Nghĩa của việc nghiên cứu thời đại Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Thời đại Hồ Chí Minh- bước đầu tìm hiểu nội hàm khái niệm này từ góc nhìn triết học (Trang 69 - 82)

8. Kết cấu của luận văn

2.5. nghĩa của việc nghiên cứu thời đại Hồ Chí Minh

Dưới góc nhìn triết học, thời đại Hồ Chí Minh được xác định với mốc bắt đầu là từ 2/9/1945, nhưng không phải từ sau mốc thời gian đó là chúng ta đã sẵn có thời đại Hồ Chí Minh theo nghĩa đó là một chế độ xã hội tốt đẹp mà cha ông đã vất vả giành độc lập và để lại cho thế hệ sau hưởng thụ, càng không phải là thời đại mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm sẵn, đã làm xong và dâng tặng cho dân tộc Việt Nam.

Thời đại Hồ Chí Minh thoát thai từ xã hội thuộc địa phong kiến thực dân nhưng đích hướng tới của thời đại Hồ Chí Minh là một trạng thái xã hội phát triển cao, ở đó chủ thể lịch sử là những đông đảo nhân dân, nhà nước và chính phủ chỉ là công cụ giúp nhân dân duy trì trật tự xã hội và phát triển kinh tế làm chủ bản thân và làm chủ cả xã hội. Vai trò của con người được đề cao, tất cả là vì mục tiêu cho con người, vì con người. Trong xã hội đó, con người được làm chủ, được cộng đồng quan tâm, sẻ chia, nhưng cũng là con người có trách nhiệm với cộng đồng, có nghĩa vụ với xã hội.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó vốn là những điều rất mới, từ chế độ dân chủ nhân dân cho đến nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cho đến một nền kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, chưa từng bao giờ tồn tại trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc này. Vì vậy, chính thế hệ ngày nay và con cháu họ nữa đang hằng ngày hằng giờ đem sức lực, trí tuệ, hoài bão của mình cống hiến cho đất nước nhằm hoàn thiện thiết kế và trực tiếp dựng xây “ngôi nhà xã hội” của Việt Nam mà Hồ Chí Minh với tư cách là người “thiết kế” phác thảo.

Nhìn nhận như thế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn trong việc hoạch định chính sách của Nhà nước ở tầm vĩ mô, hoạch định quan hệ của Việt Nam với quốc tế, thậm chí với mỗi tỉnh, lãng, xã, gia đình để

khẳng định rằng muốn xây dựng thành công thời đại Hồ Chí Minh ở Việt Nam đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên và tinh thần đoàn kết của tất cả nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ tận dụng được sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại cho công cuộc kiến quốc cao cả của mình.

Cho đến nay khi mà Hồ Chí Minh đã qua đời được hơn 40 năm thì ở Việt Nam thời đại mang tên Người vẫn đang tiếp diễn. Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi, rất nhiều vấn đề mới đang đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết. Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn là ngọn đuốc soi đường cho nhân dân ta đi tới thắng lợi.

Tất cả những gì tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong 4.000 năm lịch sử đều sống dậy tràn đầy sức mạnh hơn bao giờ hết trong thời đại Hồ Chí Minh. Thắng lợi của dân tộc gần 70 năm qua cũng như mọi đổi thay trong cuộc đời của từng người Việt Nam, từ độc lập, tự do và vị trí quốc tế ngày nay của Tổ quốc đến bát cơm manh áo và quyền sống, quyền làm chủ của mỗi người đều gắn liền với công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam đi theo. Thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử quang vinh của dân tộc Việt Nam đang có sức cổ vũ to lớn đối với mỗi người Việt Nam hiện nay và các thế hệ người Việt Nam mai sau. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh dân tộc Việt Nam đã từ một dân tộc nô lệ, thành một dân tộc có độc lập tự do, từ một đất nước bị chia cắt, thành một đất nước hoàn toàn thống nhất, từ một xã hội thuộc địa và phong kiến thành một xã hội đang đổi mới, tiến những bước đầu trong việc tạo lập cuộc sống theo con đường xã hội chủ nghĩa mang lại no ấm, văn minh và hạnh phúc cho nhân dân, từ một xứ sở ít ai biết đến, không có tên trên bản đồ, thành một thành viên có uy tín của lực lượng cách mạng thế giới và của cộng đồng quốc tế, có cống hiến xứng đáng đối với loài người.

