Thẩm định nguồn cung đầu vào của dự án

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG và CÔNG tác THẨM ĐỊNH các dự án đầu tư p1 (Trang 47 - 50)

Xác định nguồn cung các nguyên vật liệu đầu vào, với ngành dệt thì nguyên vật liệu chính là các loại sợi bông thiên nhiên, sợi tổng hợp, và chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi thẩm định cần đánh giá các nội dung chủ yếu sau:

+ Đánh giá sự sẵn có của các nguyên vật liệu phục vụ cho dự án:

Hoạt động của doanh nghiệp cần những loại nguyên liệu nào? Dự báo sự thay đổi về giá cả, về chất lượng hay sự khan hiếm nguyên vật liệu có thể gặp phải.

Chi phí cho nguyên vật liệu có hợp lý hay không? Mức độ sẵn có của nguyên liệu như thế nào? Doanh nghiệp có phương án thay thế nguyên liệu không? Lượng nguyên liệu tồn kho tối đa và tối thiểu là bao nhiêu? Phương thức vận chuyển, phương thức giao hàng được tiến hành như thế nào?

Ngoài nguyên vật liệu chính thì cũng cần xem xét đến nhu cầu sử dụng và cung cấp điện nước, nhiên liệu của dự án vì đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án.

+ Đánh giá nhà cung cấp nguyên liệu : Đánh giá mức độ tin cậy, sự tín nhiệm của nhà cung cấp nguyên liệu, tính ổn định về giá cả và sự đảm bảo về chất lượng của nguyên vật liệu.

+ Thẩm định địa điểm mà dự án sẽ được triển khai xem có phù hợp, có thuận tiện cho việc nhập các nguyên liệu đầu vào hay có gần nguồn nguyên liệu hay

không? Tiến hành phân tích đánh giá các các giải pháp xây dựng như: giải pháp về mặt bằng, giải pháp kết cấu, giải pháp kiến trúc và giải pháp về công nghệ và tổ chức xây dựng căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của loại dự án, nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật.

- Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường:

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ( Chất thải, tiếng ồn…) + Đánh giá các biện pháp bảo về môi trường

Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án

Đây là công tác quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng vì ngân hàng chỉ cho dự án vay vốn dự án có tính khả thi và đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định tiến hành theo các nội dung sau:

- Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn xem lượng vốn như vậy có hợp lý không? Có gây lãng phí vốn đầu tư hay không?

+ Vốn đầu tư thiết bị: Kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao?

+ Chi phí quản lý và các loại chi phí khác

+ Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công có hợp lý không? + Nhu cầu vốn lưu động ban đầu?

Từ đó đánh giá nhu cầu đầu tư theo dự án, nhu cầu này phải được tính dựa trên tổng hợp các khoản chi phí về xây dựng, giải phóng mặt bằng, mua và lắp đặt thiết bị … và các tài sản lưu động cần thiết để bắt đầu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án

Thẩm định tính cân đối giữa nguồn vốn tự có của chủ đầu tư với nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng hay vốn được tài trợ, vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn khác.

- Việc thẩm định các nội dung này cần làm rõ mức vốn đầu tư cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó.

Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án: Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra tính toán lại dòng tiền của dự án qua các năm sau đó sẽ đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính. Các chỉ tiêu được sử dụng phổ biến là:

+ Giá trị hiện tại ròng ( NPV ) = Giá trị hiện tại dòng thu – Giá trị hiện tại dòng chi

Ưu điểm của công cụ này là tính đến giá trị thời gian của tiền và quy mô dự án. Nó cho biết quy mô tiền lãi có thể thu được từ dự án. NPV là một tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của đồng tiền, tính đầu đủ của mọi khoản thu và chi trong cả thời kì hoạt động hoặc phân tích dự án. Vì vậy, NPV là tiêu chuẩn để xác định dự án có thể đạt tổng lợi ích lớn nhất với những nguồn vốn hạn định

Tuy nhiên NPV cũng có một số các nhược điểm nhất định. Thứ nhất, chỉ tiêu này phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu được chọn. Tỷ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định chính xác tỉ suất này là rất khó, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. Thứ hai, khi sử dụng công cụ này khá phức tạp, đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập đến hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng. Thứ ba, NPV là chỉ tiêu tuyệt đối nên dùng phương pháp này mới chỉ dừng lại ở mức lãi lỗ thực của dự án mà nó chưa cho biết tỉ lệ lãi đó trên số vốn đầu tư như thế nào.

+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): IRR là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó là giá trị hiện tại thuần NPV bằng 0.

Công thức tính:

Trong đó: i1: tỉ suất chiết khấu thấp hơn, NPV(i1)>0 i2: tỉ suất chiết khấu cao hơn, NPV(i2)<0 NPV(i1) : giá trị hiện tại ứng với i1 NPV(i2) : giá trị hiện tại ứng với i2

Như đã nói ở trên, tỷ suất chiết khấu ảnh hưởng rất lớn đến việc tính toán chỉ tiêu NPV nên để khắc phục nhược điểm này người ta sử dụng công cụ IRR. Về ý nghĩa kinh tế: khi NPV=0 tức là toàn bộ số tiền vốn bỏ ra đã được hiệu quả bằng toàn bộ só tiền thu nhập hoàn vốn hàng năm đã được hiện giá của dự án trong toàn bộ thời gian hoạt động. Chỉ tiêu NPV cho phép các nhà phân tích nhìn thấy với tỉ suất chiết khấu nào thì dự án hoàn vốn.

Ưu điểm đặc thù của phương pháp này là: nó cho thấy mức độ lãi suất mà dự án có thể đạt được. Qua đó cho phép xác định mức lãi suất tính toán tối đa mà dự án có thể chịu đựng được.

Nhược điểm của phương pháp này là nó rất phức tạp, việc áp dụng nó có thể không chắc chắn nếu tồn tại các khoản cân băng thu chi thực âm đáng kể khi có đầu tư thay thế lớn. Hơn nữa, việc áp dụng IRR có thể dẫn đến việc ra quyết định không chính xác khi lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau như những dự án có IRR thấp nhưng NPV lại cao.

+ Thời gian thu hồi vốn (T): Chỉ tiêu này sẽ căn cứ vào dòng tiền dự kiến để xác định thời điểm hòa vốn của dự án. Chỉ tiêu này tương đối đơn giản và cho cán bộ thẩm định thấy thời gian thu hồi vốn của dự án là nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với những dự án có nhiều rủi ro và khan hiếm vốn bởi vì nó thể hiện được một mức độ nhất định những quan điểm thu hồi vốn đầu tư trong một thời gian ngắn hơn thì tốt hơn. Nhược điểm là nếu sử dụng chỉ tiêu này sẽ không quan tâm đến những năm cuối đời của dự án có thu được lãi hay không.

+ Tỷ số lợi ích/ chi phí (B/C): đây là thước đo hiệu quả trong tính toán và đánh giá hiệu quả dự án.

Công thức tính:

Trong đó: Bt: Lợi ích trong năm t (thu nhập năm t) Ct: Chi phí trong năm t

in: lãi suất tính toán

n: năm cuối cùng của dự án

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG và CÔNG tác THẨM ĐỊNH các dự án đầu tư p1 (Trang 47 - 50)