7. Cấu trúc khóa luận
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm học sinh lớp 3
Đảm bảo phù hợp với đặc điểm của HS trong dạy học là đảm bảo những tri thức khoa học mà chúng ta cần giúp HS nắm vững phải phù hợp với trình độ và khả năng của HS. Đây là nguyên tắc cần thiết giúp cho việc rèn luyện năng lực tự học của HS lớp 3. Việc dạy học yêu cầu đảm bảo phù hợp với đặc điểm của HS để HS có thể chiếm lĩnh đƣợc tri thức, rèn luyện đƣợc kĩ năng, kĩ xảo.Mặt khác, lại đòi hỏi không ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát triển của HS.
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với chương trình giải toán có lời văn lớp 3
Đảm bảo phù hợp với chƣơng trình hay chính là đảm bảo mục tiêu bài học. Mục tiêu của mỗi bài học không chỉ là hình thành kiến thức, kĩ năng mà quan trọng hơn là phát triển tƣ duy và vận dụng đƣợc kiến thức. Do đó, trong quá trình phát triển năng lực tự học, GV cần hƣớng dẫn HS phải luôn bám sát và thực hiện cho đƣợc mục tiêu chung của bài học, không xa rời nội dung chính của bài.
2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh qua qua dạy học nội dung giải toán có lời văn lớp 3
2.2.1. Nhóm biện pháp 1: Tổ chức hoạt động tự học hợp lí
Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng xây dựng, tổ chức các hoạt động tự học toán
a. Mục tiêu biện pháp
Rèn luyện một số kĩ năng tự học nhƣ kĩ năng tập trung tƣ tƣởng, kĩ năng sử dụng quỹ thời gian một cách hiệu quả, kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá việc học của mình.
23
b, Tổ chức thực hiện
Hoạt động tự học toán của HS trên lớp phụ thuộc vào sự hƣớng dẫn, tổ chức học tập của thầy giáo. Trong phần này chỉ đề cập đến hoạt động tự học toán ở nhà của HS. Để rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động tự học toán, cần thực hiện các bƣớc sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tự học
Kế hoạch tự học hàng ngày: Đây là kế hoạch học tập quan trọng nhất và phổ biến nhất vì hàng ngày trong thời gian tự học, HS phải ôn lại những gì vừa học ở lớp và chuẩn bị theo yêu cầu của GV cho các môn học ngày hôm sau. Vì vậy, bắt đầu vào giờ học hàng ngày HS phải xây dựng kế hoạch tự học của mình để tạo đƣợc sự hợp lý nhất nhằm hoàn thành khối lƣợng công việc với chất lƣợng cao.
Việc tự học toán hàng ngày ở nhà của mỗi HS có thể chia thành 2 dạng: Dạng 1: Ôn lại những kiến thức toán vừa học ở trên lớp ngày hôm đó. Dạng 2: Tự học toán để phục vụ cho học toán trong buổi hôm sau.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch và thời gian biểu tự học
Khi thực hiện kế hoạch và thời gian biểu, cần hƣớng dẫn HS thực hiện các yêu cầu về:
Thứ nhất: Biết tập trung tƣ tƣởng.
Thứ hai: Biết sử dụng thời gian một cách có hiệu quả. Thứ ba: Biết làm việc độc lập.
Thứ tƣ: Biết tự kiểm tra, tự đánh giá.
Bước 3: Tự đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học
Trong quá trình tự học, ngƣời học cần phải thƣờng xuyên tự đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học. Việc đánh giá nên đề cập đến các nội dung sau:
24
- Kế hoạch xây dựng có hợp lí không? Có phù hợp với khả năng và điều kiện của ngƣời học không? Thời gian phân bố có hợp lí không?
- Thực hiện kế hoạch có đúng tiến độ không?
- Hiệu quả thực hiện kế hoạch thế nào? Cần phải lƣu ý điều gì trƣớc khi thực hiện các loại kế hoạch trên?
Biện pháp 2: Hƣớng dẫn HS sử dụng SGK và tài liệu tham khảo
a. Mục tiêu biện pháp
Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK và tài liệu tham khảo.
b. Tổ chức thực hiện
* Sử dụng SGK khi học toán:
- Để HS sử dụng có hiệu quả SGK thầy (cô) có thể làm nhƣ sau:
+ Hƣớng dẫn để HS biết đọc sách và có thói quen tự đọc sách, điều này phải làm dần dần trong suốt quá trình dạy học.
