Bán vốn Nhà nước: Một trong các giải pháp khác được Chính phủ sử dụng để bù đắp thâm

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập tuyển sinh sau đại học môn kinh tế học (Trang 29 - 34)

hụt ngân sách là bán vốn Nhà nước. Theo Đề án tái cơ cấu, SCIC sẽ thoái toàn bộ vốn tại 10 doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lớn và hoạt động hiệu quả như Vinamilk, FPT, Nhựa Bình Minh… Tổng giá trị của đợt thoái vốn này có thể lên tới 3-4 tỷ USD để hỗ trợ bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước.

30

CÂU 12:

Phân tích các công cụ mở rộng và thu hẹp mức cung tiền của Ngân hàng Trung ương? Liên hệ thực tiễn với Việt Nam

Khái niệm về cung tiền

Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán nhanh và dễ dàng. Nó bao gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.

Các công cụ mở rộng mức cung tiền

Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở liên quan đến việc mua và bán chứng khoán của ngân hàng trung ương. Giao dịch chứng khoán của ngân hàng trung ương làm thay đổi cơ sở tiền: Việc mua làm tăng cơ sở tiền. Khi ngân hàng TW mua chứng khoán hay các giấy từ có giá làm cung tiền tăng.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải duy trì theo quy định của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ. Sự giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ ít hơn, do đó cho vay nhiều hơn từ mỗi đồng mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là, nó làm giảm tỷ lệ dự trữ, làm tăng số nhân tiền và làm tăng cung tiền.

Nhìn chung, các ngân hàng trung ương rất ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

Lãi suất chiết khấu.

Công cụ thứ ba mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền là lãi suất chiết khấu, tức lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vay tiền của ngân hàng trung ương. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền được rút ra. Khi ngân hàng trung ương cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn.

Ngân hàng trung ương có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng thấp, các ngân hàng dễ dàng vay tiền của ngân hàng trung ương để bù đắp dự trữ nên các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm tỷ lệ dự trữ và làm tăng số nhân tiền. Bởi vậy, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích các ngân hàng vay tiền nhiều tiền hơn từ ngân hàng trung ương và dự trữ với tỷ lệ thấp hơn, dẫn tới cơ sở tiền và số nhân tiền tăng và cung ứng tiền tệ tăng.

Các công cụ thu hẹp mức cung tiền

Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở liên quan đến việc mua và bán chứng khoán của ngân hàng trung ương. Giao dịch chứng khoán của ngân hàng trung ương làm thay đổi cơ sở tiền: Việc bán làm giảm cơ sở tiền. Khi ngân hàng TW bán chứng khoán hay các giấy từ có giá làm cung tiền giảm.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải duy trì theo quy định của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ. Sự gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đồng mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là, nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và làm giảm cung tiền.

31

Nhìn chung, các ngân hàng trung ương rất ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Ví dụ, khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, một số ngân hàng nhận thấy họ bị thiếu hụt dự trữ, mặc dù họ không thấy có sự biến động nào trong tiền gửi. Trong trường hợp như vậy, họ phải từ chối cho vay cho đến khi tạo ra được đủ mức dự trữ theo qui định mới.

Lãi suất chiết khấu.

Công cụ thứ ba mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền là lãi suất chiết khấu, tức lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vay tiền của ngân hàng trung ương. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền được rút ra. Khi ngân hàng trung ương cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn.

Ngân hàng trung ương có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay tiền của ngân hàng trung ương để bù đắp dự trữ. Đồng thời, để có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ và làm giảm số nhân tiền. Bởi vậy, biện pháp tăng lãi suất chiết khấu có xu hướng làm giảm cơ sở tiền và số nhân tiền, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm.

Liên hệ thực tiễn với Việt Nam

NHNN đã thực hiện chào mua giấy tờ có giá với khối lượng và kỳ hạn phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình vốn khả dụng của các TCTD, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán để hỗ trợ các TCTD ổn định mặt bằng lãi suất huy động. Đồng thời, trong điều kiện vốn khả dụng dư thừa, NHNN đã thực hiện chào bán tín phiếu với kỳ hạn, khối lượng ở mức hợp lý để kiểm soát tiền tệ và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước. Bên cạnh đó, NHNN điều hành công cụ tái cấp vốn phù hợp với chủ trương của Chính phủ, mục tiêu điều hành của NHNN và nhu cầu vốn của TCTD. Nhờ đó, thanh toán của hệ thống TCTD được đảm bảo, thị trường tiền tệ ổn định; Tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế đến ngày cuối tháng 6/2018 tăng 7,96% so với cuối năm trước và tăng 17,35% so với cùng kỳ năm 2017, phù hợp với chỉ tiêu định hướng đề ra (tăng khoảng 16%).

