Không gian thành thị với nếp sống, nếp nghĩ của ngƣời Hà Nội

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 (Trang 39 - 50)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.1.Không gian thành thị với nếp sống, nếp nghĩ của ngƣời Hà Nội

Nếp sống, nếp nghĩ là những nét điển hình trong cách sống, cách nghĩ đƣợc lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc hay là cả nền văn hóa. Một lối sống thƣờng phản ánh thái độ của một cá nhân, giá trị hoặc thế giới quan của cá nhân đó.

Không gian xã hội nơi thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Khải là một không gian hẹp. Đó có thể là không gian của một góc phố, một con đƣờng, một vỉa hè, hay cụ thể hơn đó là ở một tòa soạn báo, một khu tập thể...

Trong truyện Chị Mai, không gian là những quán nƣớc dọc phố Lí Nam Đế và đƣờng Phan Đình Phùng: “Đầu năm 1957, tạp chí Văn nghệ quân đội được dọn ra ở ngoài phố, tức là nhà số 4 phố Lí Nam Đế bây giờ. Cái mặt hè rất rộng góc đường Phùng Hưng – Phan Đình Phùng năm ấy có một dãy quán hàng nước giải khát. Quán ngoài trời nhưng có căng bạt che, bàn ghế tươm tất, bán cũng rẻ nên đã thành một thứ câu lạc bộ của đám văn nghệ sĩ quân đội sống dọc phố Lí Nam Đế”. Đó là không gian quán nƣớc vỉa hè nơi chị Mai bán hàng có lẽ không còn xa lạ nữa. Những quán nƣớc ấy đã trở thành hình ảnh quen thuộc của thời mở cửa, của cái gọi là kinh tế thị trƣờng.

35

Không gian quán nƣớc còn trở thành nơi bàn luận của các nhà văn, mà cụ thể là nơi họp bàn của các cán bộ văn nghệ quân đội.

Trong Một chiều mùa đông: “Có một ngôi nhà vẫn tồi tàn như thế, vẫn có nhiều hộ cũng ở chen chúc như ngày xưa, đặt một cái bàn nước chè đóng bằng ván thùng ở ngay lối ra và cửa chính, một cái ghế dài cao lênh khênh, không lấy gì làm chắc, kê hẳn xuống lề đường cho khách ngồi và không có ai bán hàng cả. Cái vẻ tiều tụy, buồn bã của một ngôi nhà giữa đường phố thay đổi nhanh, đáng giàu có nhanh khiến tôi phải lưu ý và muốn ngồi lại ít phút để ướng một chén nước dầu tôi không khát”. Cũng từ không gian quán nƣớc vỉa hè, việc thƣởng thức chén nƣớc chỉ là cái cớ để Nguyễn Khải nhìn ngắm, quan sát và gửi gắm những suy tƣ. Đáng phải băn khoăn lắm chứ, bởi trong sự của thay đổi của thành phố đang ngày càng giàu lên thì vẫn còn những ngôi nhà cũ kĩ.

Trong truyện ngắn Mẹ và các con, không gian là dọc đƣờng Lí Nam Đế và dƣới mái vòm của một cơ quan: “Dọc đường Lí Nam Đế của Hà Nội có một bà lão gánh đôi sọt đan to đi nhặt hoa dại tại các sở có trồng cây dại. Bà lão nhặt hoa rụng trong đêm rồi lấy chổi rễ quét dọn sạch sẽ cả khoảng sân rộng. Bảo, đã có anh em bảo vệ làng, bà không nghe, nói rằng công việc quét quáy người già làm cẩn thận hơn ngườ trẻ, với lại có việc gì đâu, ngồi chơi không cả ngày ấy mà. Khoảng trưa, bà lão trải hoa trên một đoạn hè góc đường Phan Đình Phùng rồi ngồi nghỉ dưới vòm mái của một tòa nhà cơ quan đã trở thành nơi cư trú của bà cả năm nay”.

Hay không gian khu tập thể X trong Đời khổ: “Năm 1961, vợ chồn tôi được khu tập thể cấp cho một căn nhà hăm bốn mét vuông ở khu tập thể Phúc Xá, là một rẻo đất phía ngoài đê sông Hồng… lối vào khu tập thể là con đường đất nhỏ, một bên là hồ một bên trồng mía, trời mưa dầm phải tụt dép bấm chân mà đi. Những dãy nhà một tầng xây đối nhau, mười hai gian

36

một dãy, như trại lính, là trại vợ lính… Mỗi dãy nhà đã có vài bốn gia đình dọn đến ở, chồng xách nước dội, vợ gò người lấy chổi rễ cọ nền, vừa làm vừa cười, rồi mời gọi nhau sang uống nước, hút thuốc hả hê, khoan khoái vì đã có một mái nhà đã mất rất nhiều tâm sức để có được một gian nhà” [9, 453].

