8. Cấu trúc khóa luận
2.2.1. Không gian gia đình với những giá trị hằng thƣờng, bền vững
Có thể nhận thấy sau mỗi giai đoạn, mỗi nhà văn lại có cái nhìn khác về thời điểm mà họ đang sống, Nguyễn Khải cũng không ngoại lệ. Cuộc đổi mới đất nƣớc đã khiến mọi thứ thay đổi từ suy nghĩ cho đến cách nhìn nhận mọi vấn đề của đời sống. Nguyễn Khải có khuynh hƣớng triết luận với sức mạnh
23
của lí trí tỉnh táo với cái nhìn đầy trăn trở, chiêm nghiệm cảm nhận những hiện thực xô bồ của cuộc sống.
Bƣớc vào thời kì đổi mới, Nguyễn Khải đã có những chuyển biến ngày càng mạnh mẽ trong tƣ tƣởng và nghệ thuật của mình. Ngòi bút của ông hƣớng nhiều vào thế sự với sự chiêm nghiệm và triết lí về nhân sinh, tìm kiếm những giá trị bền vững, vĩnh hằng của con ngƣời và đời sống. Không gian nghệ thuật của Nguyễn Khải vì thế cũng thay đổi, mở rộng. Không gian gia đình trở thành phông nền để Nguyễn Khải gửi gắm những tƣ tƣởng, những quan niệm mà mỗi truyện là một luận đề mời gọi sự đối thoại, thảo luận về những giá trị cuộc sống.
Trong truyện Nếp nhà, Nguyễn Khải đã tái hiện một không gian gia đình truyền thống. Trong không gian Nếp nhà ấy, gia đình bà cô gồm mẹ, hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa cháu mà tất cả vẫn sống chung, ăn chung một bếp với cuộc sống êm thấm khiến nhiều ngƣời ngƣỡng mộ. “Thủ cựu” chăm lo, gìn giữ nếp nhà chính là nhân vật bà cô. Bà đƣợc coi là “túi khôn”, tuy bà thuộc lớp ngƣời cao tuổi nhƣng không hề tỏ ra tụt hậu trong cách tƣ duy, cách sống trƣớc những biến động của thời thế. Dù cuộc sống bên ngoài luôn thay đổi, trải qua biết bao thăng trầm, biến động bà vẫn kiên trì giữ đƣợc một nếp nhà từ dáng vẻ ngôi nhà đến cách sinh hoạt. Bà có đủ điều kiện để thay đổi theo cách sống nhƣng bà vẫn giữ cho mình lối sống đúng đắn cần thiết. Với trí tuệ sắc sảo bà đã chèo chống gia đình mình, giữ gia đình mình bình yên khỏi những biến động của lịch sử. Bà cụ có “cái đầu lạnh”, vì thế bà có đủ sức mạnh ý chí giữ đƣợc ngôi nhà nề nếp gia phong. Những năm 56, khi bị đánh thuế kho vô lý, chồng bà thì sợ phiền, vốn nhát, vui vẻ bằng lòng, nhƣng bà nhất định không đồng ý. Nguyễn Khải nhận xét: “Bà bƣớng bỉnh đến nguy hiểm, ai cũng sợ nhƣng bà cứ thản nhiên: “Lý của mình đúng, việc gì phải sợ”. Quả nhiên lý lẽ của bà chiến thắng. Chính
24
bởi vì, bà có một lối sống thanh sạch, nên có thể ngẩng cao đầu mà sống, không sợ hãi bất kì điều gì. “Bà luôn luôn đúng vì bà rất tỉnh táo trong mọi mối quan hệ, chỉ nhận những gì đáng có, có quyền được có, tuyệt đối không để bị dụ về tiền bạc cũng như về tình cảm”[9, 330]. Giữa thời buổi thiên hạ nháo nhác kiếm tiền, tôn vinh giá trị của đồng tiền, bà đã thẳng thắn khi nói về quan điểm của mình: “Thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có một gia đình hạnh phúc cũng phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không phải là món quà tặng bất ngờ không thể đi tìm mà cũng không nên cầu xin nhưng nhận ra được nó có ý thức vun trồng nó lại hoàn toàn không dễ” [9, 334].
