8. Kết cấu của luận văn
2.1. Nội dung kinh tế và chính trị của thời đại Hồ Chí Minh
Thời đại Hồ Chí Minh bắt đầu từ 2/9/1945, về mặt lôgic là chấm dứt thời đại cũ nhưng có thể khẳng định chúng ta chưa có sẵn thời đại Hồ Chí Minh như một hiện thực xã hội mà cả dân tộc mong muốn.
Nội dung kinh tế và chính trị của thời đại này là nội dung mà nhân dân Việt Nam với tư cách là chủ thể lịch sử đang hằng ngày, hằng giờ tạo ra thời đại đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước chứ không phải là cái đã có sẵn.
Nếu sự thống trị của bọn thực dân là nguyên nhân gây ra nạn đói của đồng bào ta như: chính sách “bắt đồng bào chúng ta giảm bớt diện tích cấy lúa để trồng thầu dầu, đay và các thứ cây khác cần thiết cho cuộc chiến tranh của chúng”[44,tr.7] hay “kế hoạch của bọn cầm quyền Pháp với mục đích gây ra nạn đói, để ngăn trở phong trào yêu nước và bắt buộc đồng bào chúng ta phải làm việc như nô lệ”[44,tr.7] thì chính sách của nhà nước mới là phải làm thế nào để họ sống, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhanh chóng đề ra chủ trương tăng gia sản xuất, Nhà nước giúp nông dân bằng đủ mọi cách: giúp mạ, giúp giống, nông cụ, giúp vốn, săn sóc trâu bò để tránh bệnh dịch và hạn chế việc giết thịt trâu bò. “Năm 1946, tuy sau vụ lụt lớn năm 1945, diện tích vụ lúa mùa ở Bắc Bộ đã đạt 890.000 hécta, sản lượng 1.155.000 tấn (so với năm1944 là 832.100 tấn, và với năm 1943 là 952.730 tấn). Diện tích ngô năm 1946, riêng Việt Bắc và liên khu 3 đạt 212.850 hécta, sản lượng 217.020 tấn (so với năm 1939 là năm được mùa nhất trước chiến tranh, diện tích ngô ở miền Bắc mới đạt 119.000 hécta, sản lượng 140.000 tấn). Diện tích khoai năm 1946, riêng Việt Bắc và Liên khu 3 đạt
90.000 hécta (so với 1939: 68.000 hécta, sản lượng 330.000 tấn so với 1939: 156.000 tấn)” [33,tr.48].
Nếu như chính sách ngu dân “là một trong những phương pháp ác độc mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta”[44,tr.8] thì chính sách của nhà nước mới là “mở một chiến dịch chống mù chữ” để phát triển đất nước vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”[95,tr.8]. Để thực hiện điều đó “Chính phủ ra hạn trong một năm tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng” [44,tr.36] “Mỗi nhà là một lớp học. Mỗi đình, mỗi chùa có thể là một trường học”[84,tr.125]
Nếu như trong chế độ phong kiến và thực dân trước đây,“nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tư do dân chủ”[44,tr.8] thì nay nhà nước mới “phải có một hiến pháp dân chủ” do đó phải “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”[44,tr.8].“Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống…” [44,tr.8].
Nếu như chế độ thực dân “hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác”[44,tr.8] thì chúng ta phải giáo dục lại nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính,“làm cho dân tộc chúng ta trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động”[44,tr.8]
Nếu như thực dân phong kiến bóc lột nhân dân bằng thuế thân, thuế chợ thuế đò - “một lối bóc lột vô nhân đạo” thì nhà nước mới “bỏ ngay ba thứ thuế ấy”[44,tr.9]
Nếu như thực dân phong kiến thực hiện chính sách chia rẽ đồng bào Lương, Giáo để dễ thống trị thì nhà nước mới thực hiện chính sách “Lương Giáo đoàn kết”[44,tr.9]
Có thể nhận thấy sự đối lập rất rõ giữa xã hội cũ với xã hội mới, tuy nhiên sự đối lập nho nhỏ ấy chưa đủ sức để khẳng định chúng ta đã có thời đại Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua những yếu tố ấy có thể thấy rằng xã hội mới đang bắt đầu vận động để tạo ra chính bản thân mình.
Dưới chế độ phong kiến người dân Việt Nam được miêu tả một cách thảm hại “Những con người rách mướp, những con người vung cuốc lên với những cánh tay khẳng khiu, với công việc kiệt sức này, chẳng kiếm được bao nhiêu tiền, có cả đàn bà và hàng ngàn trẻ con theo sau, chưa tới 10 tuổi, mặt mũi già sọm dưới tàn bụi than trông như những người 40 tuổi…kiếm lấy 10 đến 15 xu một ngày” [33,tr.16]
Khi thực dân Pháp vào xâm lược Việt Nam“dưới tác động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa do Pháp du nhập vào, nền kinh tế Việt Nam dần dần biến chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp sang một nền kinh tế thuộc địa - tư bản chủ nghĩa…Nền kinh tế hàng hóa đã bắt đầu hình thành và phát triển ở một số khu vực sản xuất…Nhờ có các hoạt động kinh tế với nước ngoài mà lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam đã vượt khỏi biên giới quốc gia để tiếp cận và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới”[31,tr.63]. Tuy nhiên, sự bóc lột của tư bản Pháp với nhân dân Việt Nam khiến người dân Việt Nam bị bần cùng hóa, sống lay lắt, nghèo khổ:
Thân người chẳng khác thân trâu Cái phần no ấm có đâu đến mình”[43,tr.201]
Kinh tế nào, chính trị ấy. Với nền kinh tế tự cung tự cấp, khép kín, chính trị tương ứng với nó là chế độ phong kiến. Với những yếu tố của kinh
tế thị trường, chính trị cũng sẽ không thể là nền chính trị cũ. Diện mạo mới của nền kinh tế Việt Nam tạo tiền đề, nhu cầu cho việc xác lập một thiết chế chính trị, một chế độ chính trị phù hợp để có thể đưa đất nước phát triển sau ngày độc lập.
Con đường cách mạng vô sản trên đất nước ta tiếp tục được hiện thực hóa sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa… Song với xuất phát điểm thấp, hệ tư tưởng phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm ăn sâu, bám rễ một cách thâm căn cố đế, đã trở thành nếp cảm, nếp nghĩ như một thói quen cố hữu của triệu triệu người Việt Nam thì việc xây dựng chế độ mới không thể là dễ dàng, chóng vánh.
Tuy nhiên, với truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, với quyết tâm của nhân dân khi chính họ đã phủ định con đường phong kiến và tư bản chủ nghĩa, cộng với sự hăng hái xây dựng chế dộ mới ở Việt Nam đã khiến thời đại mới ở Việt Nam dần dần được thiết lập.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Bộ máy thống trị cũ đã hủy bỏ nhưng nền nếp dân chủ mới chưa hoàn toàn” [44,tr.165]
Sự ra đời của chế độ xã hội mới là một quá trình. Đó là một quá trình mà trong đó một số phương diện của chế độ xã hội cũ vẫn còn tồn tại và vì thế cuộc đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ vẫn tồn tại diễn ra quyết liệt. Trong cuộc đấu tranh ấy, nếu cái mới có đủ sức mạnh sẽ chiến thắng cái cũ và vì thế tự khẳng định mình thực sự là cái mới.
Thực hiện tổng tuyển cử để xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong hiện thực Việt Nam được thực hiện nhằm mục đích ấy. Đó cũng chính là quá trình phủ định một cách triệt để và toàn diện những đặc trưng bản chất của chế độ thực dân phong kiến: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ
chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu”[44,tr.8]. Chính bản Tuyên ngôn ngày 2/9/1945 đã đặt cơ sở pháp lý cho việc tổ chức một cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội và sự ra đời bản hiến pháp đầu tiên của một nhà nước mới.
Một cuộc bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu lần đầu tiên được diễn ra ở Việt Nam. Ngày bầu cử thành lập Quốc hội của một nhà nước mới là một ngày đánh dấu bước ngoặt lớn “ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ…ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”[44,tr.145]. Thiết lập được một nhà nước hợp hiến, dựa vào hiệu lực của bộ máy nhà nước là một công cụ hữu hiệu chống lại mọi hoạt động phá hoại của kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng. Lá phiếu lúc đó là một vũ khí: “Về mặt quân sự, thì các chiến sỹ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn”[44,tr.145].
Thông qua hai kỳ họp Quốc hội trong năm 1946, mô hình hoạt động Quốc hội đầu tiên cũng được định hình trên những nét cơ bản. “Trong
cuộc toàn quốc đại hội đại biểu này, các đảng phái đều có đại biểu mà đại biểu không đảng phái cũng nhiều, đồng thời phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số cũng đều có đại biểu. Vì thế cho nên các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thành một khối” [44,tr.190].
Một nhà nước thực sự dân chủ là nhà nước đảm bảo trên thực tế quyền tự do, dân chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước và xã hội. Muốn vậy, nhà nước phải thể chế hóa quyền tự do dân chủ của nhân dân trong Hiến pháp, pháp luật, có cơ chế đảm bảo thực hiện những quyền đó trên thực tế.
