Xuất phát điểm của phép biện chứng siêu nghiệm

Một phần của tài liệu Phép biện chứng siêu nghiệm của I.Kant trong Phê phán lý tính thuần túy (Trang 54 - 98)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.Xuất phát điểm của phép biện chứng siêu nghiệm

Có thể nhận thấy, trong lịch sử nhận thức và tự nhận thức của nhân loại việc hướng tới con người, con người tự nhận thức chính mình đã có từ rất sớm qua câu thần dụ trên đền thờ Apolo “hãy tự biết mình”, hay câu nói “con người là thước đo của vạn vật” của Protago. Nhưng việc coi con người là chủ thể để nghiên cứu sâu hơn, đồng thời dựa trên tính chủ thể của con người để nghiên cứu và giải thích mối quan hệ giữa con người và thế giới, hình thành nên phương thức tư duy chủ thể thì phải tới triết học cổ điển Đức mới thực sự bắt đầu và được đánh dấu bằng sự ra đời của triết học I. Kant. Đặc điểm nổi bật nhất của triết học I. Kant là sự quan tâm đến chính bản thân con người, con người trở thành chủ đề trung tâm của triết học.

Triết học cận đại rất quan tâm nghiên cứu cái Tôi như là tác nhân tạo nên nhận thức. Kant cũng vậy, nhưng ông lại đứng ngoài quan điểm duy lý lẫn duy nghiệm. Quan điểm của công là phê phán siêu nghiệm. Khác với phái duy lý, Kant đặt vấn đề toàn diện hơn về mặt phương pháp, dù “thông giác siêu nghiệm” là nền móng của nhận thức, nhưng nó không phải là một bản thể tư duy, nó không thể được nhận thức mà chỉ có thể được suy tưởng. Khác với phái duy nghiệm, ông hiểu “tôi tư duy” một cách giản dị nhưng cơ bản: những biểu tượng là của tôi không phải vì nội dung của những biểu tượng mà vì tôi ý thức được rằng chúng thuộc về tôi. Cái tôi tư duy siêu nghiệm chính là nguồn suối cho mọi sự tổng hợp kết tinh trong các phán đoán.

Nét độc đáo của triết học Kant là ở chỗ, ông đã chuyển đổi hướng nghiên cứu của triết học từ thế giới bên ngoài vào trong chính bản thân con người, đồng thời đưa ra phương thức nghiên cứu và tư duy chủ thể tính, được

xem như là “cuộc cách mạng Côpécníc” trong lịch sử phát triển của triết học. Khi xây dựng phép biện chứng siêu nghiệm, Kant đã xuất phát từ quan niệm: “Những tư tưởng không có nội dung thì trống rỗng, những trực quan không có khái niệm thì mù quáng” [17,200]. Quan niệm này đã thể hiện một nhiệm vụ quan trọng trong triết học duy tâm của ông là sử dựng phép suy diễn tiên nghiệm đối với các khái niệm do giác tính đem lại để đưa chúng vào lĩnh vực kinh nghiệm, quy tụ các tự liệu cảm tính đa dạng dưới sự thống nhất của khái niệm, và bằng cách đó, khắc phục những hạn chế vốn có ở cả chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý truyền thống. “Để thực hiện phép suy diễn tiên nghiệm này, con người cần tìm ra khâu trung gian gắn liền khái niệm với kinh nghiệm, đưa các khái niệm vào lĩnh vực kinh nghiệm cảm tính. Khâu trung gian đó là thời gian - hình thức bên trong của cảm tính, bởi theo I. Kant, thời gian là cái thuộc về lĩnh vực cảm tính chứ không phải là cái thuộc lĩnh vực giác tính và kinh nghiệm cảm tính trong thời gian được Kant gọi là “lược đồ”, hay quy tắc hình thành các hình ảnh cảm tính trên cơ sở nhận thức được các khái niệm về chúng” [53, 36]. Từ đó con người hình thành nên những quan niệm của mình về giới tự nhiên, nhưng giới tự nhiêm đó phải tuân theo các quan niệm của con người về nó chứ không phải ngược lại. Con người không chỉ tồn tại với tư cách là chủ thể nhận thức mà còn tồn tại với tư cách là kẻ sáng tạo ra các quy luật tự nhiên bằng phép suy diễn tiên nghiệm của giác tính. Phép biện chứng siêu nghiệm về thực chất, là học thuyết về lý tính của con người.