Bà cô trong Nếp nhà đƣa ra một sự lựa chọn mà nhiều ngƣời có thể ngỡ ngàng: sở hữu “một ngôi nhà đẹp, một cửa hàng tuyệt vời ngay giữa đại lộ trung tâm trông thẳng ra hồ Hoàn Kiếm”[9, 328- 329]. Có ngƣời trả giá triệu đô, nhƣng bà nhất định không bán. Bà từ bỏ một món lợi khổng lồ để giữ lấy nguyên tắc sống của mình, sống thanh bạch, lƣơng thiện, bình yên. Các con bà vẫn đi làm cho nhà nƣớc, ở những vị trí yên ổn, thiện lƣơng. Đó là nguyên tắc sống bất di bất dịch bao lâu nay của gia đình bà: “Sống thẳng thắn, sống lương thiện và sống theo pháp luật hiện hành”. Cái lẽ sống biết mình biết ta, an phận, chỉ nhận những gì đúng là của mình giúp con ngƣời tỉnh táo trƣớc thời cuộc, tránh xa cám dỗ, giữ vững những phẩm chất tốt đẹp của tâm hồn. Tác giả nhận xét: “Ở cái nhà này, theo tôi biết, chưa bao giờ họ mua vé số. Cũng không thờ cúng ông thần bà thánh nào, ngoại trừ ngày giỗ để anh em con cháu gặp nhau. Họ không cầu gặp may mắn, không săn đón may mắn. Họ chỉ nhận những cái đáng nhận. Bà cụ vẫn đi lễ các chùa miếu đền phủ với bạn bè nhưng bà không khấn. Bà cũng chưa từng xem bói, xem tướng, xin xăm”[9, 335]. Phƣơng châm sống đó rõ ràng, còn giúp con ngƣời có một cuộc
25
sống chủ động, độc lập, tích cực lao động và thụ hƣởng thành quả chính đáng do bàn tay mình làm ra. Khi đó, con ngƣời có thể thanh thản và hạnh phúc.
Bà cụ sống thanh thản, không bói toán không cầu xin chỉ đi lễ chùa miếu đền phủ với bạn bè. Chính ngƣời biết giữ nếp nhà trong mọi hoàn cảnh đã góp phần giữ gìn mọi vẻ đẹp, chiều sâu nhân bản của cuộc sống xã hội kinh tế thị trƣờng thời mở cửa. Giữa cái xô bồ hỗn tạp của cuộc sống hôm nay những quan niệm sống và cách xử thế của bà cụ đã góp phần thanh lọc những giá trị của đời sống làm xã hội phát triển nhƣng vẫn giữ đƣợc những chuẩn mực đạo đức có tính bền vững. “Con người ta ai cũng có phần thiện phần ác. Muốn dưỡng thiện diệt ác thì trong nhà phải có gia pháp, ngoài xã hội phải có pháp luật. Trong gia pháp có phần truyền thống và danh dự của dòng họ, có phần đạo đức của người trên và nghĩa vụ của kẻ dưới” [9, 336]. Chính con ngƣời biết giữ nếp nhà ấy góp phần giữ gìn vẻ đẹp, chiều sâu nhân bản của cuộc sống, để lại những triết lí về chuẩn mực đạo đức có tính vững bền.
Không gian gia đình trong Nếp nhà mang đậm không gian quá khứ, nằm giữa thủ đô nhƣng nó đại diện cho văn hóa truyền thống nơi mà các thế hệ vẫn cùng nhau chung sống trong không gian nhỏ hẹp nhƣng đậm chất Hà thành.
