8. Kết cấu của luận văn
2.4. Phạm vi không gian và thời gian tồn tại của thời đại Hồ Chí Minh
Thời đại Hồ Chí Minh ra đời khi giai cấp tư sản đã ở giai đoạn toàn cầu hóa, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi” [41,tr.28]
Thế giới sẽ phát triển đến ngưỡng nhất định, nhất thiết sẽ ra đời chủ nghĩa xã hội “Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa
Sự phát triển tiến bộ đó không ai ngăn cản được”[48,tr.262]
Lịch sử Việt Nam với hơn 1.000 năm phong kiến, đã có rất nhiều vị vua từng làm rạng danh cho dân tộc đặc biệt là triều đại của Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà Trần với ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông hay Lê Lợi với 10 năm kháng chiến chống Minh nhưng rồi vần giữ nguyên phương thức tồn tại mà kẻ thù xâm lược đã thiết lập. Về phương diện chính trị vẫn là nền chính trị phong kiến.
Như vậy đất nước có độc lập rồi nhưng phương thức sống không thay đổi. Độc lập rồi nhưng vẫn là hình thái kinh tế xã hội cũ. Với Hồ Chí Minh, con đường cứu nước không chỉ là giành độc lập bởi vì “nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy giành độc lập rồi nhưng phải lựa chọn con đường đi vượt lên trên hình thái kinh tế xã hội mà kẻ đi xâm lăng đã thiết lập. Hồ Chí Minh không theo kiểu của Gandhi trong việc giành độc lập cho Ấn Độ bởi sau khi có độc lập, Gandhi kiến trúc lại Ấn Độ về phương diện mô hình hay lý tưởng là không còn phong kiến. Có khác so với tư bản Anh nhưng vẫn trong phạm trù chủ nghĩa tư bản mà Anh đã thống trị. Hồ Chí Minh giống với Gandhi là giành độc lập dân tộc nhưng vượt lên trên Gandhi là Hồ Chí Minh đã thiết kế “ngôi nhà xã hội cho cả dân tộc, vượt lên trên những gì mà kẻ đi xâm lăng áp đặt lên.
Gandhi được phong anh hùng giải phóng dân tộc, thậm chí người Ấn Độ phong ông là Thánh Gandhi. Hồ Chí Minh cũng là anh hùng giải phóng dân tộc nhưng khác hơn là danh nhân văn hóa. Ở Việt Nam, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng là danh nhân văn hóa. Nhưng danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh là đưa Việt Nam bước lên đường ray khác về hệ giá trị sống, là lựa chọn phương tiện, công cụ, phương thức sống khác.
Độc lập, tự do mà người dân Việt Nam theo đuổi dưới ngọn cờ và bàn tay chỉ huy của Hồ Chí Minh thì không hẳn dừng lại như Nhật Hoàng, không hẳn dừng lại như Gandhi, Nerhu hay như bất kể vị vua nào trong chế độ phong kiến trước đây. Yêu nước, khát khao giải phóng đất nước thì triều đại phong kiến nào cũng có thể làm được nhưng để lật đổ quyền thống trị, giành chính quyền về tay nhân dân, dựng lên chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ chính bản thân mình thì chỉ có thời đại Hồ Chí Minh mới làm được.
Hai giá trị độc lập với tự do luôn đi liền với nhau trong tư duy Hồ Chí Minh, bởi cứu nước theo Người phải gắn với cứu dân, nước được độc lập mà nhân dân lao động không được hưởng hạnh phúc tự do thì nền độc lập đó cũng không có ý nghĩa. Lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, quyền lực thuộc về nhân dân lao động.
Thời đại Hồ Chí Minh trong sự vận động phát triển của dân tộc Việt Nam thể hiện ở chỗ mỗi một con người cảm nhận thấy mình gắn bó với dân tộc theo phương thức sống ấy, theo lẽ sống ấy, theo hệ giá trị ấy. Bằng những mục tiêu cụ thể, thời đại Hồ Chí Minh tạo ra những mối quan hệ giữa người với người, giữa gia đình với gia đình, gia đình với làng xóm, rồi giữa người với người trong cộng đồng toàn quốc, giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác.
