Khái niệm và ý nghĩa của chu kỳ sản xuất

Một phần của tài liệu GIAO TRINH MON TO CHUC SAN XUAT MOI NHAT 15 9 2017 (Trang 37 - 38)

a) Khái niệm:

- Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong nhập kho thành phẩm.

- Chu kỳ sản xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm hay sản phẩm hoàn chỉnh.

- Chu kỳ sản xuất được tính theo thời gian lịch, tức là sẽ bao gồm cả thời gian sản xuất và thời gian nghỉ theo chế độ.

- Công thức tính chu kỳ sản xuất như sau:

TCK = ∑ ∑ ∑ ∑ ∑tcn + tvc + tkt + tgd + ttn

Trong đó :

TCK: là thời gian chu kỳ sản xuất (tính bằng giờ hay ngày đêm) tcn : là thời gian của quá trình công nghệ

tkt : là thời gian kiểm tra kỹ thuật

tgd : là thời gian gián đoạn SX do đối tượng dừng lại ở các nơi làm việc, các khâu trung gian và các nơi không sản xuất.

ttn : là thời gian quá trình tự nhiên b) Ý nghĩa:

- Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định.

- Chu kỳ sản xuất làm cơ sở cho việc dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ.

- Chu kỳ sản xuất biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất. Chu kỳ sản xuất tổ chức càng ngắn biểu hiện trình độ sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất.

- Chu kỳ sản xuất ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất. Trong thị trường cạnh tranh nhiều biến động, chu kỳ sản xuất càng ngắn càng nâng cao khả năng của hệ thống sản xuất đáp ứng với những thay đổi.

Một phần của tài liệu GIAO TRINH MON TO CHUC SAN XUAT MOI NHAT 15 9 2017 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w