Bước vào thời đại mới, vai trò của nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất. Khẳng định bản chất của chế độ chính trị dân chủ cộng hòa, ngay trong bản tuyên ngôn 2/9/1945 Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam”[44,tr.3]. Nhà nước không còn là công cụ thống trị nô dịch nhân dân như trong xã hội phong kiến hay tư bản chủ nghĩa nữa. Hồ Chí Minh khẳng định sự thay đổi đó như sau: “Non hai tháng trước đây, trước cuộc khởi nghĩa 19-8-1945, nói tới hai chữ Chính phủ, người ta nghĩ ngay đến một bọn đảng cướp nguy hiểm. Trái lại, ai ai với Chính phủ Nhân dân hiện nay cũng đều có một tình cảm xen lẫn với một tôn kính sâu xa”[44,tr.22-23]. Sở dĩ như vậy vì Chính phủ đó là một bộ phận của một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng khác hoàn toàn với nhà nước trước kia: “Trước kia Việt Nam vẫn có nhà nước và Chính phủ. Song đó là công cụ của đế quốc và phong kiến để áp bức nhân dân…nhà nước cũ nằm trong tay đế quốc và phong kiến. Tính chất của nó là đế quốc và phong kiến, là phản động. Nhà nước ta ngày nay là nằm trong tay nhân dân chống đế quốc và phong kiến. Tính chất của nó là nhân dân, dân chủ, chuyên chính”[46,tr.216,217]
Trong chế độ mới người dân Việt Nam dần dần tiến bộ hơn trong năng lực làm chủ xã hội, bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật với tư cách là những công cụ quyền lực của nhân dân cũng được hoàn thiện dần. Cùng với những bước phát triển về phương diện chính trị, vai trò làm chủ
của nhân dân còn được thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội. Đặc biệt với sự phát triển trong kĩnh vực kinh tế, Hồ Chí Minh chỉ ra “năm loại kinh tế” “A- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân). B- Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội). C- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội). D- Tư bản tư nhân. E- Tư bản Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh)”. “Trong năm loại kinh tế ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa chứ không phải theo hướng chủ nghĩa tư bản” [47,tr.248]
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình, quá trình đó dài hay ngắn, điều đó phụ thuộc vào sự nỗ lực của toàn thể nhân dân: “chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần” [48,tr.226]; “Nói tóm
lại, tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều” [48,tr.228] Xã hội Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là một công trình cải tạo và
xây dựng khổng lồ, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, các quan hệ của đời sống xã hội để đạt đến mục tiêu “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần” cho nhân dân.
Từ sau khi đất nước có được độc lập, xây dựng chế độ mới, Việt Nam còn phải tiếp tục đối đầu với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Thắng lợi của Điện Biên Phủ đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng chúng ta lại đứng trước thử thách to lớn hơn, kẻ thù nguy hiểm hơn là đế quốc Mỹ. Đại thắng mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã đem lại độc lập và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam.
Trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân ta vẫn không ngừng phấn đấu để đạt tới một xã hội mà “mọi người được ăn no, mặc ấm, sung
sướng, tự do”[50,tr.317], “là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng” [50,tr.324] “làm cho dân giàu, nước mạnh” [48, tr.226], “là công bằng hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng, những người già đau yếu hoặc tàn tật sẽ được nhà nước giúp đỡ chăm nom”. Ở mức độ cao hơn nữa, thước đo giá trị đời sống tinh thần là trạng thái dân chủ của xã hội đó. Chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ. Đây là chế độ dân chủ với nhân dân, dân chủ của số đông, nó khác biệt cơ bản về chất với các chế độ dân chủ số ít đã từng tồn tại trong lịch sử như dân chủ chủ nô hay dân chủ tư sản.
Nhìn từ thực tiễn Việt Nam hiện nay, những vấn đề mà Hồ Chí Minh đặt ra từ hàng nửa thế kỷ trước đây vẫn đang được lớp lớp cháu con của Người xây dựng trên hiện thực.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ trong ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng lên 41,1%, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm còn 21,6% và tỷ trọng dịch vụ giữ mức 38,3%.
Để “mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”, “làm cho dân giàu, nước mạnh”, Đảng ta đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị, xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận…Xây dựng cơ cấu kinh tế với tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7-8%/năm.
Xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng gia đình, giữ gìn và phát huy những nét đặc sắc của nông thôn Việt Nam.
Mọi việc đều do dân thực hiện, bắt đầu từ dân, kết cục vì dân. Dân là chủ thể xuyên suốt, là động lực quyết định, là mục tiêu hướng tới của mọi