Kết quả thực hiện công tác đào tạo tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Giới thiệu chung về tổng công ty hàng hải việt nam p1 (Trang 40 - 43)

III Tàu dầu và các loạ

TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ***

2.2.1. Kết quả thực hiện công tác đào tạo tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Trong những năm qua, nhờ xác định rõ cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

với phương châm “con người chính là chìa khóa của sự thành công” nên công tác

đào tạo sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã đạt được

nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong giai đoạn 2004 – 2008, Tổng công ty đã tiến

hành hơn 200 chương trình đào tạo với chi phí đào tạo vào khoảng trên 40 tỷ đồng. Nhờ vậy mà số lượng và chất lượng của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của

Tổng công ty đã có bước chuyển biến đáng kể.

Bng số 2.7: Số lượng sỹ quan, thuyền viên

được đào tạo giai đoạn 2004 – 2008

Đối tượng được đào tạo

Số lượng được đào tạo

2004 2005 2006 2007 2008

Sỹ quan quản lý 90 142 200 240 271

Sỹ quan vận hành 278 350 418 462 505

Thủy thủ 488 543 613 580 642

Đào tạo ngoại ngữ 88 92 108 121 166

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Từ bảng trên có thể thấy, số lượng sỹ quan, thuyền viên được tham gia vào các

Chuyên đề tốt nghiệp - 43 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ

Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B

40%. Với một lực lượng sỹ quan, thuyền vên tham gia đào tạo tăng lên như vậy đã giúp giảm sự thiếu hụt đội ngũ sỹ quan, thuyền viên cho đội tàu của Tổng công ty,

đặc biệt là đội ngũ sỹ quan quản lý. Trên thực tế, trong những năm trở lại đây,

Tổng công ty thường tạo điều kiện và cử những sỹ quan, thuyền viên đủ điều kiện

tham gia các khóa học và thi cấp chứng chỉ nâng bậc do đó chỉ từ năm 2004 đến năm 2008, số lượng sỹ quan quản lý đã tăng gần 50%, sỹ quan vận hành tăng 32%

(số liệu bảng 2.1). Nhờ vậy, mà những khó khăn về nhân lực của Tổng công ty bước đầu được giải quyết.

Song hành cùng việc tăng số lượng sỹ quan, thuyền viên cho đội tàu thì vấn đề

nâng cao chất lượng đội ngũ này cũng được quan tâm sâu sát. Các sỹ quan,

thuyền viên sau các khóa đào tạo đã những tiến bộ:

- Trình độ chuyên môn của sỹ quan, thuyền viên được tăng lên đáng kể. Sỹ

quan, thuyền viên đã được tiếp xúc với những công nghệ, kỹ thuật mới và đang

dần làm chủ và vận hành những con tàu hiện đại. Thêm vào đó, công tác đào tạo

cũng đã giúp sỹ quan, thuyền viên chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn trong công

việc, năng suất và hiệu quả công việc nhờ đó cũng tăng lên. Những con tàu của

Tổng công ty được điều khiển một cách an toàn, những sự cố có xu hướng giảm

xuống. Thực tế cho thấy, so với khoảng năm 2004, số vụ tổn thất và hỏng hóc

trang thiết bị lớn đã giảm xấp xỉ 20% (theo số liệu từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam). Điều này đã góp phần nâng cao uy tín của Tổng công tin, tạo ra lòng tin

cho khách hàng và đem lại nguồn doanh thu lớn cho Tổng công ty.

- Trình độ ngoại ngữ của sỹ quan, thuyền viên cũng đã dần được cải thiện, đặc

biệt là từ khi thực hiện chương trình đào tạo VSUP (chương trình đào tạo ngoại

ngữ phối hợp với Công đoàn thủy thủ Nhật Bản). Từ con số chỉ có hơn 8% sỹ

quan, thuyền viên có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ thời điểm trước năm

2004, con số này hiện nay đã lên tới khoảng 20% và sẽ tiếp tục tăng lên do hiện

nay Tổng công ty đang chú trọng đến công tác tăng cường ngoại ngữ cho sỹ

Chuyên đề tốt nghiệp - 44 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ

Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B

- Sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty cũng đã hiểu biết nhiều hơn về pháp

luật và các kiến thức về an toàn hàng hải thông qua hàng loạt các buổi thảo luận,

bài giảng, các lớp học ngắn ngày. Các thông tin mới cũng đã được họ cập nhật hơn để phục vụ cho nghề nghiệp và công việc.

- Ý thức kỷ luật, thái độ làm việc của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trong toàn Tổng công ty cũng đã có những chuyển biên. Sỹ quan, thuyền viên đã được giáo

dục ý thức, đạo đức nghề nghiệp. Số vụ gây gổ, vi phạm ý thức kỷ luật giảm

xuống. Sỹ quan, thuyền viên cũng đã gắn bó với nghề nghiệp của mình hơn tuy

nhiên do nghề đi biển vất vả nên số lượng sỹ quan, thuyền viên bỏ việc vẫn ở

mức tương đối cao, xấp xỉ, có những năm tỉ lệ sỹ quan, thuyền viên bỏ việc lên tới xấp xỉ 10%.

Sốlượng và chất lượng đội ngũ sỹ quan, thuyền viên không ngừng được tăng lên

qua các chương trình đào tạo không những giải quyết khó khăn về nguồn nhân

lực cho đội tàu của Tổng công ty, là động lực để Tổng công ty đạt được con số

145 tàu với tổng trọng tải 2,5 triệu DWT vào cuối năm 2008 mà còn thúc đẩy

hoạt động xuất khẩu thuyền viên cho các đội tàu lớn trên thế giới.

Bảng 2.8: Số lượng và doanh thu từ hoạt động

xuất khẩu thuyền viên giai đoạn 2004 - 2008

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Số lượng (người) 1.089 1.045 1.006 998 830

Doanh thu (USD) 8.127.759 8.360.650 11.371.036 8.087.401 7.231.005

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2006, số lượng thuyền viên xuất

khẩu của Tổng công ty luôn đạt trên 1000 người và doanh thu năm 2006 đạt

trên 11 triệu USD. Từ sau năm 2006 cho đến nay tuy số lượng này có xu hướng

giảm xuống nhưnghàng năm vẫn đóng góp hàng triệu đô la vào doanh thu của

Chuyên đề tốt nghiệp - 45 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ

Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B

Với những kết quả đạt được ở trên có thể thấy công tác đào tạo sỹ quan, thuyền

viên của Tổng công ty đang đi đúng hướng. Tuy nhiên trong tương lai với việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư, phát triển đội tàu để tăng năng lực vận tải, thêm vào

đó là tăng cường hoạt động xuất khẩu thuyền viên thì một yêu cầu bắt buộc là Tổng công ty phải tiếp tục hoàn thiện công tác đào tạo để đội ngũ sỹ quan,

thuyền viên sẽ phát triển cả về chất và lượng.

Một phần của tài liệu Giới thiệu chung về tổng công ty hàng hải việt nam p1 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)