Nhóm biện pháp 1

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3 (Trang 28 - 31)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Nhóm biện pháp 1

Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng xây dựng, tổ chức các hoạt động tự học toán

a. Mục tiêu biện pháp

Rèn luyện một số kĩ năng tự học nhƣ kĩ năng tập trung tƣ tƣởng, kĩ năng sử dụng quỹ thời gian một cách hiệu quả, kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá việc học của mình.

23

b, Tổ chức thực hiện

Hoạt động tự học toán của HS trên lớp phụ thuộc vào sự hƣớng dẫn, tổ chức học tập của thầy giáo. Trong phần này chỉ đề cập đến hoạt động tự học toán ở nhà của HS. Để rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động tự học toán, cần thực hiện các bƣớc sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch tự học

Kế hoạch tự học hàng ngày: Đây là kế hoạch học tập quan trọng nhất và phổ biến nhất vì hàng ngày trong thời gian tự học, HS phải ôn lại những gì vừa học ở lớp và chuẩn bị theo yêu cầu của GV cho các môn học ngày hôm sau. Vì vậy, bắt đầu vào giờ học hàng ngày HS phải xây dựng kế hoạch tự học của mình để tạo đƣợc sự hợp lý nhất nhằm hoàn thành khối lƣợng công việc với chất lƣợng cao.

Việc tự học toán hàng ngày ở nhà của mỗi HS có thể chia thành 2 dạng: Dạng 1: Ôn lại những kiến thức toán vừa học ở trên lớp ngày hôm đó. Dạng 2: Tự học toán để phục vụ cho học toán trong buổi hôm sau.

Bước 2: Thực hiện kế hoạch và thời gian biểu tự học

Khi thực hiện kế hoạch và thời gian biểu, cần hƣớng dẫn HS thực hiện các yêu cầu về:

Thứ nhất: Biết tập trung tƣ tƣởng.

Thứ hai: Biết sử dụng thời gian một cách có hiệu quả. Thứ ba: Biết làm việc độc lập.

Thứ tƣ: Biết tự kiểm tra, tự đánh giá.

Bước 3: Tự đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học

Trong quá trình tự học, ngƣời học cần phải thƣờng xuyên tự đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học. Việc đánh giá nên đề cập đến các nội dung sau:

24

- Kế hoạch xây dựng có hợp lí không? Có phù hợp với khả năng và điều kiện của ngƣời học không? Thời gian phân bố có hợp lí không?

- Thực hiện kế hoạch có đúng tiến độ không?

- Hiệu quả thực hiện kế hoạch thế nào? Cần phải lƣu ý điều gì trƣớc khi thực hiện các loại kế hoạch trên?

Biện pháp 2: Hƣớng dẫn HS sử dụng SGK và tài liệu tham khảo

a. Mục tiêu biện pháp

Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK và tài liệu tham khảo.

b. Tổ chức thực hiện

* Sử dụng SGK khi học toán:

- Để HS sử dụng có hiệu quả SGK thầy (cô) có thể làm nhƣ sau:

+ Hƣớng dẫn để HS biết đọc sách và có thói quen tự đọc sách, điều này phải làm dần dần trong suốt quá trình dạy học.

+ Sau mỗi tiết học cần dành thời gian để hƣớng dẫn HS đọc trƣớc các nội dung trong SGK chuẩn bị cho tiết học sau.

+ Trong mỗi tiết học cần phải dạy theo cách kết hợp với sự tự nghiên cứu của HS ở nhà.

* Hƣớng dẫn HS đọc các tài liệu tham khảo của môn Toán:

Do đặc điểm các tri thức toán học là có độ trừu tƣợng rất cao; các kiến thức toán học thƣờng có sự liên quan mật thiết với nhau, khi đọc thƣờng đòi hỏi độ tập trung và sự tƣ duy ở mức độ cao. Vì vậy, không thể đọc các tài liệu Toán nhƣ đọc tiểu thuyết hay đọc báo chí đƣợc. Để việc đọc tài liệu tham khảo có hiệu quả có thể hƣớng dẫn HS làm theo phƣơng pháp sau:

+ Chọn tài liệu tham khảo: Cần hƣớng dẫn kinh nghiệm để HS có khả năng tự chọn đƣợc tài liệu tham khảo, cụ thể:

 Chọn đọc sách của các tác giả có uy tín, các nhà xuất bản lớn (đặc biệt là sách của nhà xuất bản Giáo dục) để mua.

25

 Cần phân biệt đƣợc các loại sách tham khảo sau: một là, loại sách có nội dung nhằm củng cố kiến thức cơ bản trong SGK (nên chọn những cuốn có nhiều dạng bài tập, không quá khó); hai là, loại có nội dung nâng cao ở mức độ vừa phải; ba là loại có nội dung nâng cao ở mức độ khó, tìm hiểu sâu về toán phổ thông. Tùy theo khả năng mà HS lựa chọn mua loại sách nào là chủ yếu.

 Tránh mua trùng lặp nhau (nhiều cuốn sách nhƣng trùng nhau về chủ đề, các dạng bài tập. Để làm đƣợc điều này nhất thiết phải đọc lƣớt nhanh qua nội dung trƣớc khi mua).

+ Khi đọc sách toán nhất thiết phải có giấy bút ở trƣớc mặt để kiểm tra, thẩm định hoặc làm rõ những ý mà tài liệu đã làm tắt. Với những vấn đề không tự làm rõ đƣợc phải đánh dấu để hỏi lại thầy (cô).

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)