Với phương châm “thêm bạn bớt thù”, cách mạng Việt Nam luôn xác định rõ ai là bạn, ai là thù, phân hóa “bạn”, “thù” ngay trong hàng ngũ đối phương để giành được sự đồng tình ủng hộ nhiều nhất. Trong kháng chiến chống Pháp: “chúng tôi không nhằm đánh vào nước Pháp, cũng không nhằm đánh vào những người Pháp lương thiện, mà chỉ chống lại sự thống trị tàn bạo ở Đông Dương của chủ nghĩa thực dân Pháp” [44,tr.65]
Chúng ta đánh thực dân Pháp xâm lược nhưng chúng ta sẵn sàng làm bạn với nhân dân Pháp, với nước Pháp dân chủ. “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực” [44,tr.74]. Bởi vì “Trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người” [44,tr.457]. “Chúng ta cần phải giữ gìn từng giọt máu của đồng bào để xây đắp tương lai của Tổ quốc” [44,tr.200].
Đánh Pháp nhưng khi đất nước có độc lập rồi: “Chúng tôi sẵn sàng hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước cộng tác thật thà với chúng
tôi”, chúng ta sẽ mời ngay những nhà chuyên môn Pháp cũng như Mỹ, Nga hay Tàu đến đây giúp việc cho chúng ta trong công cuộc kiến thiết quốc gia” [44,tr.74].
Cũng như vậy, chúng ta đánh đế quốc Mỹ xâm lược nhưng “chúng tôi sẵn sàng trải thảm đỏ và rắc hoa cho Mỹ rút. Nhưng nếu Mỹ không rút thì phải đánh đuổi Mỹ đi”. Nhân ái, nghĩa tình của con người Việt Nam thông qua vị chủ tịch nước là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Bởi vì: “Tôi muốn nói với nhân dân Mỹ rằng cuộc chiến tranh xâm lược mà chính phủ Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam không những chà đạp thô bạo lên các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam mà còn đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của nhân dân Mỹ. Cuộc chiến tranh xâm lược đó cũng đã bôi nhọ thanh danh nước Mỹ, xứ sở của Oasinhton và Lincon. Tôi muốn nói với nhân dân Mỹ ý chí của toàn dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu chống bọn xâm lược Mỹ cho đến thắng lợi hoàn toàn nhưng đối với nhân dân Mỹ chúng tôi tăng cường quan hệ hữu nghị” [51,tr.449,450]. “Tôi muốn nói thêm với những người bạn Mỹ rằng: chẳng những chúng tôi đau xót vì đồng bào miền Nam chúng tôi phải khổ, hy sinh, mà chúng tôi cũng thương xót cho các bà mẹ và các người vợ Mỹ đã mất con, mất chồng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở miền Nam Việt Nam do bọn quân phiệt Mỹ tiến hành” [51,tr.275].
Đánh Mỹ nhưng khi đất nước độc lập rồi, chúng ta lại sẵn sàng mở cửa đón những bước chân tử tế sang giúp Việt Nam xây dựng đất nước. “Một báo cáo mới đây của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến giữa tháng 5 năm 2007, các công ty và tập đoàn của Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam 325 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng số dự án và 3,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đứng thứ 8 trong tổng số 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy, vốn của nhà đầu tư Mỹ vào Việt Nam qua nước thứ 3 với 74 dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD. Như vậy, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ 3 thì Hoa Kỳ đã đầu tư vào Việt Nam 399 dự án với tổng vốn đầu tư trên 4,7 tỷ USD, đứng thứ 6/77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam” [104]. Phong thái ấy, cách sống ấy tạo nên một thời đại được gọi là thời đại Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
Về mặt thời gian, thời đại Hồ Chí Minh có thể kể từ sau cách mạng
Tháng Tám năm 1945. Khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). Chính sau sự kiện này là bắt đầu một thời đại mới, cả dân tộc sống theo một phương thức sống mới, một lẽ sống mới, một hệ giá trị mới được lựa chọn để theo đuổi. Sự lựa chọn đó là sự lựa chọn cho cả một dân tộc, không tách ra theo kiểu của Mai An Tiêm ở Việt Nam hay Rôbinsơn của thế giới.
Thời đại Hồ Chí Minh gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống lại những nước đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử nhưng với những lập luận trên đây thì thời đại Hồ Chí Minh chƣa thể chấm dứt ở đó. Theo như ý tưởng thiết kế “ngôi nhà xã hội” mà Hồ Chí Minh vạch ra cho dân tộc Việt Nam thì các thế hệ ngƣời Việt Nam hiện nay nối tiếp nhau đang ra
sức hiện thực hóa thời đại Hồ Chí Minh trong cuộc sống của mình.
