4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1.1. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến số chồi/cây của cây
hoa hồng lâu năm tuổi
3.1.1. Ảnh hưởng của công thức bón phân đến số chồi/cây của cây hoa hồng lâu năm tuổi hồng lâu năm tuổi
Là loại cây bụi thân gỗ, nên hoa hồng có đầy đủ đặc tính của cây thân gỗ. Chồi đƣợc nảy lên từ các mắt ngủ, nhƣng không phải tất cả đều phát triển thành cành. Năng suất hoa không những phụ thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng mầm ngủ, mà còn phụ thuộc vào khả năng bật mầm trên cây và tỷ lệ mầm hữu hiệu để hình thành nên chồi. Kết quả xác định số chồi trên cây đƣợc trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của công thức bón phân đến số chồi/cây của cây hoa hồng lâu năm tuổi
Công thức Số chồi/cây So sánh với ĐC
(%) Đối chứng (ĐC) (Không bón phân) 39,67 1,53ab 100 Bón lân Bón 1 lần (L1) 29,00 1,00f 73,10 Bón 2 lần (L2) 37,00 2,65a 93,27 Bón 3 lần (L3) 63,67 0,58c 160,50 Bón NPK Bón 1 lần (K1) 40,33 2,08b 101,66 Bón 2 lần (K2) 21,33 1,53e 53,77 Bón 3 lần (K3) 12,00 2,65d 30,25 LSD 3,27
Những chữ cái khác nhau (a, b...) trong cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với = 0,05.
Kết quả bảng 3.1 cho thấy, các công thức bón phân ảnh hƣởng khác nhau đến số chồi/cây:
- Đối với công thức bón phân: các công thức L1, L2 cho số lƣợng chồi ít hơn so với ĐC từ 6,37% đến 26,9%, công thức L3 cho số chồi/cây lớn hơn ĐC 60,50%.
- Đối với công thức bón NPK: ở các công thức K2, K3 cho số/cây ít hơn so với ĐC từ 46,23% đến 69,75%, còn công thức K1 chỉ tƣơng đƣơng ĐC.
Nhƣ vậy, phân Lân kích thích ra chồi nhiều hơn so với NPK. Sở dĩ nhƣ vậy là do phân lân cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non, tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất kích thích đẻ nhánh.
Hình 3.1: Số chồi trên cây L3 và cây K3