Lý tính là ngọn cờ thần thánh trong cuộc cách mạng chính trị của giai cấp tư sản thời cận đại và cũng là phạm trù then chốt trong cuộc cách mạng triết học. Lý tính với tư cách là khả năng trí tuệ cao nhất của con người, được Kant xác định là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng siêu nghiệm và ông đặt ra cho hệ thống của mình nhiệm vụ là phải xây dựng nó. Tất cả đều

phải đứng trước sự phán xét của tòa án lý tính. Lý tính trở thành vũ khí phê phán và trở thành nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng triết học đương thời. Triết học Kant là triết học phê phán, nhưng không trực tiếp phê phán thế giới bên ngoài, mà ông hướng sự phê phán vào trong bản thân lý tính của con người, nhấn mạnh và coi sự phê phán lý tính cũng là tiền đề, điều kiện trước khi nhận thức thế giới. Điều đó có nghĩa là, cần phải xem xét phạm vi, giới hạn, khả năng của lý tính con người trước khi xem xét nhận thức các sự vật bên ngoài của lý tính. Ông xác lập khá rõ ràng phương thức tư duy mang tính chủ thể. Phê phán lý tính là một trong những nội dung chủ đạo trong triết học phê phán của I. Kant. Từ chỗ chú trọng nhận thức đối tượng, I. Kant chuyển sang chú trọng nhận thức chủ thể, nhận thức năng lực; từ chỗ vận dụng sự phê phán lý tính theo đối tượng, I. Kant chuyển sang phê phán chính bản thân lý tính. Và chính điều đó đã làm nên cuộc cách mạng Côpecnic trong lịch sử nhận thức nhân loại nói chung và cũng có thể nói là cuộc cách mạng Côpecnic trong lịch sử triết học nói riêng. “Lâu nay người ta giả định rằng mọi nhận thức của ta phải hướng theo các đối tượng; thế nhưng mọi nỗ lực dùng các khái niệm để xử lý đối tượng một cách tiên nghiệm hầu qua đó mở rộng nhận thức của ta đều đi đến thất bại cũng tại vì giả định này. Vì thế, hãy thử nghiệm để biết đâu chúng ta có thẻ tiến lên tốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề của Siêu hình học bằng cách giả định rằng các đối tượng phải hướng theo nhận thức của ta; nhận thức ấy sẽ phù hợp tốt hơn với khả thể được đòi hỏi của một nhận thức tiên nghiệm về đối tượng, tức loại nhận thức xác định một cái gì đó về đối tượng trước khi đối tượng được mang lại cho ta” [17,44]. Kết quả của cuộc cách mạng lần này là đã chuyển tiêu điểm trọng tâm của triết học từ khách thể sang chủ thể. Đặc trưng bản chất của phương thức tư duy chủ thể tính của Kant là lấy chủ thể làm trục xuyên suốt để giải quyết vấn đề nhận thức luận, đem tính năng động trong nhận biết của chủ thể

để giải thích cho khả năng của nhận thức, để cho khách thể vận động xoay quanh chủ thể. Thực hiện điều đó, Kant đã thực sự xác lập một phương thức tư duy mới - phương thức tư duy mang tính chủ thể.

Đặc điểm của phương thức tư duy mang tính chủ thể là căn cứ từ góc độ năng lực, phạm vi và giới hạn của chủ thể để giải đáp cuộc tranh luận trường kỳ, đầy phức tạp giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về vấn đề bản nguyên của thế giới. Theo Kant, đối với vật tự nó, chúng ta có thể thừa nhận nó tồn tại, nhưng lại không thể nắm bắt được nó, còn đối với hiện tượng sự vật, thì chúng ta có thể nắm bắt được thông qua cảm quan, đồng thời, từ đó chuyển hóa thành vật cho ta. Kant cho rằng một mặt, chủ nghĩa duy tâm không đủ sức chứng minh Thượng đế tồn tại mà chủ nghĩa duy vật cũng không đủ sức để phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế. Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm không đủ sức để phủ nhận một thực tại khách quan tự tồn tại bên ngoài chủ thể có khả năng suy tư, còn chủ nghĩa duy vật cũng không đủ sức để giải thích kiểu tồn tại của cái vật thể bên ngoài chúng ta ấy. Vì thế, ông không chủ trương theo chủ nghĩa duy vật thuần túy, cũng không chủ trương theo chủ nghĩa duy tâm thuần túy, hay nói cách khác là thừa nhận cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, đồng thời ra sức chiết trung, điều hòa chúng.

