Về tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” của I.Kant

Một phần của tài liệu Phép biện chứng siêu nghiệm của I.Kant trong Phê phán lý tính thuần túy (Trang 48 - 54)

8. Kết cấu của luận văn

1.4.Về tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” của I.Kant

“Phê phán lý tính thuần túy” của Imanuel Kant được thừa nhận là tác phẩm nền tảng của triết học cổ điển Đức. Nó là chỗ kết tinh những nhận định có tính phê phán đối với nhiều trào lưu triết học trước đó, đồng thời là xuất phát và điểm quy chiếu của triết học cổ điển Đức (Fichte, Schelling, Hegel) và có ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển của triết học và khoa học Tây phương cho đến ngày nay.

Triết học Phê phán của Kant tập trung chủ yếu trong ba tác phẩm chính: 1) Phê phán lý tính thuần túy, 2) Phê phán lý tính thực hành, 3) Phê phán năng lực phán đoán. Với bộ ba tác phẩm này, I.Kant muốn xây dựng một hệ thống triết học mới; trong đó “Phê phán lý tính thuần túy” được coi là đặt nền móng cho toàn bộ tòa nhà triết học Phê phán của Kant. A. Schopenhauer đã đánh giá là “một quyển sách quan trọng nhất trong muôn

một được trước tác tại Âu châu” [17, XXVII]. “Nếu sản phẩm của thời đại khai sáng là cuốn Bách khoa gồm 150 tác giả với một nội dung tri thức trăm hoa đua nở, thì phải nhấn mạnh thêm rằng, song song với nó, “Phê phán lý tính thuần túy” là một cuốn “bách khoa” của khoa học triết lý tuy với mục đích khiêm tốn là tri thức khoa học, do chỉ một người trước tác, nhưng không kém phong phú đa dạng và đồng thời lại là một hệ thống tư tưởng thật sự được xuyên suốt và thấm đượm tinh thần yêu chân lý như định nghĩa triết học từ truyền thống Hy Lạp” [17, XXX].

Về hình thức ta thấy trọng điểm của “Phê phán lý tính thuần túy” nằm trong triết học lý thuyết, nhưng mục đích của lý tính lại hướng tới con người. Trong ba câu hỏi: “Tôi có thể biết gì? Tôi phải làm gì? Tôi được phép hi vọng điều gì?” [7, 1145]. “Phê phán lý tính thuần túy” đã trả lời cho câu hỏi thứ nhất - đơn thuần tư biện. Nhưng cả ba câu hỏi đều hướng đến giải đáp cho câu hỏi cuối cùng: “Con người là gì?”. “Phê phán lý tính thuần túy” đã mở rộng đối tượng nghiên cứu đến triết lý nhân học rộng lớn.

“Phê phán lý tính thuần túy” đã phác thảo “toàn bộ kế hoạch một cách có kiến trúc”, từ đó “mọi bộ phận làm nên tòa nhà ấy” hay hệ thống triết học đó phải được khảo sát trên những nguyên tắc khách quan, “với sự đảm bảo hoàn toàn về tính hoàn chỉnh và tính vững chắc”[7,107].

Kant chỉ cần mấy tháng để hoàn thành tác phẩm đồ sộ này, nhưng điều đó không có nghĩa đây chỉ là sản phẩm ngẫu hững của ông, trái lại nó là sự kết tinh những kết quả nghiên cứu trong cả một quá trình lâu dài và đầy trăn trở của Kant. Từ năm 1770, Kant không công bố tác phẩm nào ngoài 20 trang tóm tắt đề cương giáo trình. Nhưng đây chính là 10 năm thai nghén hệ thống triết học sau này. Ngày 31 tháng 12 năm 1765, Kant viết thư cho Johann Heinrich Lambert cho biết ông đang soạn một tác phẩm về “phương pháp đặc thù của Siêu hình học và qua đó cũng là phương pháp cho toàn bộ triết học”

