PHIẾU ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các đặc TRƯNG của bài học đạo đức PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TIỂU học (Trang 40 - 44)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Phân tích video

PHIẾU ĐIỀU TRA

nhóm.

(3) Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường sống ở địa bàn dân cư nơi mình sinh sống, điền vào phiếu điều tra và phiếu báo cáo, trình bày kết quả điều tra vào tiết sau.

Lớp: Nhóm:

PHIẾU ĐIỀU TRA

Bài: Bảo vệ môi trường sống

trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật và môi trường đất) ở địa phương em, rồi ghi kết quả vào phiếu này.

STT Nơi được điều

tra

Tình trạng vệ sinh

Nguyên nhân chủ yếu

Nhận xét của thầy (cô) giáo Nhóm trưởng kí tên

Hoạt động 4: Nhận xét hành vi

Mục tiêu: HS đánh giá được các hành vi liên quan đến bảo vệ môi trường sống.

 Cách tiến hành:

(1) GV đưa ra một số hành vi (máy chiếu) và yêu cầu HS nhận xét hành vi này đúng hay sai? Vì sao?

+ Hành vi đúng: Một hôm, cả nhà An đi chơi công viên Hồ Tây. An được mẹ mua cho kem, khi ăn xong, An nhìn quanh không thấy thùng rác đâu cả. Thấy thế, mẹ bảo An: “con vứt tạm ra bụi cây cũng được, không ai thấy đâu”. An lưỡng lự nhưng rồi em quyết định chạy đi tìm thùng rác để vứt vỏ kem.

+ Hành vi sai: Nhà bác Khang có 1 trang trại nuôi bò. Khu chuồng trại nhà bác ở gần sông của địa phương. Bác thường xuyên rửa chuồng và để cho không tốn kém chi phí và đỡ vất vả, bác cho luôn nước thải ra sông.

(2) GV chia lớp thành nhóm đôi: thảo luận để đánh giá các hành vi trên là đúng hay sai? Vì sao?

(3) Các nhóm độc lập thảo luận, GV đi vòng quanh lớp và phát hiện nhóm sai (nếu có).

(4) Theo từng hành vi, GV mời đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp (kết quả chỉ dừng lại ở việc đúng hoặc sai). Các nhóm khác nêu ý kiến khác (nếu có).

(4) GV đề nghị các nhóm giải thích.

+ Nếu hành vi đó là đúng, GV yêu cầu học sinh chỉ ra tác dụng đối với đối tượng, người xung quanh, bản thân.

+ Nếu hành vi đó là sai, GV yêu cầu học sinh chỉ ra tác hại đối với đối tượng, người xung quanh, bản thân.

(5) GV kết luận chung: Theo từng nội dung, GV kết luận ngắn gọn hành vi đúng hoặc sai và giải thích vì sao?

Hoạt động 5: Xử lí tình huống

Mục tiêu: Học sinh giải quyết được tình huống liên quan đến việc bảo vệ môi trường sống.

 Cách tiến hành:

(1) GV giới thiệu tình huống (máy chiếu).

Tình huống: Chiều chủ nhật, Minh sang nhà Nam chơi. Khi vừa dọn dẹp nhà của xong, Nam nhờ Minh “Cậu vứt hộ tớ túi rác ra sông với, để đây sẽ bốc mùi lên mất”.

Nếu em là Minh trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

(2) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 sắm vai xử lý tình huống.

(3) Các nhóm độc lập thảo luận cách giải quyết và phân vai.

(4) GV mời 1 nhóm thực hiện trò chơi sắm vai trước lớp.Các nhóm giải thích cách giải quyết (chỉ ra được lợi ích của hành vi đó).

- GV gọi nhóm sai lên thực hiện trước (nếu có). - Các nhóm khác tiếp tục thực hiện trò chơi sắm vai của mình.

- Các nhóm giải thích cách giải quyết (chỉ ra được lợi ích của hành vi đó).

(5) GV kết luận, chốt lại một số cách giải quyết đúng và lợi ích của những cách đó.

(6) GV kết luận, chốt lại một số cách giải quyết đúng và lợi ích của những cách đó.

Hoạt động 6: Báo cáo kết quả điều tra

Mục tiêu: HS trình bày kết quả điều tra và từ đó lập kế hoạch thực hiện bảo vệ môi trường sống mà các em thực hiện được.

 Cách tiến hành:

(1) GV nhắc lại nhiệm vụ điều tra và yêu cầu các đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

(2) Các đại diện nhóm lần lượt báo cáo kết quả rèn luyện trước lớp, sau mỗi báo cáo lớp có thể hỏi bạn về những điều mình quan tâm, chưa rõ.

- Cách thực hiện đó đã hiệu quả chưa, có cách thực hiện nào khác

không, hay làm như thế nào để bảo vệ môi trường nước, bảo vệ môi trường sinh vật,… hiệu quả hơn…., đề nghị đã hợp lí chưa? …).

(3) GV yêu cầu HS thảo luận:

- Trong số các địa điểm mà mà lớp ta điều tra được, các em có thể

- tham gia bảo vệ (làm vệ sinh) ở đâu?

- Nên tổ chức việc bảo vệ môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh vật, môi trường trên cạn đó như thế nào?

- (Những ai tham gia việc này? Các em cần làm gì để bảo vệ môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh vật, môi trường trên cạn?

- Cần chuẩn bị những dụng cụ lao động gì? Khi nào thì có thể thực hiện

- công việc đó?)

(4) Nêu đánh giá chung về việc HS thực hiện điều tra.

(5) Giao nhiệm vụ cho HS việc bảo vệ môi trường sống theo kế hoạch đã đề ra.

Lớp: Nhóm:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các đặc TRƯNG của bài học đạo đức PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TIỂU học (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w