Bs Nguyễn Tấn Phúc
I. Mục đích:
Trước 1 vết thương chảy máu, cần bình tĩnh xử trí làm ngưng chảy máu, nếu mất nhiều máu sẽ sốc nặng, có thể dẫn tới tử vong.
II. Phân biệt tính chất chảy máu
Có 3 loại chảy máu:
a. Chảy máu mao mạch: lượng máu chảy ít, vết thương tự cầm máu sau thời gian ngắn, chừng 3 phút.
b. Chảy máu tĩnh mạch: máu màu đỏ sẫm, chảy lai láng không thành tia, không theo nhịp đập của tim.
c. Chảy máu ĐM: máu màu đỏ tươi, chảy thành tia theo nhịp đập của tim hoặc trào ra từ miệng vết thương theo vòi nước
III. Các biện pháp cầm máu tạm thời
Đặt nạn nhân nằm đầu thấp, kê cao chỗ bị thương.
a. Trường hợp đứt TM, mao mạch, ĐM nhỏ, ta chỉ cần băng ép là được b. Trường hợp đứt ĐM lớn xử trí theo các bước:
Bước 1: Ấn ĐM:
Ấn ngón tay trên đường đi của ĐM giữa tim và vết thuong làm ngưng chảy máu
• Vị trí ấn ĐM gồm:
2. Ấn ĐM dưới đòn ( điểm dưới giữa xương đòn) cầm máu vùng nách hay đứt lìa cánh tay.
3. Ấn ĐM nách, cầm máu vùng cánh tay. 4. Ấn ĐM cánh tay: cầm máu vung khủy tay. 5. Ấn ĐM khủy tay: cầm máu vùng cẳng tay. 6. Ấn ĐM bẹn: cầm máu vùng đùi.
7. Ấn ĐM đùi: cầm máu từ cẳng chân xuống. 8. Ấn ĐM khoeo: cầm máu từ cẳng chân xuống
Bước 2: áp dụng một trong các biện pháp sau:
1. Đặt lớp gạc có bông hút kín vết thương rồi cho 1 lớp bong mỡ dày lên trên rồi băng lại bằng băng số 8 hoặc băng xoắn. Áp dụng cho các vết thuong đứt ĐM nhỏ.
2. Băng nút: giống như băng ép nhưng dung thêm gạc sạch để nhét vào vết thương. Băng nút sử dụng khi chỗ vết thương không băng ép được, hoặc đứt ĐM sâu như ở vùng cổ, vùng chậu, sau mắc cá chân…
3. Băng chèn: là băng đè ép ĐM bằng 1 vạch chèn rắn đặt trên đường đi của ĐM, trên vết thương 2-3 cm, cố định vật chèn bằng các vòng băng xiết tương đối chặt.
4. Gấp chi tối đa: là Phương pháp cầm máu đơn giản, tiện lợi, nạn nhân có thể tự làm được. Nơi gấp chi để cầm máu là vùng nách, khủy tay, khoeo chân, bẹn.
Cách làm: Dùng băng cuộn, khúc gỗ đặt vào trong nách, khủy tay, khoeo chân, bẹn rồi gấp tay hoặc chân lại tối đa, dung dây buộc chi lại sau đó cần bổ sung các phương pháp khác ( phương pháp này gây mỏi không áp dụng được lâu)
5. Garo: là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây xoắn chặt vào đoạn chi, làm ngưng sự lưu thông của máu từ phần trên xuống và ngược lại.
a. Chỉ định:
- Vết thương cắt cụt chi.
- Vết thương ĐM lớn, máu chảy ồ ạt không băng chèn được.
- Nạn nhân hoặc người cấp cứu không biết cách cầm máu nào khác. - Các biện pháp cầm máu như trên không có hiệu quả.
b. Nguyên tắc:
Đặt trên vết thương từ 2-3 cm và để lộ ra ngoài Chuyển thương ưu tiên về tuyến y tế gần nhất. Nới garo 1h/ lần, không để quá 4h
Làm phiếu garo ghi rõ họ tên nạn nhân, ngày- giờ- phút đặt garo, thời điểm nới garo, tên và địa chỉ người đặt garo
Làm ký hiệu chuyển thương ưu tiên: cài vải đỏ trên ngực (T) hoặc viết chữ “G” màu đỏ trên trán nạn nhân.
c. Cách đặt garo:
Dây garo là 1 dây bản to 3-5 cm bằng loại dây cao su hoặc băng cà vạt.
Thứ tự đặt garo như sau: ấn chặn ĐM để cầm máu, lót vải hoặc gạc dưới chỗ đặt garo.
Trường hợp dùng băng cà vạt: quấn băng vòng quanh trên vải lót rồi buộc lại. dung que lồng vào và xoắn lại tới khi máu không chảy, mạch không đập là được. cố định que xoắn, băng ép vết thương lại, làm phiếu garo.
Trường hợp dung dây cao su: quấn chặt dây cao su 3 vòng trên vải lót, tói vòng thứ tư thì giắt vào vòng cuối, khi máu ngừng chảy là được. băng vết thương treo tay lên cổ, buộc 2 chân vào nhau làm phiếu garo. d. Nới dây garo:
Những trường hợp sau đây không nới garo: chi bị cắt cụt hoàn toàn, đoạn chi ở dưới garo đã bị hoại tử, hoặc bị hoại thư.
Cách nới garo:
- Ấn chặn ĐM phía trên dây garo.
- Nới dây garo từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt BN và máu chảy ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn dưới garo.
- Nới khoảng 4-5 phút.
- Khi thấy máu chảy mạnh ở vết thương phải ấn chặn ĐM lại.
- Nếu sắc thái nạn nhân thay đổi đột ngột như nhợt nhạt, tím tái thì xiết garo lại ngay.
- Đặt lại garo phải nhích lên trên hoặc xuống dưới chỗ đặt ban đầu 1 chút.
- Nếu nới garo mà không thấy máu chảy nữa thì không cần phải siết lại mà để hờ và theo dõi.
Chú ý: nạn nhân nằm đầu thấp, ủ ấm, luôn luôn theo dõi kể cả khi chuyển nạn nhân đi.
Khi ĐM đã bị đứt nhưng do 1 nguyên nhân nào đó như co mạch, vết thương dập nát, mà máu không chảy ta vẫn phải đặt garo hờ. khi thấy máu chảy thì siết garo lại.
Những vị trí vết thương không thể garo được hoặc không băng ép được thì phải dùng tay ấn chặn để cầm máu và di chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.