Đánh giá theo chất lượng

Một phần của tài liệu Giới thiệu chung về tổng công ty hàng hải việt nam p1 (Trang 35 - 40)

III Tàu dầu và các loạ

2.1.2.Đánh giá theo chất lượng

TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ***

2.1.2.Đánh giá theo chất lượng

Có một thực tế về đội ngũ sỹ quan, thuyền viên mà Tổng công ty Hàng hải

Việt Nam và các đơn vị thành viên phải chấp nhận đó là đội ngũ sỹ quan,

thuyền viên hiện nay của Tổng công ty không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng.

Chuyên đề tốt nghiệp - 38 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ

Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B

Về trình độ chuyên môn: trong những năm qua, dù không ngừng đẩy mạnh

hoạt động đào tạo và bản thân những sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty đều đã trải qua đào tạo cơ bản, có kiến thức với 37,99% số lượng sỹ quan,

thuyền viên có trình độ cao đẳng và đại học; 53,9% có trình độ trung cấp và

8,21% được đào tạo dạy nghề nhưng nhìn chung trình độ chuyên môn cũng như các kiến thức, kỹ năng của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên vẫn còn rất kém.

Bảng số 2.3: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty

Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạonăm 2008

Đối tượng Đại học, Cao đẳng Trung cấp Đào tạo dạy nghề Tổng

Sỹ quan quản lý 1.096 0 0 1.096

Sỹ quan vận hành 899 697 0 1.596

Thủy thủ 504 2.858 542 3.904

Tổng 2.499 3.555 542 6.596

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Bảng số 2.4: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo trình độ đào tạo (%)

Đối tượng Đại học, Cao đẳng Trung cấp Đào tạo dạy nghề Tổng

Sỹ quan quản lý 16,62 0 0 16,62

Sỹ quan vận hành 13,63 10,57 0 24,20

Thủy thủ 7,64 43,33 8,21 59,18

Tổng 37,89 53,90 8,21 100

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty có khả năng tiếp thu nhanh, ham học

hỏi, chủ động, sáng tạo trong công việc, chịu khó trau dồi tuy nhiên do được đào tạo nặng về lý thuyết nên rất yếu trong khâu thực hành dẫn đến việc khi chạm phải vấn đề thực tế vẫn chưa có được độ linh hoạt cần thiết. Thêm vào

Chuyên đề tốt nghiệp - 39 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ

Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B

đó, hiện nay những kỹ thuật được ứng dụng trong ngành hàng hải ngày càng tiên tiến và thay đổi nhanh chóng nhưng đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của

Tổng công ty chưa chủ động, vẫn còn chậm trong việc cập nhật thông tin nên khi có cơ hội sử dụng, vận hành những kỹ thuật mới thì thường xuất hiện thái độ lúng túng. Điều này dẫn đến khi mua một con tàu mới hiện đại Tổng công ty thường phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để thuê thuyền trưởng là

người nước ngoài vừa điều khiển tàu, vừa hướng dẫn cho các sỹ quan, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuyền viên Việt Nam làm quen với tàu. Có thể nói, nếu so sánh về trình độ

chuyên môn thì hiện nay sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải

Việt Nam còn ở một khoảng cách khá xa so với sỹ quan, thuyền viên của các

hãng vận tải biển trong khu vực và trên thế giới.

Về kinh nghiệm: trên thực tế độ tuổi trung bình hiện nay của đội ngũ sỹ quan,

thuyền viên của Tổng công ty là trên 40 tuổi, một độ tuổi khá cao. Tuy nhiên, với

mức tuổi trung bình như vậy thì đa phần sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty đều là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc đi biển. Đặc biệt với đội

ngũ sỹ quan quản lý chỉ có 1,89% sỹ quan quản lý trên tổng số sỹ quan, thuyền

viên của toàn Tổng công ty ở độ tuổi dưới 35, chủ yếu là máy trưởng và máy 2.

Được đánh giá là có nhiều kinh nghiệm và những kinh nghiệm rất phong phú,

điều này giúp đỡ nhiều cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty trong việc bình tĩnh, đưa ra những quyết định chính xác khi di chuyển trên biển nhất là khi có sự cố hay thiên tai xảy ra. Như gần đây, khi tàu M/V Diamond Shipping thuộc sở hữu của hãng tàu Falcon Shipping trực thuộc Tổng công ty

Hàng hải Việt Nam gặp hải tặc trên vùng biển Yemen nhờ thủy thủ đoàn cảnh

giác, bình tĩnh, nhanh trí xử lý tình huống, kịp thời phát tín hiệu cầu cứu nên

tàu đã thoát nạn.

Tuy nhiên, song hành cùng việc có nhiều kinh nghiệm thì có vẻ như đội ngũ

sỹ quan, thuyền viên Việt Nam tuổi cao của Tổng công ty tính năng động rất

Chuyên đề tốt nghiệp - 40 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ

Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B

sức khỏe tốt, năng động hơn nhưng do ít kinh nghiệm nên thường không được giao đảm nhận các chức vụ quan trọng như thuyền trưởng hay đại phó...

