CÁC BIỆN PHÁP KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Điều Dưỡng 175 bộ quốc phòng (Trang 38 - 43)

- Tư thế: Bn nằm nghiêng 1 bên, hông, sườn, 1 chân ( phía dưới) thẳng, ngửa mặt nghiêng áp sát vào mặt phẳng giường hoặc cáng, chân và tay đố

CÁC BIỆN PHÁP KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ

Bs Diệp Hồng Kháng

I. Đại cương:

- Khái niệm: các hệ thống khai thông đường thở là hệ thống các thủ thuật, nghiệm pháp được thực hiện trên BN, nạn nhân nằm phục hồi lại sự toàn vẹn giải phẫu và thông thoáng của đường thở từ mũi miệng cho đến các tiểu phế quản hô hấp.

- Các biện pháp khai thông đường thở có thể được thực hiện từ đơn giản như: thay đổi tư thế an toàn, thực hiện các biện pháp cơ học thông thường cho đến các can thiệp cần trình độ, kinh nghiệm và trang bị đặc thù.

- Lựa chọn biện pháp nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, tai nạn, nhận định tổn thương, vào các trang thiết bị đang có trong tay, và phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của NVYT.

- NVYT cần nắm vững chỉ định, nguyên tắc, và thực hiện thành thạo các biện pháp này để nhanh chóng cải thiện tình trạng hô hấp xấu, ảnh hưởng tức thời tới tính mạng BN.

II. Các biện pháp khai thông đường thở:

1. Các biện pháp chưa can thiệp xâm lấn.

1.1. Đặt Bn ở tư thế an toàn hô hấp:

- Tư thế nằm ngửa: khi BN trong tình trạng suy sụp hoặc không đáp ứng. Mở đường thở bằng 1 hoặc 2 cách: ngửa đầu/ nhấc cằm hoặc ấn giữ hàm. Một nguyên nhân thường gặp nhất gây tắc nghẽn đường thở là tụt lưỡi, chỉ áp dụng 1 trong 2 cách trên có thể đã đủ kéo lưỡi về phía trước và mở thông đường thở. Cần lưu ý các trường hợp có chấn thương cột sống cổ: cần phải được thực hiện bởi NVYT đã được huấn luyện; khôn nên ngửa đầu quá mức. Nếu BN đang nằm nghiêng hoặc sấp thì dùng kỹ thuật “lật khúc gỗ” ( lật đồng thời cả đầu, thân, chân tay cùng 1 lúc) để đưa BN về tư thế nằm ngửa.

- Tư thế nằm nghiêng: đề phòng chất nôn từ thực quản vào đường hô hấp. Ngoài ra tránh máu, mủ, đàm từ bên phổi bệnh lý tràn qua phổi lành ( cho BN nằm nghiêng về phía phổi bệnh).

- Tư thế nằm- ngồi đầu cao- chân thõng: cho các BN suy hô hấp do hen tim, phù phổi cấp.

1.2. Một số biện pháp cơ học thông thường:

- Lấy dị vật ở mũi, miệng hầu:

+ Cho Bn nghiêng đầu, các dị vật chất lỏng sẽ tự chảy ra.

+ Dùng gạc hay vải lau sạch thức ăn, chất nôn, lấy hết dị vật là chất rắn đọng sâu trong các ngóc ngách.

+ Dùng máy hút áp lực âm để hút nếu là chất lỏng như : đàm, sữa, chất nôn... - Nghiệm pháp Heimlich:

+ Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có dị vật trong đường thở ( rơi vào dưới thanh môn) : người lớn bị hôn mê hay sặc thức ăn vào đường thở; trẻ em bị sặc bột, hóc đồ chơi... + Nguyên lý: tạo ra một áp lực mạnh, nhanh đột ngột làm đẩy dị vật ra khỏi đường thở.

+ Các bước tiến hành:

Người bệnh đứng, hơi ngả đầu ra phía trước

Phương pháp 1:

Thầy thuốc đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trước ( Vùng thượng vị) nạn nhân, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái cầm lấy nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành từ dưới lên trên. Có thể làm lại thủ thuật nhiều lần.

Phương pháp 2:

Một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, 1 tay đập mạnh vào lưng ( vùng giữa 2 xương bả) nhiều lần.

Người bệnh ngồi trên ghế

Phương pháp 1:

Người cứu hộ đứng phía sau lưng ghế, vòng 2 tay ra phía trước rồi thực hiện như trên Phương pháp 2:

Đấm lưng như trong tư thế người bệnh đứng

Người bệnh nằm ngửa

Để đầy NB nghiêng về 1 bên, áp 1 tay vào vùng thượng vị, bàn tay kia bắt chéo lên bàn tay dưới rồi đẩy mạnh từ bụng lên phía ngực.

