Kiểm chứng sau bài học “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân:

Một phần của tài liệu giáo án tổng hợp ngữ văn 10 3 (Trang 38 - 39)

- Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài Đây là quan điểm

2. Kiểm chứng sau bài học “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân:

2.1. Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức:

Câu 1: Ý nào sau đây thông tin không chính xác về tác giả Nguyễn Tuân?

a. Sinh năm 1910, trong một gia đình nhà Nho, tại Hà Nội.

b. Ông sáng tác khá sớm nhưng chỉ thực sự nổi tiếng từ năm 1930.

c. Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo, trình độ sử dụng Tiếng Việt điêu luyện.

d. Ông có sở trường về thể loại tuỳ bút.

Câu 2: Ý nào sau đây nói không đúng về tập truyện “Vang bóng một thời”?

a. Gồm 11 truyện, viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng.

b. Nhân vật chính chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa tài hoa, khí tiết, cố giữ thiên lương và sự trong sạch trong tâm hồn giữa buổi giao thời bằng những thú chơi cầu kỳ, tao nhã.

c. Qua tập truyện, tác giả thể hiện niềm trân trọng và nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng.

d. Tác giả còn bộc lộ sự hoà nhập giữa cái “tôi” tài hoa, kiêu bạc với xã hội phàm tục, nhơ bẩn.

Câu 3: Nhà văn không nói đến tài năng nào của Huấn Cao?

a. Tài viết chữ rất nhanh. b. Tài viết chữ rất đẹp. c. Tài ngâm vịnh thơ phú. d. Tài bẻ khóa vượt ngục.

Câu 4: Vì sao ông Huấn lại trở thành tử tù?

a. Vì ông truyền bá thơ văn chống lại triều đình.

b. Vì ông là đại thần của triều đình nhưng không tuân theo lệnh vua. c. Vì ông là thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình.

d. Vì ông có tài nên bị gian thần gièm pha, hãm hại.

Câu 5: Nhà văn không dùng hình ảnh nào để miêu tả tính cách của viên quản

ngục?

a. Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.

b. Cái thuần khiết bị đày vào giữa một đống cặn bã.

c. Một đoá sen thơm tho, tinh khiết bị ném vào vũng bùn nhơ.

d. Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.

Câu 6: Chi tiết nào sau đây không thể hiện hình ảnh một trang anh hùng dũng liệt

nơi Huấn Cao?

a. Huấn Cao lạnh lùng rỗ gông trừ rệp, không thèm chấp lời doạ dẫm của bọn lính áp giải.

b. Suốt nửa tháng trời trong nhà ngục, Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt coi như đó là việc vẫn làm trong lúc sinh bình.

c. Huấn Cao khinh bỉ xua đuổi viên quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ

muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”.

d. Có nhiều đêm, ngoài việc nghĩ đến chí lớn không thành, ông Huấn Cao còn phải bận tâm nghĩ đến sự tươm tất của viên quản ngục.

Câu 7: Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?

a. Vì quản ngục có quyền hành cao nhất trong nhà ngục.

b. Vì Huấn Cao cảm động trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và “sở thích cao

quý” của quản ngục.

c. Vì quản ngục đã đối xử tử tế với Huấn Cao trong suốt thời gian ông bị giam giữ. d. Vì Huấn Cao sắp chết nên không cần phải tiếc con chữ tài hoa của mình nữa.

ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4 5 6 7

Đáp án b d c c c d b

2.2. Câu hỏi ngắn 15 phút: Hoàn cảnh gặp gỡ của Huấn Cao và quản ngục có gì

đặc biệt? Vì sao hai người xa lạ như Huấn Cao và quản ngục lại trở thành tri âm, tri kỷ chỉ trong một thời gian ngắn?

Gợi ý trả lời:

1. Hoàn cảnh gặp gỡ đặc biệt giữa quản ngục và Huấn Cao: hai người gặp nhau tại một nhà ngục nhỏ với hai thân phận trái ngược nhau. Quản ngục với vị thế xã hội là người đứng đầu nhà ngục, tay sai đắc lực của triều đình phong kiến trong khi Huấn Cao là kẻ thù của chế độ phong kiến, là kẻ phản động bị ra lệnh tử hình. Vì vậy, ban đầu họ là kẻ thù của nhau.

2. Hai người trở thành tri âm, tri kỷ của nhau chỉ trong một thời gian ngắn bởi những lý do sau:

- Quản ngục và Huấn Cao đều là những con người yêu và trân trọng cái đẹp, sẵn sàng bảo vệ cái đẹp thoát khỏi nanh vuốt xấu xa của các thế lực thống trị. Hơn nữa, họ đều có tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, tinh tế. Huấn Cao là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp còn quản ngục hiểu cái đẹp và giá trị của cái đẹp do Huấn Cao sáng tạo ra. - Quản ngục và Huấn Cao đều là những con người yêu cái thiện, có thiên lương trong sáng, cao quý. Quản ngục luôn giữ vững thiên lương trong cảnh sống dối trá, tàn nhẫn hằng ngày trong khi Huấn Cao quyết chết để giữ lý tưởng của kẻ sĩ. Hai con người xa lạ đã trở thành tri âm, tri kỷ của nhau bởi họ đều là “những tấm lòng trong thiên hạ”.

2.3. Kết quả:

2.3.1. Phần câu hỏi trắc nghiệm: + 11A1: 29/31 (93.5%) + 11A2: 32/32 (100%) + 11A3: 30/ 31 (96.8%)

2.3.2. Phần câu trả lời 15 phút: cả 3 lớp đều trả lời được xấp xỉ 90%.

Một phần của tài liệu giáo án tổng hợp ngữ văn 10 3 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w