Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG và CÔNG tác THẨM ĐỊNH các dự án đầu tư p1 (Trang 26 - 29)

I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN DỆT MAY VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN D ỆT MAY TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG

1. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam

Dệt may là một trong những ngành có thế mạnh xuất khẩu lớn của Việt Nam, năm 2007 lần đầu tiên Việt Nam đã lọt vào top 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Ngành dệt may hiện nay đã phát triển thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng, lã mũi xuất khẩu chủ lực giúp giải quyết công ăn việc làm cho nghiều lao động và thu ngoại tệ cho đất nước.

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam được coi là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Hàng dệt may của Việt Nam cũng có những ưu thế riêng trên thịtrường quốc tế.

Bảng 2.1 :Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thế giới năm 2008

Thế giới 2.69%

Mỹ 5.4%

EU 1.0%

Canada 3.0%

Nguồn : tập đoàn dệt may Việt Nam

Với những lợi thế riêng như vốn đầu tư không lớn , thời gian thu hồi vốn nhanh , thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều

thách thức lớn , phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakixtan, Hàn Quốc…Đặc biệt từ 1/1/2006 thuế nhập khẩu hàng dệt may từ các nước vào Việt Nam giảm từ xuống còn tối đa 5% nên tính cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may càng trở nên khốc liệt .

Hiện nay Việt Nam có trên 2000 doanh nghiệp dệt may tạo việc làm cho trên 3 triệu lao động chiếm trên 30% tổng số lao động làm việc trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 20% nhung nhìn chung quy mô còn nhỏ , thiết bị và công nghệ khâu kéo sợi và dệt vải còn lạc hậu không cung cấp được vải cho khâu may xuất khẩu. Những năm qua tuy có nhập bổ sung thay thế trên 2000 máy móc thiết bị dệt không thoi hiện đại nhưng để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy là 2500 máy thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 25% công suất dệt.

Theo Bộ Công thương, trong hai tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước ta ước đạt 1.250 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ, điều này là tất yếu vì với nhũng diến biến ngày càng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, thị trường xuất khẩu của các sản phẩm dệt may ngày một bị thu hẹp. Trong tháng 1/2009 kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường các nước Đông Á tăng. Cụ thể sang Nhật Bản tăng 2,28% so với tháng 1/2008 và tăng 48,6% so với tháng tết 2008 đạt 65,9% triệu USD . Xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn đạt cao nhất , đạt 393 triệu USD giảm 16,09% so với tháng 1/2008 và tăng 50% so với tháng tết năm ngoái . Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 101,9 triệu USD , giảm 38,8% so với tháng 1 và tăng 112% so với tháng 2 năm ngoái .

Bảng 2.2 : Thị trường và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 1/2009

Thị trường XK Tháng 1/09 So với tháng 1/08(%) So với tháng tết 2008 (%) Mỹ 393.677.654 -16,09 45,93 EU 101.976.781 -38,80 112,34 Nhật Bản 65.956.870 2,28 48,66 Đài Loan 28.475.816 120,73 318,10 Hàn Quốc 13.608.665 31,85 68,20 Trung Quốc 3.225.597 13,48 15,57 Arap Xeut 2.318.028 15,91 82,39

Nguồn : Bộ công thương

Thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là thị trường EU, Đông Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây hướng xuất khẩu đã được phát triển mạnh sang các thị trường mới như Quota, Trung và Đông Âu,Châu Phi … Hãng xuất khẩu ngành dệt của Việt Nam khá phong phú về chủng loại , mẫu mã

Bảng 2.3 : Chủng loại và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 1/2009 Chủng loại Tháng 1/2009 So với tháng 1/2009 So với tháng tết 2008 Về USD Về % Về USD Về % Áo thun 168.016.549 -5.638.463 -3,25 60.320.101 56,01 Quần 117.560.224 -15.274.632 -11,50 49.739.219 73,37 Áo Jacket 70.290.107 1.845.728 2,70 41.605.373 145,04 Quần short 61.700.240 -19.729.350 -24,23 14.339.464 30,28 Áo sơ mi 47.374.883 -7.452.128 -13,59 19.043.244 67,22 Váy 44.116.271 -374.427 -0,84 22.138.476 100,73 Áo khoác 28.340.225 3.242.916 12,92 20.422.297 257,92 Quần áo trẻ em 25.142.302 -1.363.319 -5,09 13.340.690 110,51

Đồ lót 23.158.597 3.898.391 20,24 11.174.490 93,24 Áo kimono 11.907.323 2.974.745 33,30 4.673.985 64,62

Nguồn : Bộ công thương

Theo bảng trên kim ngạch xuất khẩu áo jacket của nước ta trong tháng 1 duy trì mức tăng trưởng khá, tăng 2,7% so với tháng 1/2008 và tăng 145% so với tháng tết 2008. Xuất khẩu quàn jean tháng 1/2009 tăng cao, tăng 130% về lượng và tăng 109% về giá trị so vớitháng 1 năm ngoái. Trong đó xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản tăng mạnh .

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG và CÔNG tác THẨM ĐỊNH các dự án đầu tư p1 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)