Những đặc trưng về kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh được biểu hiện qua mục đích, người kiểm tra, đánh giá, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá.
- Mục đích cơ bản của việc đánh giá phải là: trên cơ sở phát hiện chính xác trình độ của cá nhân học sinh (các biểu hiện năng lực, phẩm chất, những kết quả đạt được theo quy định của Chương trình giáo dục tiểu học), giáo viên đề cao các biện pháo giúp từng em phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế, yếu kếm để học sinh tiến bộ, phát triển không ngừng.
- Về người kiểm tra, đánh giá có sự tham gia của giáo viên, học sinh và gia đình trong đó:
+ Giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, phát hiện ra trình độ, những biểu hiện năng lực và phẩm chất của học sinh, cho học sinh và cha mẹ cho học sinh biết, giúp học sinh khắc phục lỗi, sai sót và phát huy mặt tích cực, giám sát việc khắc phục lỗi của học sinh, phối hợp với cha mẹ học sinh nhằm bảo đảm cho các em khắc phục được lỗi, sai sót để tiến bộ.
+ Học sinh không chỉ là người nhận sự đánh giá từ phía giáo viên và cha mẹ, mà còn tự đánh giá, nhận ra những lỗi, sai sót và cố gắng khắc phục, sữa
chữa, đề nghị sự hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên và cha mẹ trong việc sửa lỗi, sai sót, báo cáo với giáo viên và cha mẹ sau khi thực hiện xong việc khắc phục này, …
+ Cha mẹ học sinh không chỉ tiếp nhận đánh giá của giáo viên đối với mình, mà còn phát hiện, giúp các con khắc phục, sửa lỗi, giám sát việc khắc phục này, thông báo với giáo viên về quá trình và kết quả sửa lỗi và tiến bộ của học sinh,…
- Nội dung kiểm tra, đánh gia quan trọng nhất là những biểu hiện của các năng lực chung (tực hủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực chuyên môn liên quan bài học, môn học đó (khả năng vận dụng những kiến thức, thái độ, kĩ năng,… vào các bối cảnh thực tiễn cuộc sống của mình) mà không đơn thuần chỉ là kết quả (kiến thức, thái độ, kĩ năng,…) – đó là nội dung đánh giá quá trình.
- Về phương pháp kiểm tra, đánh giá, những người thma gia phải phối hợp các phương pháp sao cho phát hiện chính xác năng lực của học sinh được phát triển qua từng hoạt động, bài học theo từng môn học. Ví dụ, trong khi học sinh thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề học tập của mình, giáo viên cần quan sát những biểu hiện năng lực giao tiếp và hợp tác
của học sinh thể hiện khi đó (như chia sẻ công việc, phát biểu ý kiến của mình, lắng nghe bạn trình bày, cùng thảo luận các ý kiến đa dạng, lựa chọn phương án hợp lí nhất,…) và kết quả hoạt động nhóm. Chỉ trong trường hợp này, đánh gia mới khách quan, công bằng và nhờ đó, mới có thể giúp học sinh tiến bộ, phát triển.
- Về hình thức kiểm tra, đánh giá theo quy định hiện hành của Thông tư 22/2016/TT -BGDĐT, bên cạnh cho điểm những bài kiểm tra định kì, đánh giá năng lực học sinh đòi hỏi coi kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng nhận xét là chính, Kiểm tra, đánh giá thường xuyên giúp giáo viên phát hiện ra những biểu hiện tích cực và tiêu cực liên quan đến các năng lực được phát triển cho học sinh qua mỗi hoạt động, bài học và từ đó, định hướng cho các em phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời, khắc phục và sửa chữa kịp thời những hạn chế của mình. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và phụ huynh tham gia đánh giá. Điều đo làm cho quá trình đánh giá thêm khách quan và nhờ đó có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, giúp học sinh tiến bộ không ngừng.
Trong kiểm tra, đánh gia thường xuyên, giáo viên không cho điểm mà nhận xét học sinh với lời
nhận xét rõ ràng, chính xác, khách quan. Khi nhận. Khi nhận xẻ một bài làm của học sinh giáo viên tỏ lời khen ngợi, động viên bằng những “cái vỗ tích cực” và giúp học sinh nhận ra, biết được:
+ Những ưu điểm, tích cực và những nhược điểm, sai sót (nếu có) trong bài làm của mình.
+ Nguyên nhân của những sai sót, hạn chế đó. + Cách sửa chữa khắc phục những sai sót, hạn chế để tiến bộ.
Sau đó, GV yêu cầu, khuyến khích học sinh tự sửa chữa và kiểm tra lại việc sửa chữa đó đảm bảo thành công. Nhờ đó, học sinh sẽ tiến bộ và phát triển không ngừng.
PHẦN B: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC “BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG” MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5. VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG” MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5.
BÀI “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG”
I. Mục tiêu
1. Học sinh (HS) phân tích thông tin, hình ảnh từ video, từ đó khái quát hóa được kết quả thành bài học: cần bảo vệ môi trường sống.
2. HS chia sẻ, bổ sung những kinh nghiệm của mình và từ đó tổng hợp được kết quả thành sự cần thiết và cách thực hiện việc bảo vệ môi trường sống.
3. HS tự đánh giá việc bảo vệ môi trường sống của mình.
4. HS đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường sống ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp bảo vệ môi trường sống.
5. HS đánh giá được các hành vi liên quan đến bảo vệ môi trường sống.
6. HS giải quyết được tình huống liên quan đến việc bảo vệ môi trường sống.
7. HS báo cáo kết quả điều tra và từ đó lập kế hoạch thực hiện bảo vệ môi trường sống mà các em thực hiện được.
8. HS thực hiện được những hành vi, việc làm vừa sức góp phần bảo vệ môi trường sống qua việc quan sát, phân tích thực trạng ô nhiễm.Từ đó hình thành thói quen bảo vệ môi trường sống.
II. Đồ dùng dạy học.
- Video
- Phiếu thảo luận nhóm với nội dung về sự cần thiết và cách thực hiện.
- Phiếu điều tra. - Tình huống.
- Phiếu báo cáo kết quả điều tra.