Kant một mặt thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự vật, mặt khác lại cho rằng cái vật tồn tại khách quan đó là cái mà lý tính con người không thể nhận thức được. Ông đem thế giới khách quan phân thành thế giới vật tự nó và thế giới hiện tượng hay gọi là vật cho ta dựa trên căn cứ và điều kiện phân chia là năng lực chủ thể có thể nhận thức hay nắm bắt được chúng hay không. Ông cho rằng năng lực con người chỉ có thể đạt đến thế giới bên này, thế giới vật cho ta, chứ không thể đạt tới thế giới bên kia, thế giới vật tự nó. Kant cho rằng với tư cách là chủ thể nhận thức con người chỉ có thể nhận thức được những gì do nó sáng tạo ra thông qua hoạt động của giác tính. Và bằng những

hoạt động đó giác tính con người tạo ra những khuôn mẫu - những khái niệm mà nó hình thành nên. Khẳng định vật tự nó không nhận thức được, Kant đã thừa nhận mọi tri thức mà con người có được từ giác tính. Ông còn khẳng định rằng, không có phép suy diễn tiên nghiệm thì các tri giác chủ quan cảm tính của con người không thể trở thành tri thức khách quan phổ quát. Kant đã tạo ra một hố sâu ngăn cách không thể vượt qua giữa bản chất và hiện tượng của sự vật.

Theo Kant, nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt được những tri thức mang tính tất nhiên, phổ biến, nhưng loại tri thức này chỉ được cấu thành bởi “phán đoán tổng hợp tiên thiên”, nhiệm vụ của nhận thức luận chính là giải quyết được vấn đề khả năng nào để có được phán đoán tiên thiên tổng hợp. Loại tri thức này chỉ có được từ trực quan cảm tính và thông qua trực quan cảm tính mà này sinh quan hệ với thế giới. Vật tự nó tuy là tồn tại khách quan nhưng lại không thể được năng lực hữu hạn của con người nhận thức. Giới tự nhiên, hiện tượng là sự biểu hiện của vật tự nó thì lại có thể nhận thức được, nhưng bản thân chúng lại cố định, tiêu cực không đủ khả năng chuyển đổi thành tri thức tất nhiên phổ biến, mà chỉ được cảm quan của chủ thể nắm bắt và chuyển hóa thành kinh nghiệm trực quan cảm tính. Và thông qua việc xử lý thêm bằng tính năng động của chủ thể để chỉnh lý thành tri thức có tính hệ thống, lôgic nhất định. Kinh nghiệm cảm tính là phân tán, rời rạc và cô lập, có chỉnh lý và nâng cấp được thành tri thức tất nhiên phổ biến hay không còn phụ thuộc vào chủ thể có đủ năng lực để chỉnh sửa, nắm bắt và nâng cao kinh nghiệm cảm tính hay không? Chính với ý nghĩa này, mà Kant cho rằng muốn giải quyết tính khả năng của nhận thức thì trước hết và căn bản, là phải xem xét xem con người có đủ năng lực nhận thức không. Khuyết điểm căn bản nhất của nhận thức luận trước đây là: không xem xét năng lực nhận thức của chủ thể mà đã giản đơn tuyên bố tính khả năng của nhận thức và tính có thể

nhận biết của thế giới, từ đó khiến cho mọi kiểu tư duy đều rơi vào độc đoán. Còn phương thức tư duy chủ thể tính của ông là trước khi nhận thức thì phải xem xét có tính phê phán với năng lực nhận thức của con người, đồng thời từ phạm vi, giới hạn trong năng lực nhận thức của chủ thể để giải thích cho tính khả năng và phạm vi của nhận thức.

Kant cho rằng có thể phân thành ba cấp bậc và ba hình thức, chúng dần triển khai và hình thành ba giai đoạn của quá trình nhận thức:

Thứ nhất, giai đoạn năng lực trực quan và nhận thức cảm tính. Năng lực trực quan cảm tính là năng lực do chúng ta tác động vào hiện tượng của đối tượng để tiếp thu đối tượng, cũng có nghĩa là chủ thể thông qua các loại hình thức cảm tính biến thành cảm nhận biểu tượng về sự vật và hình thành năng lực kinh nghiệm cảm tính. Năng lực trực quan cảm tính của chủ thể có ý nghĩa tiền đề cho sự nắm bắt khách thể, là điều kiện tất yếu trong giai đoạn cảm tính của nhận thức nhân loại.

