BS Nguyễn Tấn Phúc
I. Đại cương:
Mục đích của cố định gãy xương là giữ cho ổ gãy yên tĩnh, bớt đau đớn và chuyển nạn nhân về tuyến sau an toàn
Trường hợp gãy xương lớn hoặc gãy nhiều xương, nếu không được cố định và vận chuyển chu đáo thì sẽ đưa đến nhiều tai biến như:
+ Gây tổn thương mới do đầu xương sắc nhọn. + Nhiễm khuẩn vết thương.
II. Triệu chứng
+ Gãy xương hở: đầu xương gãy đâm thủng thịt da xuyên ra ngoài, gãy xương có nhìn thấy đầu xương gãy.
+ Gãy xương kín: Là không nhìn thấy đầu xương gãy, phải dựa vào 1 số triệu chứng sau: ►Tình trạng biến dạng chi.
►Nơi xương gãy phù nề bầm tím. ►Mất cử động hoàn toàn hoặc 1 phần.
►Khi nạn nhân cử động chi nghe tiến lạo xạo ở ổ gãy. ►Ấn dọc xương sẽ đau chói cố định nơi ổ gãy.
III. Các loại nẹp thông thường:
1. Nẹp gỗ hoặc tre chuẩn bị sẵn theo kích thước:
Nẹp cẳng tay: 2 nẹp dài 30- 40 cm , rộng 5cm, dày 0,5 cm Nẹp cánh tay: 2 nẹp dài 20-35 cm, rộng 5cm, dày 0,5 cm
Nep cẳng chân: 2 nẹp dài 80 cm và 100cm, rộng 6 cm, dày 0,8 cm. Nẹp đùi như cẳng chân, nhưng nẹp ngoài tới hố nách.
Tất cả các nẹp phải cứng, nhẵn, bọc băng vải toàn bộ và bịt kín 2 đầu
2. Nẹp cramer: bằng sợi kẽm, bẻ uốn theo hình thể đoạn chi bị gãy. Sử dụng cũng theo kích thước như nẹp gỗ.
3. Nẹp tùy ứng: nếu không có sẵn nẹp có thể sử dụng các vật dụng tại chỗ như: giường, cành cây, tấm nhựa, giấy carton , …v..v…làm nẹp hoặc buộc tay gãy vào than, chân gãy vào chân lành
Các kích thước nẹp nêu trên trung bình, thực tế thùy theo khuôn khổ của từng người mà dùng nẹp cho thích hợp.
IV. Nguyên tắc cố định gãy xương:
2. Động tác cố định thật nhẹ nhàng, không được di chuyển nạn nhân khi chưa cố định xương gãy.
3. Nẹp phải cố định 1 khớp trên và 1 khớp dưới ổ gãy, buộc chắc chắn.
4. Nẹp xong phải lót băng, bông, gạc, quần áo, khăn, vải vụn vào phần khuyết của chi, khi cố định không cần phải cởi quần áo BN
5. Cần khám toàn thân để phát hiện vết tích khác, xử trí trước khi di chuyển nạn nhân.
V. Cố định xương gãy
A. Cố định xương gãy ở chi:
►Gãy xương kín:
1. Gãy xương bàn tay, khớp cổ tay: Độn 1 cuộn băng hay bông vào lòng bàn tay, đặt nẹp từ cổ tay đến quá ngón tay 1 ít, cố định bằng băng số 8, đầu ngón tay hở. treo tay lên cổ, ngón tay hướng lên trên.
2. Gãy xương cẳng tay: cố định bằng 2 nẹp đặt ở mặt trước và sau cẳng tay, cố định bằng 3 sợi dây, dây ở giữa cột trước ( tránh cột ngay trên ổ gãy), dây ở cổ tay cố định cả bàn tay, treo tay lên cổ.
Nếu cố định bằng nẹp cramer thì đặt nẹp ở mặt sau cẳng tay uốn ở tư thế 90 độ. Băng xoắn ốc từ bàn tay lên giữa cánh tay, chêm lót cẩn thận, treo tay bằng băng tam giác.
3. Gãy xương cánh tay: đặt 2 nẹp ở mặt trong và mặt ngoài cánh tay. Cố định bằng 2 dây 1/3 dưới và 1/3 trên cánh tay.
4. Gãy xương cẳng chân:
Luồn 7 dây qua chỗ khuyết chân gãy. Dây 1: dưới mắt cá
Dây 2: trên mắt cá Dây 3: dưới đầu gối
Dây 4: ngang đầu gối ( dây bản rộng). Dây 5: trên đầu gối
Dây 6: ngang đùi Dây 7: ngang thắt lưng.
Đầu tiên buộc nẹp ở vị trí dây số 2 và số 6, nút cột ở mép ngoài. Cột nút còn lại buộc từ dưới lên trên. Dây số 1 cố định theo hình số 8 làm cho bàn chân vuông góc với cẳng chân. Buộc 2 chân vào nhau ở cổ chân, đầu gối, đùi.