đã được ôm ấp suy nghĩ suốt 12 năm” (thư gửi Moses Mendelssohn ngày 16.8.1783). Kể từ khi bức thư nổi tiếng gửi Marcus Herz 7.6.1771, ông thông báo sẽ viết công trình của mình dưới nhan đề “Những ranh giới của cảm năng và của lý tính” - đến lúc đó Kant vẫn chưa dứt khoát đặt tên “Phê phán lý tính thuần túy” cho công trình “ấp ủ của mình”. Bước ngoặt thể hiện trong bức thư Kant gửi cho Marcus Herz ngày 21.2.1772, ông báo tin đã có đủ điều kiện để “biên soạn một quyển phê phán lý tính thuần túy, xem xét bản tính của nhận thức lý thuyết lẫn thực hành, trong đó phần đầu tôi sẽ xét những nguồn suối của siêu hình học, phương pháp và những ranh giới của nó, rồi sau sẽ trình bày những nguyên tắc thuần túy của đạo đức. Về phần đầu tôi sẽ hoàn tất trong vòng độ ba tháng” [Dẫn theo 7, 20]. Tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” đồ sộ với 884 trang, lần đầu tiên được xuất bản vào dịp Lễ phục sinh 5.1781 khi Kant đã 57 tuổi, bản A. Đó không chỉ là tác phẩm có nội dung phong phú mà còn khó hiểu nhất và chính Kant cũng ý thức được điều đó. Ông bày tỏ trong Lời tựa lần một như sau: “Ở đây tôi chờ đợi nơi những độc giả của tôi sự kiên nhẫn và lòng vô tư của một quan tòa” [7,16]. Nhưng kết quả không như Kant mong đợi, không ai chú ý vì xem nó khó hiểu và chán ngắt. Để có thể dễ hiểu hơn, hai năm sau Kant đã cho ra mắt: “Sơ luận về bất kỳ môn siêu hình học nào trong tương lai muốn có thể xuất hiện như một khoa học” chỉ khoảng 150 trang. Nhưng lại một lần nữa làm ông thất vọng, vì quá ngắn nên không dễ hiểu chút nào mà càng khó hiểu hơn. Và 4 năm sau, khi ấn bản thứ hai ra mắt vào tháng 6.1787, bản B với Lời tựa mới, bổ sung thêm cho lời dẫn nhập và sửa chữa một số chương, đoạn quan trọng thì bước ngoặt mới thực sự xảy ra. Tác phẩm này đã gây chấn động sâu sắc trong giới triết học, và Kant trở thành một “ngôi sao lừng danh”. Nhiều nhân vật nổi tiếng đến nghe ông giảng bài. “Mọi người đều cùng một nhận xét : kẻ nào nghiên cứu “Phê phán lý tính thuần túy”, kẻ đó đã đến tận gốc rễ của triết

học” [7, XXXI]. Charles S. Peirce – người sáng lập học thuyết thực dụng Mỹ đã ca ngợi “Phê phán lý tính thuần túy” là “sữa mẹ của tôi trong triết học”. Đối với Theodor W. Adorno – nhà khoa học xã hội và lý thuyết âm nhạc, triết gia Đức thuộc trường phái “Lý thuyết phê phán” của nhóm Frankfurt cho rằng vai trò của sự phê phán lý tính của Kant quan trọng không kém phép biện chứng của Hegel.

Tên tác phẩm: “Phê phán lý tính thuần túy”, ở đây không có nghĩa là sự lên án hay đả kích như cách hiểu thông thường mà là sự làm sáng tỏ, kiểm thảo, xác định ranh giới của lý tính theo đúng nghĩa là “tòa án” của lý tính, trong đó lý tính vừa là quan tòa, vừa là bị cáo. Và với việc lấy việc phê phán này làm nền tảng, thì người ta mới “có một viên đá thử chắc chắn” để đánh giá nội dung triết học của các tác phẩm xưa cũng như nay trong ngành chuyên môn này.

Trong lúc khuynh hướng triết học đương đại đang đi sâu vào những đối tượng chi tiết của khoa học chuyên môn, “Phê phán lý tính thuần túy” trở nên một lựa chọn khác cho một khuynh hướng triết học có tính phổ quát với hình thức và nội dung đa dạng phong phú bao gồm tất cả những vấn đề triết học vừa lý thuyết, vừa thực hành. “Có thể nói đến này chưa có một tác phẩm xây dựng nền tảng nào của triết học tân tiến có thể sánh kịp với một trước tác triết học toàn bộ đa dạng như “Phê phán lý tính thuần túy” [17, XXXVI]. “Phê phán lý tính thuần túy…bao gồm tất cả những chặng đường lịch sử mà triết học này đã trải qua, từ khi sự xuất hiện của nó đã có mãnh lực “nghiền nát” nền siêu hình học cổ điển Tây phương, đã thay đổi tư duy của thời cận đại cho đến hôm nay…” [17,XXVIII].

