nhiệm công trình và chủ nhiệm công trình sẽ tiến hành thanh toán với tổ trưởng tổ lao động.

Lương của tổ lao động = Khối lượng công việc

hoàn thành x

Đơn giá nhận công khoán

d, Sổ kế toán

Khi nhập dữ liệu vào máy, chương trình kế toán CicAccount sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung (phụ lục 3.7), Sổ chi tiết TK 622 (phụ lục 3.15) (chi tiết công trình Bệnh viện ĐK Thái Nguyên), Sổ cái TK 622. Cuối kỳ tập hợp các sổ cái từng công trình, HMCT nên sổ cái tổng hợp toàn công ty.

(3) Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

a. Chứng từ sử dụng:

- Hợp đồng thuê máy (phụ lục 3.17)

- Bảng trích khấu hao máy thi công chi tiết theo công trình (phụ lục 3.16) - Phiếu chi (phụ lục 3.18)

- Bảng chấm công bộ phận lái xe, lái máy (phụ lục 3.10B) - Hóa đơn GTGT

b. Tài khoản sử dụng:

TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công, TK này mở chi tiết cho từng khoản mục, các khoản mục được mở chi tiết theo từng công trình, HMCT đã được mã hóa trên phần mềm kế toán. Đối với công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên sử dụng TK là TK 623 - Công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên.

Chi tiết:

TK 6231: Chi phí nhân công sử dụng máy TK 6232: Chi phí vật liệu phụ

TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238: Chi phí bằng tiền khác TK 111,112 - TK thanh toán

TK 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình.

c. Quy trình kế toán

Công ty có 2 hình thức tổ chức sử dụng máy thi công: MTC thuộc sở hữu của công ty và trường hợp máy thi công thuê ngoài.

Trường hợp máy thi công thuộc sở hữu của công ty

Khi phát sinh nhu cầu sử dụng máy thi công, chủ nhiệm công trình báo cáo với phòng kỹ thuật để trình lên giám đốc. Căn cứ vào khả năng cung ứng, giám đốc quyết định điều động máy phục vụ cho thi công tại các công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn bộ chi phí phục vụ cho hoạt động của MTC được kế toán theo dõi bao gồm:

- Tiền lương công nhân điều khiển máy, căn cứ vào bảng chấm công cá nhân, bảng chấm công bộ phận lái máy, lái xe (phụ lục 3.10B), bảng thanh toán lương, bảng tổng hợp lương. Kế toán định khoản:

Nợ TK 6231: 12.482.589 Có TK 334: 12.482.589 - Chi phí khấu hao máy

Kế toán có nhiệm vụ theo dõi chi phí khấu hao máy thi công theo đối tượng sử dụng. Căn cứ vào nguyên giá, thời gian sử dụng máy, kế toán lập bảng trích khấu hao TSCĐ trong tháng, sử dụng tháng nào thì trích khấu hao tháng đó và phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình sử dụng.

Nếu trong tháng, một máy thi công sử dụng cho nhiều công trình thì căn cứ vào Bảng nhật trình vận chuyển máy của phòng Cơ giới-Vật tư, Bảng chấm công cá nhân của bộ phận lái máy, lái xe, kế toán xác định số ca sử dụng máy của từng công trình và tiến hành phân bổ.

Ví dụ: Trong tháng 1/2011 Máy đầm bàn sử dụng ở công trình Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên 20 ca, sử dụng ở công trình Khu công nghiệp - công nghệ cao Hòa Lạc 6 ca. Máy đầm bàn có nguyên giá 186.800.000 sử dụng trong vòng 6 năm, khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Khấu hao năm 2011: 31.133.000đ Khấu hao 1 tháng: 2.594.000 đ

Chi phí khấu hao máy công trình Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên: (2.594.000/26)* 20=1.995.385 đ.