Hồ Chí Minh sống chỉ có một ham muốn “một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Đến lúc sắp từ giã cõi đời để về với “thế giới người hiền” cũng chỉ có một niềm tiếc nuối “là không còn sống để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa”.

Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta đã, đang và nhất định sẽ xây dựng thành công một thời đại rực rỡ mang tên Người: thời đại Hồ Chí Minh.

Hiện nay thế giới đã thay đổi nhiều, song cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn đang diễn ra gay gắt. Các thế lực phản động đang ra sức khai thác, kích động lôi cuốn các dân tộc vào cơn lốc bạo lực mới.

Với nước ta, các thế lực thù địch chưa muốn khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, vẫn đang kích động hận thù, theo đuổi những mưu toan thâm độc mới. Do đó cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn từng tấc đất núi sông vẫn phải luôn đặt ra, không được phút lơ là.

Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện toàn cầu hóa tức là đi vào một cuộc trường chinh mới với nhiều vận hội, cơ may nhưng cũng không ít lo âu, bất trắc.

Trong điều kiện đó, chúng ta sẽ dùng động lực nào để đẩy lùi nguy cơ vượt qua thách thức, tận dụng được cơ hội đưa đất nước tiến lên? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho chúng ta ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thiết kế cho chúng ta một lộ trình cho con đường cách mạng Việt Nam, mở ra một thời đại mới cho chúng ta. Các thế hệ người Việt Nam có nhiệm vụ nối tiếp nhau ra sức phát triển chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, tạo ra nội lực mới để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm qua, hoàn cảnh kinh tế, xã hội còn có những khó khăn, thách thức, song nhìn toàn cục và xét về chiều sâu, con người Việt Nam đã tỏ rõ ý thức và trình độ chính trị của mình, vượt qua sóng gió và vững bước tiến lên phía trước. Dẫu cho đường đi còn nhiều khó khăn, trắc trở, nhân dân Việt Nam ta đoàn kết nhất trí, tin tưởng tự hào, vững bước tiến theo ngọn cờ của Hồ Chí Minh.

Qua nghiên cứu đề tài “Thời đại Hồ Chí Minh” – bước đầu tìm hiểu nội hàm khái niệm này từ góc nhìn triết học; chúng tôi nhận thấy: trên nền tảng hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thời đại Hồ Chí Minh đã ra đời, là thời đại khác về chất so với tất cả các thời đại trước đó. Tuy nhiên, thời đại Hồ Chí Minh không phải là cái sẵn có, không thể đòi là có ngay được, càng không phải là xã hội mà chủ tịch Hồ Chí

Minh đã làm sẵn để dâng tặng cho dân tộc Việt Nam mà phải là thời đại do chính các thế hệ người Việt Nam đang nối tiếp nhau từng ngày, từng giờ tạo ra thời đại đó trên hiện thực xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản Việt Nam. Nhìn nhận như thế để thấy rằng, con đường xây dựng thành công thời đại ấy là rất dài, đòi hỏi mỗi thế hệ người Việt Nam phải từng bước, từng bước tạo ra thời đại ấy trên hiện thực xã hội Việt Nam. Vì thế từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, xã hội chúng ta phải lần lượt xác định làm gì trước, làm gì sau. Rõ ràng, về kinh tế, không thể là con trâu đi trước cái cày theo sau, mà phải là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế….Rõ ràng, về chính trị, nhà nước không thể là công cụ bảo vệ cho giai cấp bóc lột thống trị, mà phải là giai cấp vô sản thống trị, giai cấp thống trị không phải là giai cấp bóc lột mà giai cấp đó là công cụ giúp nhân dân làm chủ bản thân mình và làm chủ xã hội, tự do của bản thân là trên cơ sở tự do của tất cả mọi người…Rõ ràng, về văn hóa, không phải là xóa nạn mù chữ là xong, mà phải là biến dân tộc ta thành dân tộc thông thái… Rõ ràng, về xã hội, không thể là người giàu khinh người nghèo mà phải là một xã hội ai cũng giàu có về của cải nhưng nhân ái về con người và quan hệ giữa con người với con người, không còn người bị bóc lột và không con người nghèo khó, xã hội mà con người được phục vụ bởi những thành tựu

khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất nhưng lại là xã hội nhân ái nhất. Về phương pháp không thể bằng ép buộc, cưỡng chế mà phải là cả dân tộc

đứng lên và chủ động tổ chức lại dưới sự lãnh đạo của Đảng, dùng sức mạnh của toàn dân tộc và cả thời đại.

Với tư cách bước đầu tìm hiểu nội hàm khái niệm thời đại Hồ Chí Minh từ góc nhìn triết học, luận văn còn đặt ra rất nhiều vấn đề mà trong những nghiên cứu tiếp sau cần tiếp tục lãm rõ. Chẳng hạn như triển khai

nghiên cứu từng nội dung cụ thể của thời đại Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh trong so sánh với các thời đại trước đó của Việt Nam, cũng như với các xã hội đã và đang tồn tại ở các quốc gia khác để thấy được sự đúng đắn của dân tộc Việt Nam khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho sự phát triển của chính mình, và cũng là sự đóng góp riêng có của Việt Nam vào sự phát triển chung của nhân loại

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, NXB Văn học, Hà nội.

2. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây

dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà nội.

3. Phạm Ngọc Anh, Hoàng Trang (2000) , Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc

lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

4. Hoàng Chí Bảo (1993), Chủ nghĩa xã hội hiện thực – khủng hoảng, đổi

mới và xu hướng phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

5. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2010), Bản chất khoa học và cách mạng của

chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

6. Hoàng Chí Bảo Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh,

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam, NBX Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

8. Phan Bội Châu (2000), Phan Bội Châu toàn tập, tập 2, NXB Thuận Hóa, Huế

9. Phan Bội Châu (2000), Phan Bội Châu toàn tập, tập 6, NXB Thuận Hóa, Huế

10. Tạp chí cộng sản tháng 3.2012

11. Đảng cộng sản Việt Nam, (2000) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, 1940-

1945, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam, (2006) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội

13. Đảng cộng sản Việt Nam, (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

14. Đảng cộng sản Việt Nam, (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

15. Đảng cộng sản Việt Nam, (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam, (1994) Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-

1960), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

17. Trần Bá Đệ (2006), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

18. Nguyễn Hoàng Giáp (2008) “Thời đại ngày nay - tiếp cận từ quan điểm Macsxit”, Tạp chí Lý luận chính trị và tryền thông, số 7

19. Nguyễn Văn Dương (1995), Tuyển tập Phan Châu Trinh, NXB Đà Nẵng.

20. Phạm Văn Đồng (1970), Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa của dân tộc

lương tâm của thời đại, NXB Sự Thật,

21. Phạm Văn Đồng (1975), Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một

thời đại, một sự nghiệp,NXB Sự Thật.

22. Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chí Minh quá khứ hiện tại và tương lai,

Tập 1, NXB Sự Thật, Hà Nội.

23. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con

đường cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

24. Trần Văn Giàu (1973) Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập1 : Hệ ý thức phong kiến và sự bất lực

của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.

25. Trần Văn Giàu (1975) Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập 2 : Hệ ý thức phong kiến và sự bất lực

của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, NXB Khoa học xã hội, Hà nội.

26. Hoàng Văn Hảo (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới,

27. Nguyễn Văn Hồng (2010), Hồ Chí Minh nhà cách mạng dân tộc hiện

thân văn hóa châu Á và thời đại, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

28. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình dành cho Học viên

Cao học không chuyên triết, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

29. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác Lênin- Tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Khánh (1999), Cơ cấu xã hội Việt Nam thời thuộc địa

(1858-1945), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

31. Nguyễn Văn Khánh (2005), Việt Nam quốc dân Đảng trong lịch sử

cách mạng Việt Nam), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

32. Khái quát về lịch sử nước Mỹ (2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Kinh tế Việt Nam từ cách mạng tháng tám đến kháng chiến thắng lợi

1945-1954 (1966), Viện kinh tế thuộc viện Khoa học Xã hội Việt Nam,

NXB Khoa học Xã hội.

34. Đinh Xuân Lý (chủ biên) (2005), Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Tìm hiểu vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp

cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

35. V.I Lênin (1977), Toàn tập, Tập 23, NXB Tiến bộ, Matxcơva 36. V.I Lênin (1976), Toàn tập, Tập 41, NXB Tiến bộ, Matxcơva

37. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (Sơ thảo) (1981) NXB Sự thật, Hà Nội

38. C. Mác và Ph. Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

42. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

45. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

46. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị

Một phần của tài liệu Thời đại Hồ Chí Minh- bước đầu tìm hiểu nội hàm khái niệm này từ góc nhìn triết học (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)