Trong Một người Hà Nội, không gian của hiện tại đầy ắp những tƣơi mới nhƣng cũng đầy háo nhoáng bóng bẩy của xã hội hiện đại, những nét cổ kính rêu phong chìm lấp dƣới những ngôi nhà cao tầng, Hà Nội chói lòa bởi ánh đèn điện và nhộn nhịp của tiếng xe : “Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui. Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại. Tôi nói có đúng một phần, phần xác thôi còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe những người Hà Nội buôn bán, ăn uống nói năng cư xử với nhau ngoài đường là đủ [9, 325].

Trong chuyện Ông cháu không gian thành thị hiện lên đó là không gian của quán cơm Hà Nội: “ Khi nhìn thấy một nhóm người nặng nề bước lên các bậc gạch dẫn ra bến xe, ông già níu chặt tay đưa cháu kéo lại, hàng cơm dưới đó mình đã đến trưa hôm qua rồi. Hai ông cháu ngồi xuống một góc của bậc gạch, từ đó có thể nhìn thấy một dãy quán cơm bình dân ở phía dưới đã đông người đến ăn”[9, 232- 233].

Không gian quán cơm quen thuộc, là nơi để cho những ngƣời đi đƣờng dừng nghỉ để ăn cơm. Nhƣng ngay tại không gian này đã xuất hiện những con ngƣời nghèo khổ lam lũng, từ một vùng quê nghèo Thanh Hóa ra phố để mong đứa cháu có đƣợc công ăn việc làm ổn định, kiếm sống nuôi thân. Lo cho sự sống bằng cách đi ăn xin nhƣng ông vẫn nghĩ rằng: Xin ăn ở tỉnh thành bữa ít bữa nhiều vẫn cứ no hơn ở trong quê lại có hy vọng đổi đời, biết đâu đấy họa phúc đều là những việc lớn có ai biết đƣợc trƣớc bao giờ. Và trong

37

một tuần lễ ngƣời ông đều đi từ rất sớm và lảng vảng trở về lúc thằng nhỏ dọn hàng.

Không gian thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Khải là những không gian đời thƣờng gắn bó với cuộc sống mƣu sinh của con ngƣời nơi đây. Họ cũng có những lo toan vất vả những buồn vui nhƣng thật đáng trân trọng.

Trong các truyện ngắn của nguyễn Khải, không gian thành thị hiện lên chân thực. Cách tổ chức không gian của nhà văn đã giúp ông khám phá sâu hơn vào thế giới tinh thần của nhân vật, từ đó thấy đƣợc mối quan hệ sâu sắc của con ngƣời với cuộc sống.

2.3.2. Không gian làng quê trƣớc những thay đổi

Sau năm 1985, những thay đổi trong đời sống chính trị đất nƣớc cũng tác động đến cuộc sống trong mỗi làng quê Việt Nam. Nền kinh tế thị trƣờng và cơ chế thời mở cửa lúc này đã lan tỏa sâu rộng đến chốn làng quê, là một thứ thuốc thử về năng lực phẩm hạnh con ngƣời. Con ngƣời ngay tại làng quê mình cũng đứng trƣớc những thử thách mới.

Trƣớc năm 1975, trong các tác phẩm của Nguyễn Khải không gian khá quen thuộc của một đồng lúa vào những ngày thu hoạch với sự tranh chấp riêng chung của một vùng công giáo, nơi ngƣời dân nào cũng có mặt, góp vào một lời nói để bắt tội (Nằm vạ)…. hay không gian của một hợp tác xã với chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và những hoạt động sôi nổi của các xã viên thời kì hợp tác hóa (Tầm nhìn xa)…

Sau 1985, không gian làng quê trong tác phẩm của ông vẫn là một không gian thanh bình, êm ả, nhƣng đang trở mình cùng đất nƣớc. Ở nơi đó có những con ngƣời vƣợt lên tất cả gian nan và trắc trở, họ là những ngƣời kiên trinh, tin tƣởng vì một lẽ sống quý giá nhất của cuộc đời là đóng góp cho cuộc đời.

38

Trong Cái thời lãng mạn, Nguyễn Khải đã phác dựng một không gian Đồng Tiến quen thuộc. Tại đây, nhân vật “tôi” đƣợc gặp lại những ngƣời đã từng quen biết nhƣng mọi thứ dƣờng nhƣ thay đổi so với thời trƣớc. Trong hồi tƣởng của nhân vật tôi, ngày trƣớc, nơi này có một dãy nhà rất dài khoảng mƣời gian nhƣng chỉ có hai gian cửa để làm việc và tiếp khách, còn các gian khác đều khóa ngoài, một dãy nhà ngang cũng khóa và cái sân thì rộng, lát gạch hẳn hoi nhƣng cỏ mọc giữa các vuông gạch đã cao đến bụng chân và rất nhiều thanh sắt ngổn ngang cái khu vực nhộn nhịp của mƣời năm về trƣớc. Đó là nơi làm việc của ủy ban xã mà nhân vật tôi hồi tƣởng lại sau những gì trở lại thăm đồng nghiệp. Tiếp đó xuất hiện không gian nông thôn ngay tại nhà anh Phúc có hai cây duối hai bên, có những bậc đá đặt xô lệch dễ trƣợt ngã, nhà không có cổng không có bậc đá, mảnh sân rất hẹp, nhà ngang vẫn nhƣ cũ nhƣng nhà trên hình nhƣ có xây lại, ở đó xuất hiện bóng dáng gia đình nhà anh Phúc với các thành viên trong gia đình. Một gia đình rất nề nếp, công việc của gia đình anh đó là làm ruộng, vợ anh đi chợ gặp gì buôn nấy vẫn có thêm nghề may. Trong lúc ăn uống nói chuyện với cả nhà anh Phúc, nhân vật “tôi” đã đƣợc nghe nhiều câu chuyện từ chính đứa con trai của anh Phúc, bởi gia đình ông đều sinh ra những đứa con đẹp đẽ cao lớn, lại râu cằm, ria mép cái nhìn từng trải, cách nói lịch thiệp khôn ngoan hơn các chú ngày xƣa nhiều, mới biết thời thế đã đổi thay, một đời ngƣời là ngắn ngủi. Nhân vật tôi đã tiến hành phỏng vấn đứa con trai thứ tƣ của anh Phúc mắt xếch, cái miệng thật lém, da trắng tóc dài, lại một chút ria loáng thoáng... đó là chàng trai của hôm nay có thể sống thoải mái, rất tự nhiên nhƣ ở chính nhà mình bất cứ một thành phố lớn nào trong cả nƣớc.

Cũng trong Cái thời lãng mạn, Nguyễn Khải đã nhận ra vẻ tù đọng, khốn khổtại làng quê. Ở đó vẫn còn những con ngƣời nghèo khổ, những cảnh khổ trong không gian tù túng. Không gian làng quê nhà anh Khang với những

39

thử thách của cuộc sống đem lại, vợ làm việc của tập thể thì giỏi nhƣng của gia đình thì lại vụng, đã vụng lại mắn đẻ. Sau này vợ anh lại mắc bệnh chỉ vì chủ quan khi bị cái nhọt ở vai mà không biết giữ cẩn thận cho lành vết thƣơng. Khi đƣợc nhắc nhở thì chị lại chủ quan, phản ứng lại một cách tiêu cực: “Vẽ, người làm ruộng lặn lội với phân gio từ sáng đến tối vệ sinh như dân tỉnh có mà đói dài”. Hậu quả thật đáng buồn sau vài ngày sốt và co giật vợ anh đã mất. Anh Khang cảm thấy đau khổ đến tột cùng, nhà văn thông qua không gian để nói lên đƣợc tâm lí của nhân vật thật xót xa cho số phận của một con ngƣời trong cảnh gà trống nuôi con. Năm đứa con, đứa lớn mƣời hai, đứa nhỏ một tuổi, rồi anh lại đau ốm lại không còn gì để ăn, không còn gì để bán, anh em kiến giả nhất phận, nhờ vả mãi cũng không thể, anh luôn nghĩ tới những điều đen tối rồi khóc mà thƣơng cho cả vợ mình, các con anh cũng phải bắt tay vào các công việc để giúp bố làm việc, một đời ngƣời đến là trầm luân khổ ải, nhƣng không thể chết đƣợc vì cái gan góc của con ngƣời ta cũng không cùng.

Trong Một thời gió bụi, hình ảnh làng quê gợi ra trong kí ức nhân vật Tú đó là một vùng sông núi kiêu hùng những gƣơng mặt lịch sử những dấu tích của nhiều triều đại những truyền thuyết và bà con trong tộc họ làm nhiều hy sinh nhiều nhƣng chỉ đƣợc bù lại có rất ít, Tú muốn tìm lại cái ấm áp cái hiền hòa, sự đồng cảm của những tâm hồn bình dị thuần phác để thanh lọc tẩy rử những độc tố, không gian hiện ra với những cảnh vật khu hành cung của chúa Trịnh ở xóm thẳng, tƣợng phật tƣợng bằng gỗ mít, gỗ dổi, đó còn là không gian khu nhà thờ họ cột lồng đèn phía ngoài không còn, bệ thờ bị một nửa để kê thêm một hàng ghế ngồi họp vì nó từng là cửa hàng mua bán của xã, rồi nơi làm việc của ủy ban, một cái làng quê không còn quá khứ không còn lịch sử. Không gian trong bữa cơm nói chuyện với ông Trung anh đã đƣợc nghe câu chuyện kể về làng với biết bao chuyện, khu chợ xã không xây