+ Sau mỗi tiết học cần dành thời gian để hƣớng dẫn HS đọc trƣớc các nội dung trong SGK chuẩn bị cho tiết học sau.
+ Trong mỗi tiết học cần phải dạy theo cách kết hợp với sự tự nghiên cứu của HS ở nhà.
* Hƣớng dẫn HS đọc các tài liệu tham khảo của môn Toán:
Do đặc điểm các tri thức toán học là có độ trừu tƣợng rất cao; các kiến thức toán học thƣờng có sự liên quan mật thiết với nhau, khi đọc thƣờng đòi hỏi độ tập trung và sự tƣ duy ở mức độ cao. Vì vậy, không thể đọc các tài liệu Toán nhƣ đọc tiểu thuyết hay đọc báo chí đƣợc. Để việc đọc tài liệu tham khảo có hiệu quả có thể hƣớng dẫn HS làm theo phƣơng pháp sau:
+ Chọn tài liệu tham khảo: Cần hƣớng dẫn kinh nghiệm để HS có khả năng tự chọn đƣợc tài liệu tham khảo, cụ thể:
Chọn đọc sách của các tác giả có uy tín, các nhà xuất bản lớn (đặc biệt là sách của nhà xuất bản Giáo dục) để mua.
25
Cần phân biệt đƣợc các loại sách tham khảo sau: một là, loại sách có nội dung nhằm củng cố kiến thức cơ bản trong SGK (nên chọn những cuốn có nhiều dạng bài tập, không quá khó); hai là, loại có nội dung nâng cao ở mức độ vừa phải; ba là loại có nội dung nâng cao ở mức độ khó, tìm hiểu sâu về toán phổ thông. Tùy theo khả năng mà HS lựa chọn mua loại sách nào là chủ yếu.
Tránh mua trùng lặp nhau (nhiều cuốn sách nhƣng trùng nhau về chủ đề, các dạng bài tập. Để làm đƣợc điều này nhất thiết phải đọc lƣớt nhanh qua nội dung trƣớc khi mua).
+ Khi đọc sách toán nhất thiết phải có giấy bút ở trƣớc mặt để kiểm tra, thẩm định hoặc làm rõ những ý mà tài liệu đã làm tắt. Với những vấn đề không tự làm rõ đƣợc phải đánh dấu để hỏi lại thầy (cô).
2.2.2. Nhóm biện pháp 2: Rèn luyện những kĩ năng học tập cơ bản phù hợp với nhiệm vụ tự học môn Toán với nhiệm vụ tự học môn Toán
Biện pháp 3: Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ các tri thức toán học
a. Mục tiêu biện pháp
Nhằm rèn luyện kĩ năng ghi nhớ các tri thức toán học. Trong môn Toán, những tri thức sau đƣợc xây dựng trên cơ sở của những kiến thức, kết quả có trƣớc. Không thể tự học Toán có kết quả nếu không nhớ đƣợc các tri thức toán học đã học.
b. Tổ chức thực hiện
Để giúp HS ghi nhớ đƣợc tri thức toán học, có thể hƣớng dẫn HS áp dụng các thủ thuật sau:
+ Ghi nhớ tri thức toán học bằng cách hệ thống hóa, khái quát hóa lí thuyết và phân loại bài tập thành các dạng theo cách riêng của mình.
Chẳng hạn: Sau khi học xong bài “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” (tiếp theo), HS có thể hệ thống hóa kiến thức nhƣ sau:
26
Dạng 1: Bài toán giải bằng phép tính chia và phép tính nhân. Dạng 2: Bài toán giải bằng hai phép tính chia.
Dựa vào cách phân loại trên, HS có thể sắp xếp các bài toán dƣới đây vào từng dạng đã có:
Bài toán 1: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong?
([3], trang 128)
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l)
Số lít mật ong trong 2 can là: 5 x 2 = 10 (l)
Đáp số: 10l mật ong. Qua cách giải này HS sẽ xếp bài toán trên vào dạng 1.
Bài toán 2: Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can nhƣ thế?
([3], trang 166)
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l)
Số can cần có để đựng 10l mật ong là: 10 : 5 = 2 (can)
Đáp số: 2 can.
Tƣơng tự, qua cách giải này HS sẽ xếp bài toán trên vào dạng 2. + Ghi nhớ tri thức bằng cách vừa học vừa ôn.
27
Bài toán: Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dƣới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Hỏi:
a, Hàng dƣới có mấy cái kèn? b, Cả hai hàng có mấy cái kèn?