Thứ hai, năng lực tư duy giác tính và giai đoạn giác tính của nhận thức. Kant cho rằng, chủ thể không chỉ có năng lực trực quan cảm tính mà còn có năng lực tư duy giác tính. Năng lực trực quan cảm tính thì trực tiếp quan hệ với đối tượng, khiến đối tượng chuyển hóa thành kinh nghiệm cảm tính cung cấp tài liệu cảm tính, năng lực tư duy giác tính thì quan hệ trực tiếp với kinh nghiệm cảm tính, thông qua việc chỉnh lý tư duy về tài liệu cảm tính để hình thành tri thức phổ biến tất nhiên. Năng lực trực quan cảm tính chủ yếu là vận dụng không gian và thời gian để chỉnh lý tài liệu cảm tính, năng lực tư duy giác tính lại chủ yếu dùng những hình thức khái niệm, phạm trù để chỉnh lý tài liệu cảm tính, thông qua lôgic hóa để làm bộc lộ ra tính tất nhiên, nhân quả quy luật của sự vật, từ đó hình thành nên tri thức tất nhiên, phổ biến, hình thành phán đoán tổng hợp tất nhiên. Năng lực tư duy giác tính kết hợp với năng lực trực quan cảm tính mới đảm bảo cho tính khách quan, phổ biến và

tất nhiên của tri thức. Thông qua trực quan cảm tính để đảm bảo liên hệ với đối tượng, để đảm bảo tính khách quan của tri thức, thông qua tư duy giác tính khiến cho kinh nghiệm cảm tính được nâng cấp làm cho tri thức đạt tới tính tất nhiên, phổ biến, điều này vừa khắc phục được hạn chế của thuyết kinh nghiệm, lại khắc phục cả hạn chế của thuyết duy lý, thông qua việc phát huy tính năng động của chủ thể, để biến tri thức phổ biến tất nhiên trở thành có khả năng.

Thứ ba, năng lực tổng hợp của lý tính và giai đoạn lý tính của nhận thức, Kant cho rằng năng lực lý tính là năng lực tối cao của chủ thể, nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao nhất của chủ thể nhận thức. Năng lực tổng hợp lý tính không thể trực tiếp ứng dụng vào đối tượng cụ thể và kinh nghiệm của cảm tính mà chỉ ứng dụng vào khái niệm, phán đoán và quy luật của tư duy giác tính, nó thông qua phương thức suy luận gián tiếp, đem phần lớn những tri thức phong phú mà tư duy cảm tính có được quy kết về những nguyên lý căn bản, quan trọng nhất, khiến cho tri thức giác tính đạt tới sự thống nhất tối cao của lý tính. Vì thế, nếu nói rằng năng lực tư duy giác tính là trực tiếp, đối tượng, hữu hạn có điều kiện thì năng lực tư duy lý tính tìm kiếm những thứ gián tiếp, vô điều kiện, tuyệt đối, vô hạn nhằm đạt tới tri thức thống nhất tối cao tiên thiên. Đây là cái mà Kant gọi là giai đoạn ý niệm hay cấp bậc lý tính. Thể thống nhất hoàn chỉnh nhất mà năng lực tổng hợp lý tính gồm 3 thứ: 1 là linh hồn, là sự thống nhất tối cao của mọi hiện tượng tinh thần; 2 là vũ trụ, là sự thống nhất tối cao của mọi hiện tượng vật lý; 3 là Thượng đế, nó thống quản tất cả mọi hiện tượng tinh thần và hiện tượng vật lý, là ý niệm tối cao. Do vậy mà hình thành nên 3 loại tri thức tối cao tương ứng là tâm lý học lý tính, vũ trụ luận lý tính, và thần học lý tính. Khi lý tính cố tình vận dụng phạm trù giác tính để giải thích các ý niệm tối cao như linh hồn, vũ trụ và thượng đế…thì sẽ vấp phải sự tự mâu thuẫn sâu sắc. Bởi lẽ

những ý niệm này là lĩnh vực mà nhận thức con người không thể với tới được,

Một phần của tài liệu Phép biện chứng siêu nghiệm của I.Kant trong Phê phán lý tính thuần túy (Trang 54 - 98)