“Phê phán lý tính thuần túy” có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử triết học là điều không thể phủ nhận. Thái Kim Lan trong lời Dẫn luận cho bản dịch tiếng Việt cuốn Phê phán lý tính thuần túy của Bùi Văn Nam Sơn có

nhận xét: “Có thể nói rằng chưa có một tác phẩm nào đã hay đổi tư tưởng của thời cận đại một cách vang dội như tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” của ông. Trong tất cả các tác phẩm của Bacon, Descartes, Hobbes, sau đó của Pascal, Leibniz, locke, Hume, Rousseeau, các tác phẩm của Fichte, Hegel, Nietzsche, tiếp theo của Frege, Russell, Heidegger và Wittgenstein, Tây phương không thấy tác phẩm nào đã ảnh hưởng lên triết học cận đại và hiện đại hơn “Phê phán lý tính thuần túy”[17,XXX].

Trần Thái Đỉnh nhận xét: “Ai cũng công nhận cuốn “Phê phán lý tính thuần túy” là một kỳ công vĩ đại của Kant và của tư tưởng nhân loại nói chung. Ai cũng chịu là cuốn này sâu sắc và khó hiểu” [7, 34].

Ngoài Lời tựa và Lời dẫn nhập, “Phê phán lý tính thuần túy” gồm có hai phần chính: học thuyết tiên nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức chiếm phần lớn của cuốn sách, và học thuyết tiên nghiệm về phương pháp. Học thuyết tiên nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức lại gồm có hai phần: Cảm năng học siêu nghiệm bàn về năng lực cảm tính, còn lôgíc học siêu nghiệm thì bàn về quan năng của tư duy. Lôgíc học lại có hai phần: Phép phân tích siêu nghiệm bàn về giác tính và phép biện chứng siêu nghiệm bàn về lý tính.

Cảm năng học siêu nghiệm gồm hai chương: về không gian và thời gian: hai vật liệu bên trong chính của cảm năng, tức hai mô thức thuần túy của trực quan cảm tính, trụ cột thứ nhất của nhận thức.

Lôgíc học siêu nghiệm nghiên cứu vềhai nhóm vật liệu khác:

a. Phân tích pháp siêu nghiệm tìm kiếm các vật liệu chính của giác tính: các phạm trù (còn gọi là “các khái niệm thuần túy của giác tính”) và các nguyên tắc, trình bày thành hai “quyển”: “phân tích pháp các khái niệm” và “phân tích pháp các nguyên tắc”, trụ cột thứ hai của nhận thức. Chỉ các loại

vật liệu trên là đủ chất lượng để xây dựng tòa nhà nhận thức trong phạm vi kinh nghiệm.

b. Biện chứng pháp siêu nghiệm kiểm tra loại vật liệu đặc biệt của lý tính: các ý niệm. Chúng đã được siêu hình học “giáo điều” sử dụng tùy tiện để xây nên ba tòa nhà lộng lẫy nhưng thiếu vững chắc: tâm lý học thuần lý (làm nảy sinh “các võng luận tâm lý học”); vũ trụ học thuần lý (làm nảy sinh các nghịch lý của lý tính thuần túy) và thần học thuần lý (nâng ý niệm lên thành “ý thể” tạo ra ba luận cứ thiếu cơ sở nhằm chứng minh sự tồn tại của Thượng đế). Sau khi kiểm tra, phê phán, I.Kant đề ra phương pháp để giải quyết: các ý niệm của lý tính không thể cấu tạo nên nhận thức khách quan, nhưng vẫn có ý nghĩa quan trọng và chỉ được dùng để định hướng và thúc đẩy nhận thức trong nghiên cứu tự nhiên và là các “định đề” trong sinh hoạt đạo đức.

Chương 2: NỘI DUNG CĂN BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG SIÊU NGHIỆM TRONG “PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THUẦN TÚY” CỦA I. KANT

Một phần của tài liệu Phép biện chứng siêu nghiệm của I.Kant trong Phê phán lý tính thuần túy (Trang 48 - 54)