III Tàu dầu và các loạ
TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM ***
2.1.1. Đánh giá theo số lượng
Số lượng sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam không
ngừng tăng qua các năm với mức tăng bình quân trong giai đoạn 2004 – 2008 là khoảng 7,15%.
Bảng số 2.1: Số lượng sỹ quan, thuyền viên tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai doạn 2004 - 2008
Năm Chức vụ 2004 2005 2006 2007 2008 Sỹ quan quản lý Thuyền trưởng 190 202 210 220 231 Phó I 199 232 249 265 290 Máy trưởng 169 181 200 215 228 Máy 2 173 216 252 301 347 Sỹ quan vận hành Sỹ quan boong 540 604 667 737 794 Sỹ quan máy 547 610 693 789 802 Thợ thủy 1.307 1.326 1.365 1.388 1.420 Thủy thủ 1.780 1.870 2.020 2.272 2.484 Tổng 4.905 5.241 5.656 6.187 6.596
Chuyên đề tốt nghiệp - 36 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
Bảng số 2.2: Cơ cấu sỹ quan, thuyền viên
tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai doạn 2004 – 2008 (%)
Năm Chức vụ 2004 2005 2006 2007 2008 Sỹ quan quản lý Thuyền trưởng 3,87 3,85 3,71 3,56 3,50 Phó I 4,05 4,43 4,40 4,28 4,40 Máy trưởng 3,45 3,45 3,54 3,48 3,46 Máy 2 3,53 4,12 4,46 4,88 5,26 Sỹ quan vận hành Sỹ quan boong 11,01 11,52 11,79 11,91 12,04 Sỹ quan máy 11,15 11,64 12,25 12,75 12,16 Thợ thủy 26,65 25,30 24,13 22,43 21,53 Thủy thủ 36,29 35,69 35,72 36,71 37,65 Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam)
Nếu như tại thời điểm năm 2004 số lượng sỹ quan, thuyền viên mới chỉ đạt 4.905 người thì đến năm 2008 tức là sau 5 năm con số này đã lên tới 6.596 người, tức là tăng 25,64% so với năm 2004.
Dù số lượng sỹ quan, thuyền viên qua các năm đều tăng như vậy nhưng với xu hướng
mở rộng đầu tư tàu để nâng cao năng lực vận tải đường biển và đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu thuyền viên cho các đội tàu trên thế giới thì số lượng sỹ quan, thuyền viên
tăng lên đó không thấm tháp vào đâu. Thực tế, hiện nay số lượng sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty mới chỉ đáp ứng được vào khoảng 75% nhu cầu và tình trạng thiếu
hụt sỹ quan, thuyền viên đang là một vấn đề nhức nhối.
Tình trạng thiếu hụt sỹ quan, thuyền viên đặc biệt xảy ra trầm trọng đối với đội
ngũ sỹ quan quản lý. Số lượng sỹ quan quản lý thường chỉ chiếm khoảng 15%
tổng số sỹ quan, thuyền viên của Tổng công ty. Có rất nhiều nguyên nhân để
Chuyên đề tốt nghiệp - 37 - GVHD: Thạc sĩ Nguyễn Thu Thuỷ
Sinh viên:Phan Thu Hương Lớp: Quản trị lớp quản trị kinh doanh tổng hợp 47B
việc số lượng sỹ quan quản lý đảm nhận các chức vụ như thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy 2 tăng không nhiều thậm chí nếu xét về tỷ lệ thì tỷ lệ
thuyền trưởng/tổng số thuyền viên còn có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn
2004 – 2008, đối với các chức vụ sỹ quan quản lý khác tỷ lệ có tăng nhưng mức tăng cũng không đáng kể.
Số lượng tăng lên đã ít, hàng năm Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn phải đối mặt với vấn đề nhiều sỹ quan, thuyền viên bị thu hút bởi các chủ tàu khác hoặc
do không chịu được áp lực và sự vất vả của công việc đi biển nên đã chuyển sang
làm các công việc không thuộc lĩnh vực hàng hải hoặc chuyển lên làm việc trên bờ
khiến cho số lượng sỹ quan, thuyền viên đã thiếu lại càng thiếu hơn.
Trong thời gian tới, để thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động vận tải hàng hóa
đường biển, đẩy mạnh đầu tư tàu như kế hoạch đã đặt ra và đạt được mục tiêu xuất khẩu 2000 thuyền viên cho các đội tàu quốc tếvào năm 2010, Tổng công ty
sẽ phải thực hiện các chính sách và biện pháp nhằm tăng thêm số lượng sỹ quan,
thuyền viên của mình, đặc biệt là đội ngũ sỹ quan quản lý. Để làm được điều này, bên cạnh những đãi ngộ về lương, thưởng, điều kiện làm việc... để thu hút và giữ
chân sỹ quan, thuyền viên có chuyên môn và kinh nghiệm thì Tổng công ty cùng
các đơn vị thành viên cũng cần phải lên kế hoạch đẩy mạnh hoạt động đào tạo để bổ
sung kịp thời các vị trí thiếu hụt nhất là với các vị trí quan trọng như sỹ quan quản
lý. Tuy nhiên, việc đào tạo nâng cấp và bổ sung sỹ quan, thuyền viên cần phải được
xem xét một cách hợp lý, không thể vì thấy thiếu hụt mà lại nâng cấp quá nhanh số lượng sỹ quan, thuyền viên đặc biệt là sỹ quan quản lý vì điều này có thể dẫn đến nguy cơ đào tạo ồ ạt mà bỏ quên mất chất lượng.