Bài giải a, Số kèn ở hàng dƣới là: 3 + 2 = 5 (cái) b, Số kèn ở cả hai hàng là: 3 + 5 = 8 (cái) Đáp số: a, 5 cái kèn b, 8 cái kèn.
Sau bài học, HS có thể tóm tắt lại toàn bộ kiến thức của bài nhƣ sau: Bài tập này là ghép của 2 bài, bài toán về nhiều hơn khi ta đi tính số kèn của hàng dƣới và bài toán tính tổng của 2 số khi ta tính tổng cả 2 hàng có bao nhiêu chiếc kèn.
Ví dụ 2:
Bài toán: Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng chu vi. Biết
hình chữ nhật có chiều dài 80m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính độ dài
cạnh hình vuông.
- Sau khi nghe GV hƣớng dẫn, HS có thể hệ thống lại các bƣớc giải bài toán bằng cách lập sơ đồ nhƣ sau:
28
Cạnh hình vuông
Chu vi hình chữ nhật
Chiều rộng - HS tự làm bài vào vở theo sơ đồ trên
Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là: 80 : 2 = 40 (m) Chu vi hình chữ nhật là: (80 + 40) x 2 = 240 (m) Cạnh hình vuông là: 240 : 4 = 60 (m) Đáp số: 60m.
Biện pháp 4: Rèn luyện kĩ năng nghe giảng, ghi chép trong hoạt động học toán
a. Mục tiêu biện pháp
Rèn luyện kĩ năng nghe giảng, ghi chép trong hoạt động học toán.
b. Tổ chức thực hiện
* Hoạt động nghe giảng: Khi nghe giảng, ngƣời học phải có hoạt động tƣ duy hết sức tích cực, khẩn trƣơng để có thể nắm đƣợc nội dung thầy (cô) trình bày và tham gia tích cực vào hoạt động chung của giờ học để quá trình chiếm lĩnh tri thức diễn ra tích cực nhất. Để quá trình nghe giảng của HS có hiệu quả, thầy (cô) cần hƣớng dẫn HS thực hiện tốt các thao tác sau đây:
29
+ Huy động vốn hiểu biết của mình để tham gia tích cực vào bài giảng mỗi khi thầy (cô) yêu cầu. Tham gia tích cực vào cuộc thảo luận do thầy (cô) tổ chức trong các giờ học để chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực nhất.
+ Có thái độ độc lập đối với các nội dung do thầy (cô) đƣa ra, có thái độ hoài nghi khoa học với tất cả các vấn đề, mạnh dạn đề xuất những suy nghĩ của mình với thầy (cô).
Để HS thực hiện đƣợc các thao tác kể trên, trong dạy học, thầy (cô) giáo cần lƣu ý:
- Trƣớc khi giải quyết một vấn đề cần yêu cầu HS chỉ ra các nhiệm vụ cần phải giải quyết, các bƣớc để giải quyết vấn đề đó;
- Trong dạy học phải tạo điều kiện để HS có cơ hội tham gia nhiều nhất vào bài giảng. Tạo điều kiện tốt nhất để HS bộc lộ chính kiến của mình. Điều này thực hiện bằng một hệ thống câu hỏi đƣợc chuẩn bị công phu từ trƣớc.
* Hoạt động ghi chép của HS trong học tập môn Toán: Không ai có thể ghi nhớ ngay toàn bộ nội dung tri thức đã đƣợc học một cách bền vững. Ghi chép là một kĩ năng quan trọng của hoạt động tự học nói chung và tự học toán nói riêng. Để việc ghi chép có hiệu quả, có thể hƣớng dẫn HS ghi chép theo phƣơng pháp sau:
+ Việc ghi chép phải tiến hành song song với kĩ năng nghe giảng.
+ Việc ghi chép bài giảng phải dựa trên cơ sở HS và ghi theo cách của riêng mình. Chỉ ra ngay và ghi chép lại những vấn đề mà mình chƣa thật rõ để tìm hiểu thêm hoặc hỏi lại.
+ Nội dung ghi chép trong vở cần đƣợc kết hợp với việc sử dụng SGK và các tài liệu tham khảo.
+ Trong quá trình nghe giảng và học tập môn Toán cần phải biết sử dụng giấy nháp. Việc sử dụng giấy nháp là một thao tác không thể thiếu trong nghe giảng và học tập môn Toán.