Bảng số 2.5: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo độ tuổi năm 2008

Đối tượng Độ tuổi Sỹ quan quản lý SQ. Vận hành Thợ máy Thủy thủ Tổng TT Phó I MT M. 2 SQ boong SQ máy Dưới 35 tuổi 0 0 28 97 287 267 400 792 1.739 Từ 35 – 45 tuổi 67 110 85 138 387 383 699 1.108 3.109 Trên 45 tuổi 164 180 115 112 120 152 321 584 1.748 Tổng 231 290 228 347 794 802 1.420 2.484 6.596

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Bảng số 2.6: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên tại

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân theo độ tuổi năm 2008 (%)

Đối tượng Độ tuổi Sỹ quan quản lý SQ. Vận hành Thợ máy Thủy thủ Tổng TT Phó I MT M. 2 SQ boong SQ máy Dưới 35 tuổi 0 0 0,42 1,47 4,35 4,05 6,06 12,00 28,35 Từ 35 – 45 tuổi 1,02 1,67 1,29 2,09 5,87 5,81 10,60 16,80 45,15 Trên 45 tuổi 2,48 2,73 1,75 1,70 1,82 2,30 4,87 8,85 26,50 Tổng 3,50 4,40 3,46 5,26 12,04 12,16 21,53 37,65 100

(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)

Về trình độ ngoại ngữ: khả năng ngoại ngữ của sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty còn rất kém. Tính chung toàn bộ số sỹ quan, thuyền viên của Tổng công

ty thì số người có thể giao tiếp thành thạo bằng một ngôn ngữ khác (chủ yếu là Tiếng Anh) chỉ chiếm khoảng trên dưới 20%. Đây là một bất lợi lớn khi mà

Chuyên đề tốt nghiệp - 41 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B

Tổng công ty đang từng nước thâm nhập và khẳng định mình ở thị trường quốc

tế. Mặt khác, nếu thiếu ngoại ngữ thì đội ngũ sỹ quan, thuyền viên cũng sẽ gặp

rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nhanh chóng và chính xác với những tài liệu chuyên môn hay các quy ước hàng hải mới và làm việc trên các tàu di chuyển trên các tuyến quốc tế hay các thuyền bộ đa quốc tịch.

Về ý thức: ý thức của một bộ phận sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty hiện

nay còn yếu, chưa có tác phong công nghiệp, làm việc thiếu nhiệt tình và hay có

thái độ ỷ lại, chưa ý thức được quan niệm “đi làm thuê” và thường xuyên gây ra các vụ vi phạm kỷ luật. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do tình trạng

thiếu hụt đội ngũ sỹ quan, thuyền viên. Một vài người khi thấy tình trạng thiếu

hụt đã lập tức đưa ra các đòi hỏi, gây áp lực thậm chí tự do vi phạm kỷ luật vì họ

cho rằng với tình trạng thiếu hut họ sẽ không thể bị đuổi việc hoặc phạt nặng. Trong trường hợp bị phạt thôi việc họ vẫn có thể có thể dễ dàng kiếm được công

việc tại một công ty khác. Chính điều này đã tạo nên tâm lý coi thường kỷ luật

của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty dẫn đến những hậu quả rất

xấu. Ví dụ như năm 2004, số thuyền viên xuất khẩu về nước trước thời hạn hợp đồng của Tổng công ty là 64 người thì có tới 25% là do vi phạm ý thức kỷ luật lao động.

Về sự hiểu biết các kiến thức và luật pháp hàng hải: sự hiểu biết về luật pháp

hàng hải trong nước và quốc tế và các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp đội ngũ

sỹ quan, thuyền viên trong Tổng công ty còn rất nhiều hạn chế. Theo điều tra tiến

hành trong Tổng công ty vẫn có khoảng gần 20% sỹ quan, thuyền viên chưa nắm

rõ hoặc không nắm được các quy định và kiến thức của ngành hàng hải. Trên thực tế, con số này có thể còn cao hơn.

Như vậy, có thể thấy đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt

Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề cả về mặt số lượng và chất lượng. Để giải quyết sự

thiếu hụt sỹ quan, thuyền viên về mặt số lượng và nâng cao năng lực, trình độ về

Chuyên đề tốt nghiệp - 42 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ

Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B

hoàn thiện công tác đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền

viên phù hợp với các kế hoạch phát triển của Tổng công ty, tập trung đào tạo đồng

bộ và toàn diện cho tất cả các chức danh từ thuyền trưởng, đại phó cho đến thủy thủ

về tất cả các mặt từ chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ cho đến pháp luật và các kiến

thức xã hội liên quan.

Một phần của tài liệu Giới thiệu chung về tổng công ty hàng hải việt nam p1 (Trang 35 - 40)