Về mặt không gian1, phải chăng thời đại Hồ Chí Minh chỉ gắn với những người cộng sản?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta lại phải quay trở lại với hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để thấy được rằng; khi thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn bán nước và ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân. Việt Nam biến thành thuộc địa của Pháp, nhân dân Việt Nam điêu đứng trong cảnh ngộ mất nước, bị xóa tên trên bản đồ
thế giới, bị áp bức về chính trị, bị bóc lột về kinh tế, bị đầu độc về văn hóa, bị đày đọa trong đói rách, bệnh tật. Toàn xã hội Việt Nam, đặc biệt là các giai cấp lao động lâm vào số phận nô lệ bi thảm, quyền sống và quyền con người bị chà đạp.
Khát vọng giải phóng dân tộc được ấp ủ trong dân tộc Việt Nam càng thêm nung nấu và trở thành vấn đề sống hay chết.
Chính những người Việt Nam yêu nước và cả dân tộc Việt Nam đã thử nghiệm mọi con đường cứu nước, để rồi cuối cùng qua Hồ Chí Minh tìm được con đường đúng đắn nhất. Con đường đó được cả dân tộc Việt Nam ủng hộ và quyết tâm thực hiện đến thắng lợi cuối cùng. Cuộc cách mạng ấy đã lôi kéo cả dân tộc tham gia với khí thế cuồn cuộn “Bất kỳ đàn ông đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…” [44,tr.480-481]
Để rồi sau này, những Nguyễn Cao Kỳ, Dương Văn Minh tìm mọi cách chống lại miền Bắc cộng sản, chống lại Hồ Chí Minh nhưng giờ đây Nguyễn Cao Kỳ lại chính là người lôi cuốn được rất đông đảo Việt kiều đầu tư về nước và mời gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trả lời câu hỏi của báo chí về cảm xúc của ông lần đầu tiên trở lại Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ khẳng định: “Tôi trở về đây với mong muốn trở thành sứ giả cho sự hoà giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc. Ông Kỳ tâm sự: “Còn chút sức lực nào, tôi muốn góp vào việc xây dựng đất nước; trước hết tôi xin tự nguyện làm người quảng bá cho Việt Nam!”. [104]
Có thể thấy rằng ở một thời điểm nào đó đã có những người, đã hiểu đúng và cả những người hiểu không đúng về chiến thắng 1975 của Việt
Nam. Vậy vấn đề thời đại Hồ Chí Minh với họ là thế nào? Có thể thấy rằng dù chống Cộng, dù ghét Việt Minh, ghét chủ nghĩa xã hội nhưng rõ ràng là khái niệm độc lập theo cách Hồ Chí Minh dẫn dắt được đông đảo mọi người chấp nhận.
Hồ Chí Minh đã xử lý rất đúng đắn tất cả các vấn đề đặt ra cho dân tộc, trong quan hệ với quốc tế. Người dân thế giới ủng hộ Việt Nam đâu phải Việt Nam mạnh về quân sự, đâu phải Việt Nam giàu về kinh tế. Người dân khắp năm châu ủng hộ Việt Nam chính là vì Việt Nam đang hiện thực hóa thời đại Hồ Chí Minh trong đời sống của mình.
Như vậy, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho dân tộc theo khuynh hướng ấy. Có thể thấy rằng, thời đại Hồ Chí Minh là của riêng Việt Nam. Ở một khía cạnh nào đó, ở những quốc gia cũng bị thực dân thống trị như Việt Nam, chắc chắn họ cùng tìm thấy ở cách mạng Việt Nam, ở Hồ Chí Minh một lời giải đáp, một bản lĩnh để thúc đẩy họ đứng lên giành độc lập.
Với hiện thực đang diễn ra, với mô hình lý tưởng mà Hồ Chí Minh thiết kế để thực hiện lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước được hưởng độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập có ý nghĩa gì? là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tế đất nước. Tuy nhiên, đó cũng là con đường đầy chông gai, khó khăn và thử thách đòi hỏi mỗi thế hệ người Việt Nam phải có một tầm trí tuệ cao, con tim nhân ái đủ nhạy cảm và ý chí kiên cường để xây dựng cho mình những tiền đề cần thiết vững bước trên lộ trình đó, để đi tiếp con đường mà Hồ Chí Minh đã “thiết kế” và hướng tới đích đã lựa chọn bằng cả lịch sử văn hiến và anh hùng thấm đẫm mồ hôi, cả máu và nước mắt. Để làm được việc đó đòi hỏi sự nỗ lực của từng cá nhân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.