40

phải để đến những ngƣời không là cán bộ xây nên mỗi ngƣời bỏ ra dăm triệu, san nền dựng sáu dẫy lều lợp ngói hai lớp hàng rào cột bê tông ... tuy nhiên cuộc sống làng xã thay đổi nhiều Đồng Tiến cũng bắt đầu lên ngôi nhƣ thành thị, tình cảm bị phai nhạt đi dần, giết ngƣời trộm cắp cũng đƣợc diễn ra “Một bà thứ phi của chúa Trịnh Doanh là Nguyễn Thị Ngọc Diệm chôn ở chân núi Đa Bút đã được hơn hai trăm năm, một sáng trẻ chăn dê thấy một đám đất đá đào bới tanh bành chúng chạy lại nhìn xuống là một cái huyệt mới mở được một phần, không có mùi thối chỉ có mùi hôi liền chạy về báo cho xã”[9, 276].

Trong truyện Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, không gian làng quê Nam Bộ thật tƣơi đẹp nhƣ chính con ngƣời nơi đây: “Thời tiết đã sang mùa mưa, đêm mưa một chút, sáng chiều lát lát lại mưa một chút. Nước kinh rất xanh, màu xanh rất trong, vứt cái kim dòm xuống còn thấy mà lại làm khổ người. Nước này thì cá chết, lúa chết phải đợi nước nước ngọt của mùa mưa đè phèn xuống tì mới cày cấy được. Xuồng đã chạy được cả giờ mà mùi dầu tràm của các lò nấu tư nhân dọc theo theo tỉnh lộ vẫn còn thơm cay trong mũi. Cất tinh dầu tràm là một nghề phụ rất lắm tiền của bà con vùng Đồng Tháp. Những rừng tràm màu lá xanh đen, màu hoa trinh trắng ôm lấy hai bờ kinh, những bãi gỗ tràm vừa kéo xuống dưới nước lên thịt gỗ đen bóng như sừng trâu, màu gỗ ấy phải ngâm chục cả năm dưới nước rồi, làm cột, làm kèo, làm cừ còn bền hơn sắt thép” [9, 454].

Tác giả đã xây dựng không gian làng quê rất đời thƣờng gắn với sự đổi thay của cuộc sống. Trong không gian ấy, Nguyễn Khải đã quan tâm những vấn đề nhân sinh, thế sự. Tác phẩm luôn đƣợc nhà văn đặt vào những không gian sinh hoạt đời thƣờng hàng ngày, đó là không gian để nhận vật sống nhân vật tự thể hiện mình trong đời thƣờng một cách chân thực nhất. Trong những không gian ấy con ngƣời của đời thƣờng đƣợc khắc họa chân thực với những cảm xúc những suy nghĩ riêng tƣ, những trăn trở những mối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

quan hệ phức tạp, thông qua đó nhà văn đã để cho các nhân vật tự bộc lộ mình một cách hồn nhiên và tự nhiên nhất.

Nhƣ vậy không gian nghệ thuật chính là phƣơng tiện nghệ thuật, là cái cớ để nhà văn bộc lộ những chiêm nghiệm của mình về cuộc sống, những suy nghĩ của mình về số phận con ngƣời trƣớc sự đổi thay của thời cuộc. Không gian nông thôn hiện lên qua trang văn của Nguyễn Khải đa dạng, gắn với những cảnh đời, cuộc sống cụ thể. Với việc xây dựng không gian nghệ thuật phần nào đó cho độc giả cảm nhận đƣợc những mới mẻ trong việc quan sát, miêu tả rất chân thật của nhà văn. Đồng thời góp phần thể hiện rõ quan niệm triết lí sâu sắc của Nguyễn Khải qua mỗi tác phẩm.

42

KẾT LUẬN

Nguyễn Khải là một trong số những nhà văn – chiến sĩ tiêu biểu trong nền Văn học Việt Nam hiện đại. Ông có đóng góp lớn vào sự nghiệp đổi mới văn học dân tộc. Tuy không ở vào vị trí “ngƣời mở đƣờng tinh anh” nhƣng với những thành tựu nghệ thuật đã đạt đƣợc, ông xứng đáng là một trong những ngƣời tiên phong cho sự cách tân văn học thời kì đổi mới.

Với hứng thú phân tích hiện thực, mọi biến cố sự kiện đất nƣớc đều đƣợc Nguyễn Khải phản ánh kịp thời trong trang văn của mình. Trƣớc 1985, bạn đọc biết đến Nguyễn Khải qua những tác phẩm viết về ngƣời lính, về nông thôn, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân vật văn học luôn

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 (Trang 39 - 50)