Trên cơ sở tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối và cân đối tổng thể cung-cầu, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống 4,75%/năm để hỗ trợ TCTD giảm chi phí vốn từ đó giảm lãi suất cho vay; Đồng thời, chỉ đạo các TCTD tiếp tục cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh daonh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng. Kết quả, mặt bằng lãi suất về cơ bản được tiếp tục duy trì ổn định, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục giảm.

NHNN điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo thanh khoản của các TCTD, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ; thường xuyên trao đổi với Bộ Tài chính các thông tin về diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ, biến động thu-chi ngân sách nhà nước, biến động số dư tiền gửi Kho bạc và phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước về NHNN để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ.

32

Câu 13:

Trình bầy khái niệm, mục tiêu, và công cụ của chính sách tiền tệ ? Theo anh chị chính phủ thường sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và mở rộng trong trường hợp nào ? Nêu Ví dụ cụ thể trong thực tiễn mà anh chị biết?

Khái niệm CSTT: Chính sách tiền tệ là việc NHTW sử dụng các công cụ và phương pháp để làm thay

đổi dự trữ của các NHTM, từ đó làm thay đổi lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Mục tiêu CSTT:

Mức công ăn việc làm cao: mức công ăn việc làm cao là một mục tiêu quan trọng vì 2 lý do:

Trong tình huống ngược lại có nhiều người thất nghiệp dẫn tới sự nghèo khổ, xuống cấp về đạo đức, lối sống, tội phạm gia tăng.

Khi nền kinh tế có mức thất nghiệp cao, sức lao động và các nguồn lực khác bị lãng phí dẫn tới giảm sút về sản lượng.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế thường liên quan chặt chẽ với mức công ăn việc làm cao. Nếu nền kinh

tế ở mức toàn dụng nhân công, sản lượng sẽ ở mức ti ềm năng (cao nhấ t trong đi ều kiện có thể). Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập gia tăng làm cho đời sống của các tầng lớp dân cư được c ải thiện, và đó là điều mà tấ t cả mọi người đều mong muốn. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại được quan tâm nhiều bởi các nhà hoạch định chính sách.

Mức giá c ả ổn định làm cho giá trị về mặt hiện vật của tiề n tệ được bảo đảm. nếu giá cả tăng lên s ẽ

gây ra lạ m phát tạo nên những méo mó trong đời sống kinh tế và gây nên sự không chắc chắn trong việc lập kế hoạch hoạt động của cá nhân và các hãng. Lạm phát ổn định được coi là mục tiêu quan trọng nhất đối với các NHTW. Bởi vì nếu mục tiêu này không đạt được thì khó có thể đạt được tăng trưởng kinh tế và mức công ăn việc làm cao.

Ổn định của thị trường tài chính và thị trường ngoại hối: NHTW tồn tại để hạn chế các cuộc khủng

hoả ng tài chính và ngăn chặn những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính có thể làm cho luồng vốn giữa người cho vay và người vay giảm sút và làm thu hẹp đáng kể quy mô của nền kinh tế. Sự ổn định của thị trường tài chính thể hiện ở sự ổn định của lãi suất. Sự ổn đị nh trên thị trường ngoại hối đượ c thiế t lập dựa trên sự ổn định của tỷ gía hối đoái.

Công cụ của CSTT: Mức cung tiền (MS) và lãi suất (r)

Chính sách tiền tệ mở rộng: thực chất là ngân hàng trung ương ở rộng mức cung tiền trong nền kinh

tế, làm cho lãi suất giảm xuống qua đó làm tăng tổng cầu, nhờ vậy mà quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Để mở rộng được mức cung tiền, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, ngân hàng trung ương có thể thực hiện một trong ba cách sau: mua vào trên thị trường chứng khoán, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp mức lãi suất chiết khấu, hay thực hiện đồng thời cả hai hoặc ba cách cùng lúc.

Chính sách tiền tệ mở rộng được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái hoặc có mức tăng trưởng quá thấp. Phân tích đồ thị: Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E1 (P1, Y1)< Y*, suy thoái, thất nghiệp gia tăng. Để khôi phục nền kinh tế, chống suy thoái, chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng (tăng MS, giảm r).

33

Chính sách tiền tệ thắt chặt: ngân hàng trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền

kinh tế, làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên.Thông qua đó, nó thu hẹp được tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống. Thực thi chính sách này, ngân hàng trung ương sử dụng các biện pháp làm giảm mức cung tiền bằng cách: bán ra trên thị trường chứng khoán, tăng mức dự trữ bắt buộc, hoặc tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát khắt khe đối với các hoạt động tín dụng…

Thông thường chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có mức tăng trưởng quá cao, nền kinh tế đó đang ở tình trạng “quá nóng”, lạm phát có nguy cơ bùng nổ.

Phân tích đồ thị:

Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E1 (P1, Y1)> Y*, tăng trưởng nóng, lạm phát gia tăng. Để kiềm chế lạm phát, chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm MS, tăng i).

34

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập tuyển sinh sau đại học môn kinh tế học (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)