Căn cứ vào Bảng trích khấu hao TSCĐ chi tiết theo công trình (phụ lục 3.16), kế toán nhập liệu theo định khoản:

Nợ TK 6234-CT bệnh viện ĐK Thái Nguyên: 1.995.385 Có TK 2141: 1.995.385

- Chi phí động lực chạy máy

Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trực tiếp tại mỗi công trình có thể tập hợp thẳng vào từng công trình cụ thể như: Toàn bộ các giá trị nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho việc vận hành máy. Hàng tháng căn cứ vào hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền kế toán ghi:

Nợ TK 623 (6232, 6233, 6238) Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331

- Tiền điện, tiền nước sử dụng cho máy thi công chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tiền điện, nước đã sử dụng cho công trình nên ở công ty tiền điện, nước sử dụng cho MTC được phân bổ một cách tương đối không tuân theo một tiêu thức cụ thể nào. Sau khi phân bổ kế toán tiến hành định khoản:

Nợ TK 623(6237) Có TK 111

Trường hợp thuê MTC

Chi phí thuê máy được xem là chi phí dịch vụ mua ngoài, và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sử dụng MTC của công trường cùng các chi phí khác liên quan

đến MTC. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng cùng hóa đơn GTGT về việc thuê máy móc thi công do nhân viên kế toán đội gửi về, kế toán nhập số liệu vào máy theo bút toán:

Nợ TK 6237 Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331....

Ví dụ: Ngày 3/1/2011 thuê một máy xúc của công ty CP xây dựng và thương mại Sao Phương Đông căn cứ vào Hợp đồng thuê máy (phụ lục 3.17), phiếu chi (phụ

lục 3.18) kế toán nhập:

Số CT: PC 215

ND: Chi phí MTC bệnh viện ĐK Thái Nguyên Ngày chứng từ: 13/1/2011

Đối ứng tài khoản

Nợ TK 6237-CT bệnh viện ĐK Thái Nguyên: 35.000.000 Nợ TK 133: 3.500.000

Có TK 1111: 19.250.000 Có TK 3311: 19.250.000

d, Sổ kế toán

Khi nhập dữ liệu vào máy, chương trình kế toán CicAccount sẽ tự động chuyển số liệu vào sổ Nhật ký chung (phụ lục 3.7), Sổ cái TK 623 (chi tiết công trình bệnh viện ĐK Thái Nguyên) (phụ lục 3.19), sổ chi tiết TK 623 (phụ lục 3.20) (chi tiết công trình bệnh viện ĐK Thái Nguyên). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4) Kế toán chi phí sản xuất chung

a. Chứng từ sử dụng:

- Bảng chấm công (phụ lục 3.10C)

- Bảng thanh toán tiền lương (phụ lục 3.12B) - Bảng trích khấu hao TSCĐ (phụ lục 3.16) - Bảng kê tổng hợp thanh toán (phụ lục 3.22) - Bảng phân bổ công cụ, dụng cụ (phụ lục 3.21)

- Phiếu chi - Ủy nhiệm chi

b. Tài khoản sử dụng:

TK 627 - Chi phí sản xuất chung, TK này mở chi tiết cho từng khoản mục, các

khoản mục được mở chi tiết theo từng công trình, HMCT. TK 627 - Công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên.

TK 6271- Chi phí nhân viên quản lý TK 6272- Chi phí vật liệu phụ TK 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278- Chi phí bằng tiền khác TK 111, 112, 331- TK thanh toán TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn TK 242- Chi phí trả trước dài hạn TK 334,338

c. Quy trình kế toán

+ Đối với chi phí nhân viên quản lý tại công trình (chủ nhiệm công trình, kế toán đội, thủ kho...). Việc tính lương như đối với công nhân trực tiếp thuộc danh sách quản lý của công ty. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công bộ phận gián tiếp từ công trường gửi về (phụ lục 3.10C), kế toán làm Bảng tính lương và Bảng thanh toán lương

(phụ lục 3.12B) nhập dữ liệu vào máy theo định khoản:

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí xây lắp công trình bệnh viện đa khoa Thái Nguyên ở công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Vinaconex (Trang 31 - 43)