Người bệnh nằm sấp: ( dành cho trẻ em)

Dùng 2 bàn tay ấn mạnh ( hoặc nắm tay đấm mạnh) vào vùng liên bả nhiều lần. TE về nguyên tắc cũng làm như vậy: trẻ sơ sinh nhấc 2 chân dưới lên rồi lấy bàn tay vỗ vào lưng. Trẻ nhỏ: người lớn quỳ chân đặt úp em bé vào đùi rồi đập cườm tay vào lưng.

Đưa năng lượng cơ học vào thành ngực bằng cách dung tay hoặc các thiết bị. vỗ làm rời chất tiết khỏi đường dẫn khí tạo điều kiện cho ho và hút, trong khi đó rung giúp di chuyển các chất tiết về phế quản lớn và khí quản trong khi thở ra.

- Đặt canuyl hầu:

+ Giúp duy trì sự thông thoáng của đường thở và thong khí đầy đủ, đặc biệt khi dung bong ambu và mask. Canuyl đặt đúng cũng giúp hút đờm dãi

+ Chỉ nên được thực hiện khi các biện pháp cơ bản hỗ trợ các chức năng sống đã được thực hiện.

+ Dụng cụ này làm thông thoáng đường thở bằng cách tách lưỡi ra khỏi thành họng, có 2 loại: canuyl miệng- hầu và canuyl mũi- hầu

2. Các biện pháp can thiệp xâm lấn

2.1. Đặt NKQ

- Chỉ định:

+ Thông khí cơ học cho BN suy hô hấp, khi các biện pháp cơ học thông thường không giải quyết được.

+ Bảo vệ đường thở: BN hôn mê, nguy cơ hít sặc nhiều. ( Khi đặt NKQ, bơm cuff đủ căng, sẽ biệt lập không cho dịch chảy từ hầu họng xuống khí quản).

+ BN tăng tiết dịch phế quản nhiều mà mất phản xạ ho khạc.

+ Chỉ định khác: BN cần dùng thuốc trong trường hợp hồi sinh tim phổi mà chưa đặt được đường truyền TM, giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ hô hấp như trong sốc tim.

- Các con đường: đặt NKQ đường miệng ( là phương pháp thường được dùng nhất) và đặt NKQ đường mũi.

- Biến chứng:

+ Đặt NKQ vào thực quản: biến chứng chết người. + Đặt NKQ sâu vào phế quản gốc phải.

+ Chấn thương do đặt NKQ:

Gây chấn thương: môi, lợi, răng. Phù thanh môn.

Liệt dây thanh âm: gây khàn giọng.

Tổn thương thanh quản: gãy trật khớp sụn thanh quản. Sẹo, hẹp khí quản.

Dò khí- thực quản. Viêm phổi.

2.2. Mở khí quản (MKQ) cấp cứu:

+ Tắc nghẽn đường hô hấp trên mà không đặt được NKQ + Cần thở máy dài ngày

+ Tạo đường thở nhân tạo để thường xuyên hút đờm và tiến hành các kỹ thuật chăm sóc đường thở khác.

+ Để điều trị các trường hợp ngừng thở khi ngủ nặng, không dung nạp với các biện pháp điều trị khác ( thở hỗ trợ bằng áp lực dương liên tục- CPAP).

- Có 2 kỹ thuật MKQ chính: Phương pháp phẫu thuật và phương pháp mở khí quản qua da. Trong đó MKQ qua da sử dụng kỹ thuật Seldinger là kỹ thuật hay được sử dụng trong khai thông đường thở cấp cứu.

3.3. Hút đờm dãi qua NKQ hay MKQ.

- Mục đích:

+ Làm sạch dịch xuất tiết để khai thông đường hô hấp. + Lưu thông khí tốt hơn và đề phòng nhiễm trùng do ứ đọng + Lấy dịch xuất tiết xét nghiệm chẩn đoán.

+ Hút sâu để kích thích phản xạ ho.

- Đây là thủ thuật rất thường được thực hiện tại các đơn vị hồi sức cấp cứu và có nguy cơ gây nhiễm trùng cao, nên với tất cả các trường hợp hút đờm dãi, đặc biệt là hút đường hô hấp dưới đều phải đảm bảo quy trình vô khuẩn để không đưa vi sinh vật vào thanh khí phế quản, tránh gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn Điều Dưỡng 175 bộ quốc phòng (Trang 38 - 43)