Không gian gia đình gắn với những đổi thay trong cuộc sống

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 (Trang 35 - 38)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Không gian gia đình gắn với những đổi thay trong cuộc sống

Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, xã hội có bao biến động, đổi thay. Gia đình – tế bào nhỏ của xã hội cũng không nằm ngoài quĩ đạo ấy. Không gian gia đình, hiển nhiên, cũng có những thay đổi.

Trong không gian căn nhà tại chính gia đình anh Tần trong Đổi đời sự tác động với đổi thay của bối cảnh xã hội nhất là nền kinh tế thị trƣờng đã đƣa đến nhiều quan điểm và lối sống lệch lạc, con ngƣời ngày càng sống thực dụng, ít đi sự sẻ chia và lòng nhân ái qua đó thấy đƣợc niềm trăn trở của ngƣời cầm bút về nỗi lo giá lạnh tâm hồn về sự phôi pha của các giá trị đạo đức truyền thống. Đọc Đổi đời ta không khỏi trăn trở băn khoăn diễn ra ngay chính trong gia đình nhà báo Tần. Ba mƣơi năm trƣớc, vợ anh sống giản dị là ngƣời đồng cam cộng khổ bên anh, nhƣng giờ đây chị thay đổi lối nghĩ và cách sống của mình, ngƣời đàn bà ấy coi thƣờng chồng là một nhà báo quèn, nhà văn Tần Đổi đời lại có sự lựa chọn mang tính bi kịch. Con gái Tần thì bảo bố mình: “Bôn”, không theo thời thì chết đói. Vợ Tần gào lên với chồng trƣớc mặt khách: “Thế thì giải tán gia đình đi” ở đây tác giả cho thấy một thực tế đáng lo ngại của cuộc sống đó là con ngƣời bị đồng tiền cám dỗ làm cho tha hóa khiến họ sống mỗi ngày thêm thực dụng, xa dần những mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngƣời với con ngƣời. Nguyễn Khải đã chỉ ra rằng: “Người đầu tiên muốn phá vỡ cuộc sống nề nếp của gia đình không phải là đám trẻ cũng không phải ông nhà báo với tư tưởng cấp tiến mà lại là bà chủ theo thói thường là người nắm giữ kỉ cương” một khi giữ vai trò là nội tướng không còn nghĩ tới nề nếp gia đình mà chỉ muốn ngồi hầu đồng vài giá”[9, 253]. Không còn nghĩ tới nề nếp gia đình, cho chuyện nấu nƣớng học đòi kiểu cách, ham tiền khinh nghĩa, coi rẻ nhân tình thì sự tha hóa đó không thể cứu vãn.

31

Gia đình vốn yên ấm của Tần nay bị trao đảo có khi tan vỡ trƣớc những đợt sóng ngầm, Thủ phạm chính là đồng tiền thời kì kinh tế mở cửa, vợ con anh lao vào vòng cám dỗ của đồng tiền, tuyệt vọng Tần đã có ý định là một kẻ sát nhân: “giết thằng con rể lừa đảo, giết vợ con rồi giết cả mình”. Sự lựa chọn ấy thật quyết liệt nhƣng bế tắc. Họ có thể là những con ngƣời bình thƣờng đang phải chịu đựng những bi kịch với sự lựa chọn. Ngƣời ông trong ông cháu vì tƣơng lai của cháu mà chọn cho mình một cách giải quyết đau đớn. Ông ra đi mãi mãi để cháu khỏi vƣớng bận về mình khi đã tìm đƣợc nơi tin cậy để gửi gắm tƣơng lai con cháu. Cuộc sống của họ là đau khổ nhƣng sự lựa chọn ấy thật cao thƣợng. Có những sự lựa chọn phải trải qua đau đớn mới hiểu đƣợc ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật Tú, bà Tuất trong Người của nghề đã chọn lầm đất dụng võ, cái tai hại của sự lựa chọn ở họ là tự đánh mất bản thân, không phát huy đƣợc năng lực sở trƣờng của mình mà từ đó trở thành ngƣời thừa hoặc trở nên lố bịch trƣớc mắt mọi ngƣời, họ đã ngộ nhận về khả năng chỗ đứng của mình trong công việc trong cuộc đời chỉ có khi đƣợc trả về đúng vị trí đúng năng lực sở trƣờng của mình thì họ mới có sự cống hiến có ích cho cuộc đời.

