Thái độ của quản ngục đối với Huấn Cao:

Một phần của tài liệu giáo án tổng hợp ngữ văn 10 3 (Trang 32 - 33)

- Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài Đây là quan điểm

c. Thái độ của quản ngục đối với Huấn Cao:

* Cảnh ngộ của quản ngục:

- Là cai tù của một huyện nhỏ hằng ngày sống giữa gông xiềng và tội ác, chứng kiến thường xuyên sự lừa lọc, giả trá.

- Thường xuyên phải ra lệnh đánh đập, hành hạ tù nhân.

-> Thế giới của cai ngục là thế giới của cái ác, cái xấu, đầy nguy cơ huỷ diệt tất cả những gì tốt đẹp nơi con người. Đây là nơi cặn bã, cội nguồn nảy sinh ra cái ác, cái xấu.

* Tính cách của quản ngục (hoàn toàn vượt lên trên hoàn cảnh):

- Quản ngục luôn day dứt vì chọn nhầm nghề -> nhận thức rõ về hoàn cảnh xã hội thối nát, quản ngục tuy tự do về thể xác nhưng lại bị giam hãm về tinh thần.

- Được đánh giá là một thanh âm trong trẻo - con người thuần khiết giữa một đám cặn bã.

- Có tâm hồn nghệ sĩ, say mê và quý trọng cái đẹp, có sở nguyện cao quý là thú chơi chữ.

- Tính cách dịu dàng, biết trọng người tài: Huấn Cao.

?GV: Theo em, thông qua

nhân vật quản ngục, Nguyễn Tuân thể hiện được quan niệm thẩm mĩ nào của mình về con người?

- HS nhận xét/ GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

?GV: Để khắc hoạ cảnh cho

chữ vẫn được coi là “cảnh

tượng xưa nay chưa từng có”, Nguyễn Tuân chủ yếu

dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

- HS trả lời/ GV bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

- Tiếp đãi chu đáo và biệt đãi Huấn Cao bất chấp án tru di tam tộc đang lơ lửng trên đầu.

- Nhẫn nhịn trước sự khinh bỉ của Huấn Cao. - Khi nghe tin Huấn Cao bị tử hình thì môi tái nhợt chứng tỏ ông rất yêu quý và nuối tiếc ông Huấn.

- Khi nghe Huấn Cao khuyên bảo tận tình nên về quê giữ gìn thiên lương và cho chữ; quản ngục cúi đầu nghẹn ngào “Xin bái lĩnh” -> quản ngục đồng cảm, hiểu tấm lòng của Huấn Cao.

-> Quản ngục tuy sống trong cảnh bùn lầy tội ác nhưng ông là con người cao khiết, bản lĩnh, luôn vượt lên hoàn cảnh, đứng cao hơn hoàn cảnh, là bông sen giữa đầm lầy. Con người biết yêu cái tài, cái đẹp, không tiếc hi sinh tính mạng để bảo vệ cái đẹp, luôn giữ vững thiên lương tốt đẹp trong thế giới vạn ác xứng đáng là tri âm, tri kỷ của Huấn Cao. Từ đây bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân: trong mỗi con người đều ẩn chứa một người nghệ sĩ, đều có thiện căn; có những con người biết vượt lên trên hoàn cảnh vẫn giữ gìn được những gì tốt đẹp nhất trong hoàn cảnh bùn nhơ, xấu xa.

Một phần của tài liệu giáo án tổng hợp ngữ văn 10 3 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w