Miêu tả nội tâm

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 43 - 49)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Miêu tả nội tâm

Nghệ thuật miêu tả nội tâm là một phương diện trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Nó gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động nhân vật. Tất nhiên, khi miêu tả nội tâm của nhân vật, tác giả cũng cần khắc họa qua ngoại hình, qua hành động và qua ngôn ngữ. “Nội tâm” là đời sống tinh thần bên trong của con người. Nó có thể là những suy ngĩ, những tâm trạng, những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Trong phần này, tác giả khóa luận trình bày những diễn biến tâm trạng các nhân vật để thấy rõ đời sống tinh thần của chúng vô cùng phong phú.

Trước tiên là nhân vật Mèo Gấu. Dòng tâm trạng của chú là những hồi tưởng quá khứ và hiện tại đan xen. Những cung bậc cảm xúc vui buồn, bâng khuâng, hy vọng, thất vọng … cũng ẩn hiện trong suốt cuốn truyện. Khi xa biệt Áo Hoa, tâm trạng Mèo Gấu từ hụt hẫng bi quan đến đợi chờ, mong ngóng và nuôi hi vọng trong những tháng ngày dài. Nó rất vui mừng khi thấy Áo Hoa quay trở về… Rồi nó lại suy sụp khi thấy Áo Hoa trở về trong sự đổi thay, nàng đã có chàng mèo khác: “Mèo Gấu vẫn không rời mắt khỏi nóc nhà, nghe lòng mình nghẹn thắt. Chú chờ đợi giây phút này đã rất lâu, đã nhúng nỗi nhớ trong bao nhiêu bình mình và bao nhiêu hoàng hôn, đã ngân lên bao câu thơ từ đó, thế mà khi nhìn thấy Áo Hoa, chú gần như không biết phải làm gì. Hoàn toàn tê liệt, chú cứ trơ ra nhìn nàng bằng đôi mắt đỏ hoe” [tr.202]. Cũng chính

trong khoảnh khắc đó, ý thức chú bừng tỉnh, chú nhận ra thực tế phũ phàng, rằng chú đã mất cô bạn Áo Hoa vĩnh viễn: “Mèo Gấu như người say ngủ bị đánh thức […]. Như thình lình bị rớt vào hố băng. Mèo Gấu náy mình một cái, người lạnh đi” [tr.205]. Vết thương lòng đã khiến Mèo Gấu quỵ ngã, suy sụp: “Sau đêm đó, Mèo Gấu ốm gần một tháng” [tr.206].

Tiếp đó là nhân vật Tí Hon. Vốn là con vật yếu ớt, lại tàn tật nên ban đầu nó sống sợ sệt và tủi thân tủi phận. Sau này, khi được Mèo Gấu cưu mang và có Út Hoa bên cạnh, tâm trạng Tí Hon có nhiều biến chuyển. Chú sống mạnh mẽ hơn, vui vẻ hơn, sẵn sàng chia sẻ. Từ chỗ sợ hãi Chuột Cống, Tí Hon trở nên căm thù, phẫn uất và phản kháng lại kẻ từng áp bức mình.

Tác phầm Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ cũng thành công bởi sự xuất hiện của các nhân vật là con người. Tuy con người không phải là nhân vật chính trong truyện nhưng những suy tư, tình cảm, tâm trạng của họ cũng được diễn tả. Thông qua các hành động để thấy được nội tâm của các nhân vật.

Nhà vua Sang Năm, ban đầu nuôi hy vọng Mèo Gấu sẽ trở thành “dũng sĩ diệt chuột” nhưng sau đó ông cáu bẳn, rồi thất vọng trước sự vô tích sự của nó. Thời gian trôi qua, ông cũng bình tâm trở lại khi “kẻ thù giấc ngủ của nhà vua đột nhiên câm tiếng […]. Thay vào đó, chim họa mi bay về trú ngụ quanh đây, đêm đêm vẫn véo von đánh thức nắng mai” [tr.196].

Công chúa Dây Leo là người yêu súc vật. Ban đầu, xót thương cho Mèo Gấu nên cô đã cứu Mèo Gấu từ trại buôn gia súc về. Điều đó làm công chúa Dây Leo rất vui mừng. Tuy nhiên, sau này khi chú mèo không thể phát huy bản tính săn bắt chuột của mình, khiến nhà vua muốn đuổi đi, công chúa chuyển sang tâm trạng bồn chồn, lo lắng cho số phận của con vật. Nhờ sự trợ giúp của lũ chuột, Mèo Gấu được nhà vua cho ở lại cung điện: “Bây giờ thì nhà vua Sang Năm không còn lý do gì để đuổi Mèo Gấu ra khỏi nhà” [tr.196].

Cái tin tốt lành ấy cũng đem lại cho công chúa Dây Leo tâm trạng hoàn toàn mới. Cô gái hân hoan vì không còn phải xa cách con Mèo Gấu yêu quý của mình.

