Chính sách tài khóa thắt chặt : Khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, sản lượng nền kinh tế vượt

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập tuyển sinh sau đại học môn kinh tế học (Trang 25 - 29)

quá sản lượng tiềm năng, lạm phát trong nền kinh tế gia tăng, để kiềm chế lạm phát chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt thông qua hai công cụ là chi tiêu và thuế:

- Hoặc giảm chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ - Hoặc tăng thuế

- Hoặc vừa giảm chi tiêu vừa tăng thuế

CSTKTC: làm giảm chi tiêu (G) dẫn đến giảm tổng cầu (AD) hoặc tăng thuế (T) dẫn đến giảm tổng cầu

suy ra AD giảm dẫn đến giá (P) giảm, sản lượng (Y) giảm. Theo đồ thị trên thì:

Tại E1 = AD1 giao SRAS1 tại mức giá P1, Y1> Y* khi áp dụng CSTKTC là (giảm chi tiêu (G) và tăng thuế (T)) làm cho AD giảm dịch chuyển sang trái từ AD1 sang AD2

|Tại E2 = AD2 giao với LRAS giao với SRAS1 , tại mức giá P2 <P1, Y*<Y1

* Liên hệ thực tế về chính sách tài khóa thắt chặt:

- Thời kỳ suy thoái (1997 - 1999): Năm 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á kéo theo làm suy thoái kinh tế, từ tăng trưởng cao chuyển sang giảm dần và giảm sâu nhất vào năm 1999. Bên cạnh ảnh hưởng khủng hoảng, việc kinh tế trong nước suy giảm cũng có thể do một phần từ chính sách tài khóa thắt chặt, tỷ lệ thu ngân sách/GDP tăng, trong khi tỷ lệ chi ngân sách/GDP giảm (xem hình 1), chính sách này góp phần cải thiện tỷ lệ bội chi ngân sách, tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 1998 rất thấp và thấp nhất trong cả giai đoạn từ năm 1990 đến nay.

- Giai đoạn suy thoái (2007-2008): Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, bên cạnh đó nhằm chống lạm phát, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt

26

giải pháp, trong đó có chính sách thắt chặt tài khóa, tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội; giảm nhanh tỷ lệ bội chi ngân sách từ mức trên 6,8% năm 2007 giảm xuống còn khoảng 1,4% vào năm 2008.

- Giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2009 đến nay: Sau ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm chống suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô. Giải pháp chủ yếu được áp dụng là chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu khác nhau: Gói kích cầu thứ nhất được triển khai trị giá 1 tỷ USD (17.000 tỷ đồng) nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất. Mặc dù, nguồn thu (thu từ nội địa, thu từ xuất nhập khẩu) đều được cải thiện và tương đối ổn định, song các gói kích cầu làm tỷ lệ bội chi ngân sách trong giai đoạn này tiếp tục tăng cao (bình quân 5,17% trên 5% theo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế).

27

Câu 11. Thâm hụt ngân sách là gì? Có những loại thâm hụt ngân sách nào? Nêu các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách mà chính phủ Việt Nam thực hiện trong thời gian qua?

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được các cơ quan thẩm

quyền của Nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Cơ cấu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách

- Thu từ các khoản Thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế nhà đất,.v.v. Ở nhiều nước, thuế thường chiếm từ 80% – 90% ngân sách của mỗi quốc gia, nước ta chiếm 82%.

- Thu từ các khoản phí, lệ phí (phí giao thông, phí qua cầu, tiền phạt do vi phạm các chính sách, tiền phạt do xây dựng nhà trái phép, tiền thu hồi do tham nhũng,.v.v.).

- Thu từ việc phát hành xổ số kiến thiết, phát hành công trái,.v.v. o Thu từ ciệc phát hành tiền.

- Thu từ dầu thô, Thu từ các khoản vay nợ nước ngoài, nhận viện trợ từ nước ngoài.

Chi ngân sách: Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp cácphương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Chính phủ.

Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách Nhà nước gồm:

- Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội

- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm: Giáo dục, Y tế, Công tác dân số, Khoa học và công nghệ, Văn hóa, Thông tin đại chúng, Thể thao, Lương hưu và trợ cấp xã hội, Các khoản liên quan đến can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế, Quản lý hành chính, An ninh, quốc Phòng, Các khoản chi khác, Dự trữ tài chính, Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách Nhà nước được chia ra:

- Tiêu dùng cuối cùng (của Nhà nước): Các khoản chi thường xuyên cho mua sắm của các cơ quan Nhà nước.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng: Xây dựng cơ bản và khấu hao tài sản.

- Phân phối và tái phân phối xã hội: Lương công nhân viên chức và các khoản trợ cấp xã hội, hưu trí.

Thâm hụt ngân sách Nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà nước, là tình trạng khi

tổng chi tiêu của ngân sách Nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách Nhà nước.

Thông thường có 3 loại hình thâm hụt ngân sách:

Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một

thời kỳ nhất định

Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt ngân sách trong trường hợp nếu nền kinh tế hoạt

động ở mức sản lượng tiềm năng.

Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh

doanh. Thâm hụt ngân sách chu kỳ bằng hiệu số giữa thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu. Trong 3 loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả hoạt động chủ quan của chính sách tài khoá như: Định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm,… Vì vậy, để đánh giá kết quả tác động của chính sách tài khoá đến thâm hụt ngân sách, ta phải sử dụng thâm hụt cơ cấu

28

Các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách: Phát hành tiền

+ Ưu điểm : bù đắp ngân sách nhanh chóng không phải trả lãi không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần

+ Nhược điểm: xu hướng sẽ tạo ra 1 tổng cầu quá lớn trong nền kinh tế và làm cho lạm phát tăng nhanh

Vay nợ:

+ Trong Nước:

Ưu điểm: cho phép chính phủ có thể duy trì việc thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Tập trung được khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ nước ngoài dễ triển khai.

Nhược điểm: chứa đựng nguy cơ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế do giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dung và gây sức ép tăng lãi xuất trong nước

+ Nước ngoài: Ưu Điểm: có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế

Nhược điểm : gánh nặng nợ nần nghĩa vụ trả nợ tăng lên giảm khả năng chi tiêu của chính phủ. Nền kinh tế trở lên bị phụ thuộc vào nước ngoài

Tăng thuế

+ Ưu điểm: khi còn trong vùng có thể chịu đựng được tăng thuế xuất thuế thu nhập sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước đồng thời còn kích thích các đối tượng mở mang các hoạt động kinh tế tăng khả năng sinh lời 1 phần nộp ngân sách nhà nước còn lại là thặng dư cho mình. Trong trường hợp này tăng thuế thu nhập có tác dụng kic thích tăng trưởng kinh tế

+ Nhược điểm: khi vượt qua giới hạn chịu đựng của nền kinh tế tăng thuế xuất trực thu sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước và thúc đẩy trốn thuế lậu thuế

Trên thực tế tăng thuế là giải pháp không dễ áp dụng và rất tốn kém

Cắt giảm chi tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách

+ tình thế nhưng vô cùng quan trọng + Tiết kiệm các khoản đầu tư công

+ Theo góc độ kinh tế học thì đây là biện pháp tiêu cực.

Dự trữ ngoại hối

Sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ cảu quốc gia (bao gồm ngoại tệ mạnh và vàng) để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước

+ Ưu điểm : dự trữ hợp lý có thể giúp quốc gia tránh được khủng hoảng

+ Nhược điểm: tiềm ẩn nhiều rủi ro cần hạn chế vì nếu áp dụng không tốt thì khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia hết sức mỏng manh, sự mất niềm tin vào khả năng mà chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể dẫn đến 1 dòng vốn ồ ạt chảy ra bên ngoài làm cho đồng nội tệ giảm mạnh giá và làm tăng sức ép lạm phát

Kết hợp với vay nợ biện pháp này sẽ khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước.

29

Việt nam thâm hụt ngân sách hơn 10 năm qua. Để bù đắp thâm hụt ngân sách tại Việt Nam, Chính Phủ đang sử dụng một số giải pháp chính như sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập tuyển sinh sau đại học môn kinh tế học (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)