30
+ Việc ghi chép trong khi nghe giảng cần chú ý: 1) Chọn vấn đề chính, ghi tóm tắt: ghi lại nội dung chính đề mục thầy (cô) giảng, ghi lại lời giảng độc đáo của thầy (cô), ghi lại những điều mấu chốt trong phân tích và lời giải của thầy. 2) Ghi lại ý kiến mới, độc đáo của các bạn khác. 3) Ghi lại những chỗ khó hoặc còn nghi ngờ để tự kiểm tra hoặc hỏi thầy, hỏi bạn.
Ví dụ: Trong bài “Diện tích hình chữ nhật”
Sau bài học, HS có thể tóm tắt kiến thức nhƣ sau:
+ Quy tắc: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng
+ Công thức: S = a x b
+ Lƣu ý: Chiều dài và chiều rộng phải cùng đơn vị đo
Biện pháp 5: Sử dụng câu hỏi và hƣớng dẫn HS đặt câu hỏi trong dạy học toán
a. Mục tiêu biện pháp
Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu hỏi và đặt câu hỏi cho HS. Hỏi là một hoạt động thƣờng xuyên diễn ra trong quá trình dạy học. Hoạt động này nếu đƣợc tổ chức tốt có thể tạo ra cầu nối giữa dạy và học, làm cho quá trình dạy học có hiệu quả hơn.
b. Tổ chức thực hiện
Có thể chia hoạt động hỏi thành hai dạng: Hoạt động hỏi của thầy (cô) trong quá trình dạy học và hoạt động hỏi của học trò trong học tập.
* Kĩ thuật đặt câu hỏi:
b
A a B
C D
31
Kĩ thuật đặt câu hỏi có ảnh hƣởng đến hiệu quả của giờ dạy. Đặt câu hỏi hay có thể khuấy động sự tò mò của HS, kích thích trí tƣởng tƣợng của chúng và tạo động cơ để chúng tìm ra những kiến thức mới. Vì vậy, cần sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi nhƣ sau:
+ Hỏi những câu hỏi thực sự khuyến khích tƣ duy chứ không tuần túy kiểm tra trí nhớ HS.
+ Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu để HS nắm đƣợc chủ đích của câu hỏi. + Sau khi đặt câu hỏi phải dành đủ thời gian để HS suy nghĩ.
* Hƣớng dẫn HS đặt câu hỏi:
Trong học tập môn Toán, nội dung của các câu hỏi mà HS tự đặt ra và tự trả lời trong khi tự học rất phong phú. G. Polya đƣa ra cho HS các câu hỏi rất mẫu mực nhằm gợi ý cho HS khi thực hiện hoạt động giải toán, cụ thể:
+ Các câu hỏi để hiểu rõ bài toán: Cái gì chƣa biết? Cái gì đã biết? Cái gì là điều kiện của bài toán? Có gì liên quan giữa cái đã biết và cái chƣa biết?...
+ Các câu hỏi nhằm tìm kiếm lời giải, cách chứng minh các bài toán: Bạn có biết một bài toán nào gần giống với bài toán của bạn không? Đây là một bài toán gần giống với bài toán cần giải, có thể dùng đƣợc kết quả gì cho bài toán đang xét? Bạn có thể phát biểu bài toán bằng cách khác không? Có thể biến đổi các điều kiện thành dạng khác không? Bạn đã dùng hết các giả thiết đã cho chƣa, dùng hết các điều kiện chƣa?
+ Các câu hỏi khi thực hiện chƣơng trình giải: Tính toán này đã đúng chƣa? Có thể thử lại đƣợc không? Đáp án này đã đúng chƣa? Có thể chứng minh tính đúng đắn của nó không? Suy luận này có hợp logic không? Phép biến đổi này đã đúng chƣa? Công thức áp dụng có đúng không?...
+ Các câu hỏi dùng để phân tích cách giải: Bạn có thể thử lại kết quả đó không? Có thể giải bài toán này bằng cách khác không? Có thể dùng kết quả
32
của bài toán này để giải bài toán khác không? Có thể khái quát hóa, tổng quát hóa, đặc biệt hóa, xét tƣơng tự… để có đƣợc các bài toán mới không?...
Ví dụ 1: Trong bài “Bài toán giải bằng hai phép tính” (tiếp theo)
Bài toán: Một bến xe có 45 ô tô. Lúc đầu có 18 ô tô rời bến, sau đó có thêm 17 ô tô nữa rời bến. Hỏi bến xe đó còn lại bao nhiêu ô tô?