Trong Một người Hà Nội không gian bao trùm là không gian Hà Nội từ những năm trƣớc năm 1954 đến sau giải phóng. Không gian ngôi nhà bà Hiền đƣợc thể hiện qua lời kể của nhân vật “tôi”. Ngôi nhà ấy – nhƣ lời kể của “tôi” – tọa lạc ngay tại một đƣờng phố lớn hƣớng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn. Trong suốt chín năm kháng chiến gia đình cô Hiền không rời xa Hà Nội, không rời xa ngôi nhà ấy. Tất nhiên vì nhiều lẽ, vì không thể sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất khác, lại thêm chồng cô (nhân vật “chú tôi”) làm nghề dạy học – ông giáo dạy cấp tiểu học, là ngƣời cần thiết của mọi chế độ... và sâu sắc hơn là tình yêu mãnh liệt với Hà Nội, với ngôi
26
nhà thân thuộc. Sau bao nhiêu biến thiên của lịch sử, không gian gia đình bà Hiền vẫn giữ đƣợc những nét quí phái truyền thống. Không gian phòng ăn nhà bà Hiền vẫn giữ nguyên sự sang trọng, thanh lịch: Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định”[9, 308]. Khác với không gian ăn uống, sinh hoạt của nhà bà Hiền, không gian nhà “tôi” – ngƣời kể chuyện – tác giả, bình dân hơn: “vợ chồng con cái ngồi xúm xít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra bát đĩa, thức ăn có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần phải khuôn bó theo một quy tắc nào cả” [9, 308- 309]. Dù bày tỏ quan điểm khá rõ ràng: “Ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà... của giai cấp tư sản”, dù có hàm ý phê phán lối sống “tƣ sản” của bà Hiền nhƣng rõ ràng tác giả đang ngầm đối thoại về cách sống. Cách sống của gia đình bà Hiền có “tƣ sản” thật nhƣng quy củ, đáng ngƣỡng mộ, đáng sống.
Cái mà tác giả quan tâm và tập trung thể hiện ở nhân vật bà Hiền chính là vẻ đẹp của một lối sống, nhân cách ngƣời Hà Nội, “Một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”, nhƣ chính lời của ngƣời kể chuyện nói về nhân vật bà Hiền. Trong lời nhận xét này, có hai khía cạnh đƣợc nhấn mạnh ở tƣ cách ngƣời Hà Nội của nhân vật bà Hiền: “Thuần túy không pha trộn” và “Một người Hà Nội của hôm nay”. Truyện đƣa ra nhiều chi tiết sự việc về nhân vật bà Hiền, nhƣng tựu chung vẫn là ở hai mối quan hệ chính (có liên quan với nhau). Trong gia đình và với xã hội, với cách mạng. Trong tƣ cách là ngƣời mẹ, ngƣời chủ gia đình, hay một công dân, ở nhân vật bà Hiền đều toát lên một vẻ đẹp của nhân cách, của lối sống văn hoá, của một bản lĩnh. Đó là con ngƣời luôn giữ vững những quan niệm và cách sống của mình, không bị biến suy theo những đổi thay của thời cuộc, lại tỉnh
27
táo sáng suốt, không xu thời nhƣng cũng không để bị rơi vào tình thế của kẻ lạc thời. Hãy chú ý những xử sự của bà Hiền trong gia đình trong việc dạy dỗ con cái. Cô Hiền sinh trƣởng trong một gia đình gia giáo, giàu có, ông bố đậu tú tài, mê văn thơ, dạy con cái theo khuôn phép nhà quan. Thời trẻ cô Hiền đƣợc cha mẹ cho phép mở một xa lông văn chƣơng, nơi gặp gỡ của nhiều văn nhân nghệ sĩ có tiếng của đất Hà Thành. Nhƣ thế, cô thuộc thế hệ tân tiến trong lớp thanh niên thành thị thời trƣớc cách mạng. Nhƣng việc cô lấy chồng mới thật là điều đặc biệt, thể hiện rõ sự lựa chọn tỉnh táo và những quan niệm nghiêm túc của cô về hôn nhân và gia đình. “Gần 30 tuổi cô mới lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc” [9, 309]. Đến việc sinh con của cô cũng thể hiện ý thức trách nhiệm, sự tỉnh táo của ngƣời làm cha, làm mẹ với tƣơng lai của con. Ở cái thời mà đông con, nhiều cháu vẫn đƣợc coi là có phúc lớn, thì cô Hiền lại quyết định ngừng việc sinh đẻ khi ở độ tuổi 40. Không phải cô ngại vất vả, cũng không phải do thiếu thốn về kinh tế, mà vì nhƣ lời cô nói với chồng: “Nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị”[9,317].
Là một ngƣời Hà Nội, bà Hiền có ý thức sâu sắc về điều đó nhƣ một giá trị, một đòi hỏi cao về nhân cách, về lối sống. Bà luôn nhắc nhở các con là ngƣời Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không đƣợc sống tuỳ tiện, buông tuồng. Bà quan niệm rất rõ ràng về vai trò “nội tướng” của ngƣời vợ. Bà nói với ngƣời cháu (nhân vật kể chuyện – một anh bộ đội, một nhà văn):
“Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng, người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả rasao”[9, 317- 318]. Nhƣng việc dạy dỗ con cái của bà không phải chỉ nhằm vào những
28
hành vi cụ thể, những nề nếp tỉ mỉ trong đi đứng, nói năng, ăn uống, tất cả những điều đó là nhằm hƣớng tới cái quan trọng nhất trong nhân cách một con ngƣời. Ngƣời cháu có ý chê bà Hiền dạy dỗ con cái theo những khuôn phép không thích hợp với thời chiến, thời loạn, thì bà nói chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy. Việc hai ngƣời con trai của bà lần lƣợt xung phong nhập ngũ, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, đã thể hiện rõ lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm công dân của họ, các anh không muốn sống bám vào sự hi sinh của ngƣời khác, muốn đƣợc bình đẳng với mọi ngƣời cùng thế hệ mình, cả trong việc chia sẻ những hi sinh.
Trong quan hệ với xã hội với thời cuộc những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật này phải đƣợc nhìn nhận từ một quan niệm mới, từ những giá trị bền vững theo tinh thần nhân văn và dân chủ. Bà Hiền hoàn toàn không phải là nhân vật thuộc mẫu hình “con người mới” của văn học xã hội chủ nghĩa một thời: không xuất thân từ quần chúng lao động, không phải là con ngƣời tiên tiến của cách mạng, thậm chí lại có một lối sống “rất tư sản”, một khuôn mặt “rất tư sản” – nghĩa là gần nhƣ thuộc về một giai cấp đối lập với cách mạng, là đối tƣợng mà cách mạng phải đánh đổ, cải tạo. Gia đình bà không có ai tham gia kháng chiến, nhƣng cũng không liên quan gì với chính quyền của thực dân. Bà ở lại Hà Nội không di cƣ vào Nam chỉ vì không thể sống xa Hà Nội. Những ngày đầu làm quen với chính thể mới, xã hội mới, nhiều ngƣời dân Hà Nội thời ấy không tránh khỏi những khó khăn bỡ ngỡ, e ngại, nhất là những ngƣời thuộc tầng lớp trên. Chính trong những năm tháng ấy càng bộc lộ rõ ở bà Hiền một sự tỉnh táo, thức thời mà không xu thời. Bà đã từng tuyên bố: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ‟‟. Không nông nổi ấu trĩ hay cơ hội, cũng không đặt mình vào thế đối lập với xã hội mới, chế độ mới, bà Hiền biết tìm ra cách thích ứng, nhƣng đồng thời cũng sớm nhận ra những lệch lạc, cực đoan của chính quyền cách mạng, của chế độ mới. Bà
29
nhận xét ngay từ những ngày đầu tiếp quản Thủ đô: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến chuyện làm ăn chứ”, rồi tiếp đó là, chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá... Trƣớc những lời phàn nàn của ngƣời cháu về sự hỗn tạp, thiếu văn minh, xuống cấp trong lối sống và cách giao tiếp của một bộ phận ngƣời Hà Nội, nhất là lớp trẻ, bà Hiền không trả lời mà lại kể câu chuyện về cây si ở đền Ngọc Sơn, thẳng phía trƣớc nhà bà. “Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gầm rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi – cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời”[9, 327]. Tƣởng là chết đứt, bổ ra làm củi, nhƣng rồi thành phố cho xe cần cẩu đến buộc dây cáp tới kéo dần mỗi ngày một tí, sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ lá non. Từ câu chuyện về sự sống lại của cây si đền Ngọc Sơn, bà Hiền ngẫm ra điều kì diệu về “thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Nghe câu chuyện của bà, ngƣời kể chuyện nhƣ đƣợc vỡ lẽ về những điều ở tầm cao sâu: “Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết là trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết”[9, 327]. Chƣa nói đến những triết lí đó, thì hình ảnh cây si cổ thụ đền Ngọc Sơn sống lại sau trận bão đã là một biểu tƣợng giàu ý nghĩa: sau những biến động dữ dội của xã hội, những đổi thay lịch sử chẳng khác nào nhƣ cơn bão lớn kia nhiều giá trị vốn bền vững và quen thuộc của đời sống, đã bị lung