Tiểu kết chƣơng 2

Thành công của truyện đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ là tác giả đã xây dựng được hệ thống nhân vật khá phong phú. Mỗi nhân vật mang những nét tính cách, phẩm chất khác nhau. Để xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, giàu cảm xúc như vậy, Nguyễn Nhật Ánh thực sư thành công với những biện pháp nghệ thuật như nghệ thuật nhân hóa, nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả hành động, nghệ thuật miêu tả nội tâm. Lối văn dung dị, hóm hỉnh, ngôn ngữ vừa bình dị, vừa ngộ nghĩng, tình tiết độc đáo, nhiều tình huống bất ngờ cũng giúp cho thiên đồng thoại thêm hấp dẫn. Ngòi bút nhà văn đã linh hoạt và sáng tạo. Điều đó khiến thế giới nhân vật độc đáo, khắc sâu trong lòng độc giả.

KẾT LUẬN

Đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ xoay quanh những nhân vật chính là thế giới loài vật, Nguyễn Nhật Ánh mang đến cho bạn đọc sự hấp dẫn thú vị. Đằng sau những câu chuyện về “tình yêu”, “tình bạn” của loài mèo và loài chuột toát lên những giá trị nhân văn sâu sắc. Đó là tình bạn xóa nhòa ranh giới thù hận giữa các loài; đó là sự ân tình thủy chung trong ứng xử bạn bè, sự sẻ chia trong gian khổ, hiểm nguy. Đó là bài ca tình yêu thủy chung, là những bài học cuộc đời từ loài vật mà con người nên suy ngẫm nghiêm túc. Độc giả nhỏ tuổi cũng như những bạn đọc đã trưởng thành đều chắt lọc từ cuốn sách nhỏ này bao điều hữu ích cho bản thân trong cuộc sống.

Thành công trong đồng thoại của Nguyễn Nhật Ánh còn ở tài năng tái hiện thế giới nhân vật là các loài vật thành công. Ở đó, chúng bao gồm những loài khác nhau. Thế giới nhân vật ấy được khắc họa thông qua nghệ thuật nhân hóa tài tình. Một xã hội, một cộng đồng loài vật hiện lên như xã hội của loài người. Chúng được khắc họa với những số phận khác nhau, những tính cách khác nhau, những cung bậc tình cảm khác nhau. Thế giới nhân vật ấy cũng có những gương mặt riêng, nhờ nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nghệ thuật miêu tả hành động vô cùng tài tình của nhà văn.

Đọc đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, độc giả còn được thưởng thức những trang văn đẹp. Cốt truyện được trần thuật với nhiều giọng điệu khác nhau: Khi dí dỏm, khi hóm hỉnh, khi tâm tình … Điều đó khiến truyện của Nguyễn Nhật Ánh càng thêm hấp dẫn.

Cũng không thể không nhắc tới cách nhà văn sử dụng ngôn ngữ trong mạch tự sự của mình. Ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật được kết hợp hài hòa, luôn thay đổi sắc thái: Khi mượt mà, khi gần gũi như ngôn ngữ thường ngày,… tất cả đều trợ giúp tái hiện một thế giới nhân vật đa dạng,

Chất trữ tình của thiên đồng thoại khiến cuốn truyện luôn rung động tâm hồn bạn đọc. Những bài thơ xuất hiện trong cuốn truyện này như minh chứng cho sự phong phú, vi diệu tiềm tàng trong đời sống tinh thần của các nhân vật đáng yêu.

Với giá trị nội dung và thành công nghệ thuật, đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh là món quà đẹp tác giả dành cho độc giả nhỏ tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, NXB Trẻ. 2. Lại Nguyên Ân (2004), “Nhân vật”, trong sách Từ điển văn học, NXB Thế

giới, Hà Nội.

3. Trần Qúy Cảnh (2012), “Khúc đồng ca kỉ niệm”,

http://kinhvanhoa.com.vn/4rum/showthread.php?t=4908. 4. Xuân Diệu (1971), Thơ thơ, NXB Sống mới.

5. Hà Minh Đức (1999), Lí luận Văn học, NXB GDHN.

6. Lê Nhật Ký (2012), Thể loại truyện đồng thoại trong Văn học Việt Nam hiện đại, Luận án Tiến sĩ.

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQGHN, Hà Nội.

8. Lã Thị Bắc Lý (2013), Giáo trình Văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm. 9. Lã Thị Bắc Lý (2016), Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì hộ nhập,NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Lép tôn-xtôi (2013), Sư Tử và Chó Con, trong sách Giáo trình Văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm.

11. Phạm Xuân Nguyên (2012), “Nguyễn Nhật Ánh và con mèo thứ ba”, http://thethaovanhoa.vn/bong-da/nguyen-nhat-anh-va-co-con-meo-thu-ba- n20120607064608174.htm.

12. Pôspêlôv (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB GDHN. 13. Vũ Ngọc Phan (1996), Nhà văn hiện đại, NXB Văn học.

14. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng.

15. Tiểu Quyên (2012), “Vòm mây trong trẻo trong yêu thương”, http://www.coviet.vn/diendan/showthread.php?t=19192.

16. Trần Đình Sử (chủ biên), (1987), Lý luận văn học, Tập 2, NXB GDHN 17. Võ Diệu Thanh (2015), “Văn học Thiếu nhi góp phần định hướng nhân

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ của Nguyễn Nhật Ánh (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)