5. Gãy xương đùi: cố định như gãy xương cẳng chân, nhưng nẹp ngoài dài tới nách và có 8 nút buộc, dãy thứ 8 ở ngang ngực và cần dùng dây bản to
Trường hợp gãy xương hở:
- Là loại tổn thương nặng dễ gây sốc do đau hoặc mất nhiều máu. Cần nhanh chóng xử lý và chuyển thương.
- Không được kéo thụt xương vào trong.
- Không bôi bất cứ loại thuốc sát trùng nào lên đầu xương. - Đặt garo hờ phía trên vết thương.
- Băng vô trùng lên vết thương và đầu xương gãy. - Cố định xương gãy ( như gãy xương kín):
B. Các cố định gãy xương khác:
1. Vỡ xương sọ:
►Thấy vết thương rõ ràng:
Làm 1 vòng nệm bằng bông gạc hoặc quần áo, đường kính từ 15- 20cm.
Băng vết thương rồi đặt nạn nhân lên vòng đệm, nơi tổn thương hướng lên trên Chèn vải 2 bên cổ và đầu để không lắc lư khi di chuyển
Nếu nạn nhân ói mửa hoặc ra máu ở mũi miệng phải đặt nằm nghiêng, chân co lại, đầu hơi thấp, mặt hướng xuống đất để chất nôn và máu chảy ra ngoài không gây tắc đường hô hấp.
►Trường hợp không có dấu hiệu lộ ra ngoài:
Nạn nhân hôn mê hoặc chỉ tỉnh chốc lát, rồi lại mê man do dập não hoặc chảy máu nội sọ… các trường hợp này đều phải khẩn trương đưa đến bệnh viện để theo dõi
NN có thể ngạt thở do máu chảy vào đường hô hấp, bất tỉnh. Vì vậy trước tiên là chống ngạt thở.
Trường hợp NN còn tỉnh: để ngồi, đầu ngả ra trước.
Trường hợp còn mê: nằm nghiêng, chân co, đầu thấp. nếu khó thở, nôn mửa, thâm tím thì phải:
+ Banh miệng NN ra lấy hết dị vật (nếu có)
+ Giữ miệng NN ra bằng cách chêm khăn hoặc vải mềm giữa 2 hàm để máu và chất nôn chảy ra ngoài.
+ Băng vết thương đặt NN nằm như trên.
Nếu gãy xương hàm dùng băng đuôi, băng cà vạt, đặt dưới hàm buộc võng lên đầu để cố định 2 cằm vào nhau.
3. Gãy xương đòn:
- Băng hình số 8 bằng băng cuộn dài
- Dùng băng tam giác đặt sau 2 vai cho 2 dây tam giác vòng ra trước luồn dưới nách rồi buộc vào nhau ở sau lưng, buộc góc tù còn lại của tam giác vào nút vừa cột trước đó.
- Hiện nay đã có băng số 8 chuyên dụng. 4. Gãy xương bả vai, trật khớp vai:
- Nạn nhân ngồi đầu thẳng, bên tay bị thương cho dạng ra. - Đặt 1 đệm nhỏ ( bông, vải...) vào hõm nách.
- Đưa cánh tay sát vào thân, khủy tay vuông góc, cẳng tay áp sát bụng.
- Cố định cánh tay bằng 2 băng tam giác: 1 buộc cánh tay vào ngực, 1 treo tay lên cổ
5. Gãy xương sườn:
- Đặt NN nửa nằm nửa ngồi, lấy băng to bản quấn 5-6 vòng che toàn bộ vị trí xương gãy, bảo NN thở ra hết sức, bất động lồng ngực ở thể tích nhỏ nhất. 6. Gãy xương sống:
Gãy cột sống rất nguy hiểm, phải làm đúng nguyên tắc - Để BN nằm nguyên tại chỗ.
- Không được để NN cử động.
- Khi nâng phải làm đồng thời và đặt NN nằm ngửa trên 1 tấm ván cứng, phẳng ► Cố định cột sống lưng và thắt lưng:
- Chuẩn bị 1 tấm ván, cánh cửa bằng gỗ cứng.
- Chuẩn bị vải, quần áo, gối mền để lót những nơi khuyết như: cổ, thắt lưng, khoeo và gót chân.
- Vòng chêm đầu bằng vải và dây buộc
- Nâng NN đặt lên tấm ván bằng cầu đặc biệt ( bài tải thương) , lưu ý toàn thân NN phải thẳng như gỗ.
- Cố định NN bằng cáng, băng to bản ở cẳng bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đầu gối, ngực và trán. Không được thay cáng trong quá trình vận chuyển.
► Cố định tổn thương cột sống cổ
Nạn nhân được nằm ngửa trên cáng cứng, đầu đặt trên vòng nệm, độn vải dưới gáy để đầu hơi ngửa ra sau, chèn gối hay quần áo 2 bên cổ mặt, để đầu không di chuyển sang 2 bên.
Cố định và vận chuyển như tổn thương đốt sống lưng. 7. Vỡ xương chậu:
Là trường hợp gãy xương rất nặng, có thể gây mất máu nhiều, việc cấp cứu vận chuyển như tổn thương cột sống.
Đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, cố định 2 chân ở tư thế co vừa phải và hơi dạng ra 2 bên. Dùng gối hay vải, quần áo chêm dọc theo xương chậu phía dưới khoeo chân.