Ở truyện Lạc thời đối lập với cái quán cơm phố huyện nghèo nàn trong thời điểm buổi chiều cuối đông lạnh lẽo và hiu quạnh chính là không gian bữa tiệc và đó cũng là không gian nội tâm của nhân vật Trắc. Tâm trạng ấy không ngừng hiện hữu trong những không gian náo nhiệt, đông đúc những cuộc trò chuyện giao lƣu và bữa tiệc của những con ngƣời danh tiếng với đám quan chức địa phƣơng, đáng lẽ những con ngƣời có công và sống chân thành nhƣ ông phải đƣợc tiếp nhận nhƣng nơi đây lại không có chỗ cho một con ngƣời từng có công và sống tình nghĩa nhƣ ông. Chính cái không gian rộng lớn đã xoáy sâu vào bi kịch của nhân vật, bi kịch của con ngƣời luôn cảm thấy bị giày vò vì mình bị mọi ngƣời thất sủng, bị bạc đãi nhƣng vẫn nhận ra những

32

hay dở đúng sai trong suy nghĩ và hành động của mình. Trƣớc đây ông sống ở một vùng quê quanh năm đói nghèo tuy nhiên tình ngƣời lúc nào cũng chan chứa sự yêu thƣơng quan tâm lẫn nhau, nhƣng giờ đây trƣớc thực tại của cuộc sống thì những giá trị đạo đức của hôm qua không còn vì lối sống cơ hội, xu thời và ông đã nhận ra đƣợc rằng: “Chỉ có sự lạnh nhạt, trống vắng của xung quanh là có thể giết chết được tôi thôi”. Ông đã nhận rõ đƣợc tâm trạng mà rất khó giãi bày, ông chỉ có thể tự minh oan cho mình bằng những ý nghĩ phân bua, tự nhìn lại, tự đánh giá lại những gì mình đã nói đã làm đã trải qua trong bữa tiệc nọ, cảm xúc bị xúc phạm, bị bỏ quên bị lạc thời khiến ông cảm thấy cô đơn ngay khi đang sống giữa đồng loại hiểu lầm, nhân phẩm bị hạ thấp, vì thế ông cảm thấy tê tái, thấm thía hơn ai hết :„Chỉ một chuyện như bữa hôm qua cũng làm tôi chết một nửa người.Chỉ có sự lạnh nhạt, trống vắng của xung quanh là có thể giết chết được tôi thôi, nó làm tôi ngạt thở, không biết bấu víu vào đâu để ngoi lên mà thở[9, 453].

Có thể thấy với cách tổ chức không gian theo cách thức này, Nguyễn Khải đã tạo ra một sự đối chiếu giữa những quãng đời của nhân vật, tạo ra sự đối thoại giữa những cảm xúc suy nghĩ ở chính nội tâm nhân vật. Đặt nhân vật vào không gian ấy tác giả đã khám phá một cách sâu sắc thế giới tinh thần đầy phức tạp và đa dạng của con ngƣời, đây cũng chính là cái đích của tác giả khi sáng tác văn chƣơng.

Chuyện tình của mỗi người là một hình ảnh tiêu biểu thông qua nhân vật Dụ là ngƣời chiến sĩ một thời đã từng là niềm mơ ƣớc của bao cô gái, anh từ chối tình yêu trong sáng của một con gái thùy mị nết na để rồi cuối cùng lại phải sống với ngƣời vợ mà hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào lí trí . Khi xây dựng hạnh phúc gia đình Dụ, không xuất phát từ tình yêu mà xuất phát từ tính thiển cận anh ta nghĩ rằng cuộc hôn nhân với ngoan sẽ là điều kiện để vợ chồng giúp nhau cùng thăng tiến trên con đƣờng công danh, đó là sự lựa chọn

33

vào tính thiếu trách nhiệm của anh với chính hạnh phúc, anh phải sống một mình, sự lựa chọn của các nhân vật, do hoàn cảnh sống do tính cách thái độ và quan niệm sống mà mỗi cá nhân có sự lựa chọn riêng của mình. Mỗi ngƣời ở trong từng hoàn cảnh phải cố giữ đƣợc cốt cách.

Ngƣời để lại nhiều ám ảnh nhất cho độc giả là chị Vách trong Đời khổ, chị là ngƣời vừa đáng thƣơng vừa đáng buồn, suốt một đời tần tảo chịu khó ham làm nhƣng không biết đến niềm vui hạnh phúc, thanh thản, cái nợ chồng con thay nhau ghì riết lấy cuộc đời ngƣời đàn bà. Điều trớ trêu là nguyên nhân dẫn đến bi kịch trong cuộc đời chị Vách là một phần do chị quen lối sống phụ thuộc vụng lo, vụng tính nhƣng điều cơ bản khiến chị khổ là do cách sống lãnh đạm vô trách nhiệm của ngƣời chồng mà lúc nào cũng tự hào và ca ngợi. Truyện cho thấy những ngƣời phụ nữ phải gánh lấy nỗi khổ trong cuộc đời do họ sống thiếu tỉnh táo sống trong sự ngộ nhận.

Nguyễn Từ việc miêu tả những không gian gia đình trong sự đổi thay của cuộc sống, có thể nhận thấy mối lo ngại của Nguyễn Khải về sự băng hoại đạo đức con ngƣời trƣớc sự tác động của thời cuộc, của đồng tiền, sự nguy hại của lối sống hƣởng thụ đòi hỏi ngƣời khác phải đáp ứng những nhu cầu ích kỉ của mình. Thông qua đó chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Khải, sự lí giải nêu lên những vấn đề bức thiết của cuộc sống bằng tất cả tâm huyết và trách nhiệm cao cả của một ngƣời cầm bút.

Một phần của tài liệu Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)