IV. Kết quả đạt được của luận văn:
2.1.2. Các hình thức thi công cầu giao thông
Hiện nay cầu giao thông nông thôn các tỉnh ĐBSCL chủ yếu thi công theo các hình thức: thi công tại chỗ, thi công lắp ghép, thi công bán lắp ghép.
Bảng 2.1: So sánh hình thức thi công tại chỗ & thi công lắp ghép
Thi công tại chỗ Thi công lắp ghép Vật Liệu Sử dụng vật kiệu địa
phương Được lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn
Thi công
-Thi công tại chỗ -Kxưởng. Chất lượng được giám sát ết cấu sản xuất tải nhà máy, nhà -Thời gian thi công dài -Tự động hóa trong sản xuất
-Có sự tham gia của người
dân địa phương -Slắp kết cấu tới công trường ử dụng máy móc để vận chuyển và cẩu
-Thi công nhanh chóng
Kinh tế Giá thành githam gia của người dân, sử ảm do có sự dụng vật liệu địa phương
- Hiệu quả với những công trình lớn - Chi phí tăng do phải vẩn chuyển từ nhà máy đến công trường
Bảo trì,
khai thác Sửa chữa dễ dàng Kết cấu lâu bền, ít phải bảo trì
Áp dụng Kết cấu bê tông cốt thép Kết cấu bê tông cốt thép Kết cấu thép
2.1.2.1. Thi công tại chỗ
Áp dụng chủ yếu cho kết cấu cầu bê tông cốt thép. Bản chất của hình thức thi công bê tông tại chỗ là bê tông toàn khối: người ta ghép ván khuôn, đặt cốt thép và đổ bê tông ngay tại vị trí thiết kế của kết cấu do đó các cấu kiện dính với nhau, tạo sự đồng nhất trong bê tông.
Ưu điểm: Thi công đựơc các loại kết cấu có cấu tạo phức tạp về hình dáng. Độ cứng công trình lớn, chịu lực động tốt.
Nhược điểm: Tốn vật liệu làm ván khuôn và cột chống. Thời gian chờ đợi để tháo ván khuôn cột chống là khá lâu làm công trình bị kéo dài ảnh hưởng tới tiến độ thi công.
Hình 2.1: Vận chuyển đá cát xây dựng đến công trường
Hình 2.3: Giàn khoan thi công cọc khoan nhồi Hình 2.4: Thi công kết cấu hạ tầng
a- Lắp đặt ván khuôn và cốt thép
cho dầm cầu b- Thi công bản đáy mặt cầu, lắp đặt cốt thép dầm ngang, dầm dọc cầu Hình 2.5: Thi công kết cấu thượng tầng
2.1.2.2. Thi công lắp ghép
Ưu điểm: Công trình kiên cố, khả năng chịu lực cao, có thể thực hiện được các dự án lớn.Sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao :Các sản phẩm vừa có tính chức năng vừa để trang trí. Chúng có thể được tạo dáng và được đúc ra với vô số hình dạng và kích thước như mong muốn cho các công trình xây dựng.Sản phẩm được sản xuất từ nhà máy có chất lượng cao, chi phí bảo trì thấp:
- Lâu bền: Trong quá trình sản xuất kết cấu được quản lý chặt chẽ, nhằm đảm bảo độ đậm đặc và bền vững cao của sản phẩm.
- Ít bào trì : Với kết cấu bê tông đúc sẵn đòi hỏi rất ít hay hầu như không một sự bảo trì nào. Với kết cấu thép thì đã được xử lý nghiêm ngặt với các điều kiện môi trường .
Thời gian xây dựng ngắn hơn – giảm được một nửa so với việc xây dựng tại chỗ truyền thống.
-Dễ lắp ráp: Kết cấu đòi hỏi phải sử dụng máy móc để vận chuyển và lắp ráp. Ngoài ra, tốc độ lấp ráp bị phụ thuộc vào việc đào móng hơn là việc xử lý và sắp đặt chúng. Các sản phẩm được thiết kế và được sản xuất để việc nối kết được đơn giản nên có nhiểu bộ phận có thể được lắp ráp chỉ trong một thời gian ngắn.
- Hiệu quả: Các sản phẩm lắp ráp khi đến được công trường là sẳn sàng để được ráp lắp. Không cần phải mua thêm các vật liệu khác như thép cường lực và bê- tông, và cũng không cần mất thêm thời gian để xây dựng các hình dáng, đổ bê-tông hay đợi chờ bê-tông được lưu hóa.
Hệ thống giám sát chất lượng: Bởi vì các sản phẩm vốn được sản xuất trong một môi trường được kiểm soát nên chúng có được phẩm chất cao vả tính đồng bộ. Các yếu tố tác động đến chất lượng thông thường được tìm thấy tại công trường : nhiệt độ, ẩm ướt, phẩm chất nguyên liệu, tay nghề - hầu như được loại trừ tại môi trường của nhà máy.
Khả năng chuẩn hoá tuyệt vời: Bởi tính chuẩn tự nhiên của những sản phẩm lắp ráp nên các công trình xây dựng hầu như với mọi kích thước đều có thể ăn khớp được.
Hiệu quả kinh tế: Thi công lắp ráp với thời gian xây dựng nhanh hơn, ít chi phí bảo trì hơn, tuổi thọ công trình kéo dài hơn cũng như chi phí bảo hiểm công trình giảm đã góp phần vào việc tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả và kinh tế nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đề ra.
Nhược điểm: Tuy có rất nhiều lợi thế nhưng hình thức thi công lắp ghép có một số nhược điểm như:Hiệu quả với công trình lớn; Công trình rải rác nằm ở vùng sâu vùng xa, vận chuyển cẩu lắp tới công trình gặp khó khăn. Quá trình lắp đặt đòi hỏi nguồn nhân lực; Không tận dụng được nguồn nhân lực địa phương
Thi công bán lắp ghép là hình thức kết hợp của cả hai hình thức trên. Thông thường một công trình cầu gồm nhiều bộ phận như: mố cầu, trụ cầu, nhịp cầu và các kết cấu phụ trợ. Mỗi cấu kiện đều có thể được thi công được theo hình thức thi công tại chỗ, thi công lắp ghép hoặc bán lắp ghép tùy thuộc vào điều kiện thi công, điều kiện nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị …