Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam (Trang 38 - 39)

6. Bố cục khóa luận

2.2.2.Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật

Muốn có một nhân vật thành công thì không thể thiếu đƣợc ngôn ngữ nhân vật. Thông qua ngôn ngữ nhân vật, ngƣời đọc nắm bắt đƣợc đặc điểm tâm lí, tính cách nhân vật. "Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch (…) Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc

sống và cá tính nhân vật". [8]

Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Vũ Tú Nam luôn đơn giản ngắn gọn, dễ hiểu, giàu tính biểu cảm. Trong truyện Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công, Văn Ngan là nhân vật có nhiều cuộc đối thoại, qua các cuộc đối thoại này ít nhiều bộc lộ tính cách của nhân vật. Ngan nói với Gà

34

Thiến với giọng nịnh bợ, tâng bốc: “- Thưa quý nương. Bấy lâu tôi không giám ngỏ lòng tôi với quý nương, Bởi vì quý nương là một người rất mực đoan trang, hiền hâu. Quý nương muốn giấu kín tung tích của mình, nhưng

ngọc kia dù phủ bùn vẫn sáng, hoa kia dù khép cánh vẫn thơm…” [7; tr 9]

Có lúc thì cúi lúi, hạ mình trƣớc bác Cốc: “- Muôn lạy tướng công! Ngàn lạy tướng công! Kẻ hèn mọn này không biết đây là nơi nghỉ mát của tướng

công, nên đã trót giẫm đôi chân phàm tục lên thảm cỏ xanh thơm của ngài…”

[7; tr 20, 21]

Lúc tỏ ra cúi lúi, hạ mình sợ sệt là thế nhƣng khi nhìn thấy cái thân hình đen trùi trũi của Cốc, Ngan tỏ vẻ kinh miệt, ngông nghênh, ngạo mạn, khoác lác: “Ủa, tưởng ai, té ra là gã nhà quê kiếm cá ở hồ này! Ngươi giỏng tai lên mà nghe ta xưng danh… Ta đây là Văn Ngan tướng công, thái tử thiếu

bảo hiệp tá đại học sĩ, nhất nhị tam tứ ngũ lụ thất phẩm triều đình…” [7; tr

21], qua những ngôn ngữ của Ngan cho thấy bạn đọc thấy đƣợc Văn Ngan là một kẻ khoác lác, ngông nghênh, nịnh hót.

Sự hiếu thảo của bé Loan đƣợc thể hiện thông qua ngôn ngữ bức thƣ mà Loan viết cho bà: “Bà yêu quý của cháu. Bà cứ yên tâm chữa bệnh, mẹ cháu mải làm đồng, cháu tưới vườn và chăm đàn gà đúng như lời bà dặn.

Cháu làm bài thi tốt lắm, bà ạ. Cháu Loan của bà”.

Có thể thấy, ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện đơn giản, dễ hiểu gần gũi với ngôn ngữ của các em, phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ thơ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Vũ Tú Nam (Trang 38 - 39)