Cảnh cho chữ (cảnh tượng xưa nay chưa từng có đỉnh cao của bút pháp lãng mạn):

Một phần của tài liệu giáo án tổng hợp ngữ văn 10 3 (Trang 33 - 36)

- Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài Đây là quan điểm

4. Cảnh cho chữ (cảnh tượng xưa nay chưa từng có đỉnh cao của bút pháp lãng mạn):

từng có - đỉnh cao của bút pháp lãng mạn):

Cảnh cho chữ được khắc hoạ bằng bút pháp phóng đại và đối lập bao gồm 3 yếu tố chính để tạo nên một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

- Thời gian và không gian cho chữ:

+ Thời gian: đêm khuya

+ Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

-> Thời gian và không gian của buổi cho chữ vừa tối tăm vừa bẩn thỉu gợi lên một thế giới xấu xa, tàn ác không phù hợp với việc cho chữ vốn là một nghi lễ tao nhã, quý phái.

- Người cho chữ:

+ Cổ đeo gông, chân vướng xiềng dậm tô những nét chữ vuông vắn, phóng khoáng trên nền lụa

?GV: Trong cảnh cho chữ, em

phát hiện ra điểm gì khác thường (thời gian và không gian của buổi cho chữ, người cho chữ và người xin chữ)? Từ đó, hãy nêu lên ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân khi miêu tả cảnh cho chữ?

- HS thảo luận, trả lời/ GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

?GV: Với việc khắc hoạ hình

tượng nhân vật độc đáo Huấn Cao và tập trung bút lực miêu tả cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến người đọc suy nghĩ và tình cảm nào của nhà văn?

- HS trả lời/ GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

trắng.

+ Tạo ra nét chữ đen nhánh trên vuông lụa trắng tinh trong ánh đuốc cháy sáng rực, mùi mực thơm toả ra ngào ngạt.

+ Bình tĩnh khuyên nhủ ngục quan muốn giữ lấy thiên lương phải về quê để di dưỡng tinh thần.

-> Tử tù ung dung, tự tại như một tiên ông trong cảnh thân xác bị giam cầm càng làm nổi bật khí chất cao quý vốn có của ông Huấn. Tâm hồn trong sáng của ông Huấn đã cảm hoá được con người lạc lối như quản ngục.

* Người xin chữ:

+ Thư lại tay run run bưng chậu mực.

+ Quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ rồi nghẹn ngào bái lĩnh người tù. -> Người xin chữ ở vị trí người nhận ơn huệ và sự chỉ dạy.

NX: Trong cảnh cho chữ đã có sự đối lập, tương phản rõ nét giữa vị trí, tư thế của người cho chữ và người xin chữ, giữa thời gian và không gian bình thường của nghi lễ cho chữ với hoàn cảnh cho chữ thực tế để nhấn mạnh sự thay đổi ngôi thứ trong nhà ngục và giá trị của nét chữ. Chữ được sinh ra từ mảnh đất chết nhưng nó vẫn tỏ rõ sức mạnh của mình chứng tỏ đây là cái đẹp đích thực. Cùng với đó, tử tù mất hết quyền uy thì thành người phán bảo, kẻ nắm quyền sinh sát là quản ngục thì khúm núm, sợ sệt chịu sự dạy dỗ của tử tù. Chiến thắng thuộc về cái đẹp và thiện căn nơi trái tim con người. Cái thiện, cái đẹp vươn lên đẩy lùi cái ác và bóng tối, cảm hoá con người và đem lại cho con người niềm hi vọng. Qua truyện ngắn, Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin vững chắc vào con người: thiên lương vốn là bản tính tự nhiên của con người nên dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn hướng đến chân, thiện, mĩ.

III. Tổng kết:

Tác giả Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc gặp gỡ kỳ lạ, độc đáo và cảm động: cuộc gặp gỡ giữa

GV: Tổng kết những đặc sắc

về mặt nội dung và nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn.

cái đẹp đích thực và sự trân trọng, nâng niu cái đẹp đích thực. Cái đẹp ấy là kết tinh truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ bất diệt theo thời gian. Cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có làm nổi bật quan điểm thẩm mĩ và lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

2. Nghệ thuật:

- Sử dụng từ ngữ vừa cổ kính vừa hiện đại, chú trọng miêu tả tâm lý nhân vật.

- Câu văn ấn tượng, đầy tính tạo hình, tình huống truyện hấp dẫn, bút pháp lãng mạn độc đáo (thể hiện đỉnh cao ở cảnh cho chữ) kết hợp với hiệu quả của điện ảnh trong miêu tả.

4. Củng cố:

GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học: vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, sự tôn vinh và tự hào trước truyền thống văn hoá cao quý của dân tộc ta, niềm tin vào thiện căn của con người, đặc sắc của bút pháp lãng mạn.

5. Dặn dò:

GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị “Tiết 43 (LV): Luyện tập thao tác lập luận so

sánh”

2.5. Hiệu quả đạt được sau giờ học “Chữ người tử tù”:

2.5.1. Về mặt nội dung: Học sinh hiểu được cái đẹp kết hợp giữa tài năng và nhân cách ở một trí thức chân chính như Huấn Cao, lòng yêu nước thầm kín và lòng tin nơi con người qua một truyền thống văn hoá cao quý của dân tộc ta là nghệ thuật thư pháp.

2.5.2. Về mặt nghệ thuật: Học sinh nắm được những đặc điểm và bút pháp đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn được nhà văn Nguyễn Tuân sử dụng trong tác phẩm: bút pháp phóng đại và đối lập (thể hiện rõ nhất ở cảnh cho chữ). Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn kết hợp những hiểu biết về điện ảnh và thư pháp để tạo ra không khí trang trọng và cổ xưa của một thời vang bóng.

CHƯƠNG IIIKIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI KIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu giáo án tổng hợp ngữ văn 10 3 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w