I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN DỆT MAY VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN D ỆT MAY TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG
1. Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại Chi nhánh Thăng Long
3.1.2. Thẩm định hồ sơ pháp lý,năng lực pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng
Cán bộ tín dụng sẽ tiến những thông chung nhất về khách hàng nhằm mục đích có thể đưa ra được một nhận xét khái quát nhất về doanh nghiệp vay vốn. Những thông tin cần tìm hiểu trong khâu này bao gồm:
- Tên doanh nghiệp?
- Địa chỉ kinh doanh, giao dịch, trụ sở chính? - Người đại diện chính thức, hợp pháp? - Loại hình công ty?
- Loại hình kinh doanh? Mặt hàng kinh doanh hay sản phẩm chính? - Khía cạnh chính trị xã hội đằng sau loại hình kinh doanh này(nếu có)? - Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay của doanh nghiêp?Tốt hay xấu? Có lợi nhuận hay thua lỗ?...
3.1.2. Thẩm định hồ sơ pháp lý,năng lực pháp lý và năng lực tài chính của khách hàng khách hàng
Để có thể vay vốn của ngân hàng, khách hàng cần cung cấp cho ngân hàng hồ sơ pháp lý và hồ sơ về năng lực tài chính của khách hàng.
Hồ sơ pháp lý của khách hàng thể hiện rõ qua tư cách pháp nhân của chủ đầu tư và được xem xét trên các khía cạnh sau:
- Tên doanh nghiệp, địa chỉ giao dịch, địa chỉ đăng ký, số điện thoại, số fax, vốn điều lệ, mã số thuế, tài khoản giao dịch…
- Quyết định thành lập của doanh nghiệp dệt may, giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT, kế toán trưởng.
- Năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp quản lý ra sao, trình độ của ban lãnh đạo như thế nào?Uy tín của đội ngũ cán bộ?
- Vị thế của doanh nghiệp trên thương trường?
- Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp dệt may - Uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ về năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định đến việc doanh nghiệp có được chấp thuận cho vay vốn hay không vì một doanh nghiệp sẽ có khả năng chi trả tốt nếu như doanh nghiệp đó có khả năng tài chính vững mạnh
- Năng lực tài chính thể hiện khả năng nguồn vốn tự có , điều kiện thế chấp khi vay vốn…Đây là nội dung đầu tiên được xem xét khi thẩm định dự án, nếu coi nhẹ hoặc bỏ qua nội dung này sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện dự án. Đã có những dự án phải ngừng hoạt động khi chưa hết thời hạn do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh.Vị thế của doanh nghiệp sẽ được cán bộ thẩm định xem xét đánh giá dựa vào bảng so sánh chỉ tiêu trung bình ngành về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Phân tích năng lực tài chính của khách hàng .
- Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính. Cần kiểm tra kỹ lưỡng các báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi đi vào phân tích chúng tránh trường hợp thông tin sai lệch phản ánh không chính xác tình hình thức tế của khách hàng. Vì nhiều khi để có thể vay vốn khách hàng sẽ cố tình cung cấp các thông tin không trung thực, không chính xác.
- Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và khả năng hoạt động của khách hàng.
Cán bộ tín dụng cần tìm hiểu các thông tin sau : Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp, thị phần của sản phẩm và của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ cạnh tranh của sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh, các khách hàng chính…
Khả năng tài chính của khách hàng thể hiện trên khả năng về nguồn vốn, tài sản đảm bảo vay để đảm bảo khách hàng có đủ khả năng chi trả các khoản nợ vay. Hồ sơ tài chính của khách hàng bao gồm: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 3 năm gần nhất, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh…
Sau khi có đầy đủ các thông tin trên, cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ tiến hành tính toán lại và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thường được sử dụng là:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Nếu <1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp
Nếu > 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt
Nếu chỉ tiêu này quá cao, nguồn vốn quá nhàn rồi, khả năng sinh lời thấp, các khoản phải thu nhiều.
- Hệ số thanh toán nhanh = ( Tài sản lưu động – Dự trữ ) / Nợ ngắn hạn Nếu hệ số này quá thấp, mức dự trữ khá cao nhưng mức tăng vẫn chậm hơn mức độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp trở nên yếu đi.
- Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản
Hệ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn, lại là nguồn vốn không phải hoàn trả, điều đó có nghĩa khảnăng tài chính của công ty càng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này càng cao thì có 1 khả năng lớn là công ty đang không thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý hoặc cũng có thể dòng tiền của nó sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay.
- Hệ số tài sản cốđịnh = Tài sản cốđịnh / Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này càng nhỏ thì càng an toàn. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp nắm giữ nhiều tài sản như chứng khoán có khả năng chuyển đổi thì tỷ số này có thể thấp nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
- Hệ số tự chủ tài chính = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn
Tỷ số này cao cho thấy năng lực của doanh nghiệp cao và ngược lại. Ngân hàng muốn tỷ lệ này cao để có thể đảm bảo an toàn vốn vay nhưng doanh nghiệp lại muốn nâng tye lệ vốn vay tức giảm tỷ số này nhằm đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là cao nhất.
Phân tích mối quan hệ các mối quan hệ của doanh nghiệp
Cần xem xét về quan hệ của khách hàng với ngân hàng cả trong quá khứ và hiện tại.
- Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng đã lâu chưa? Mức độ tín nhiệm ra sao? Sự thanh toán các khoản nợ vay trước đó? Các khoản nợ khó đòi? Mức dư nợ.
- Với các tổ chức tín dụng khác: Mục đích vay vốn,dư nợ tín dụng, mức độ hoàn trả nợ vay…
Phải đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra được đánh giá tổng quát và khách quan về khách hàng: Mức độ tăng giảm các khoản phải thu so với nguồn vốn như thế nào? Các khoản phải trả đã quá hạn chưa? Vòng quay hàng tồn kho nhanh hay chậm, khả năng tài chính của công ty có ảnh hưởng xấu đến khoản vốn vay ngân hàng hay không .