PHIẾU BÀI TẬP

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các đặc TRƯNG của bài học đạo đức PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TIỂU học (Trang 37 - 40)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động 1: Phân tích video

PHIẾU BÀI TẬP

Lớp: Nhóm:

PHIẾU BÀI TẬP

Bài tập 1: Em hãy thảo luận nhóm rồi điền vào chỗ khuyết những từ thích hợp.

Chúng ta bảo vệ môi trường sống vì:

- Môi trường sống là phần không bao quanh … (con người) và …(sinh vật) mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự …(sinh trưởng, phát triển) và những hoạt động khác của con người và sinh vật. Có các loại môi trường sốang như …(môi trường nước, môi trường đất, môi trường

trên cạn, môi trường sinh vật). Vì vậy, mọi

người đều có trách nhiệm …(bảo vệ).

- Khi em biết bảo vệ môi trường sống thì môi trường sống sẽ …. (trong lành), có lợi cho …. (sức khỏe) con người và em sẽ được mọi người …. (khen ngợi).

- Khi em không bảo vệ môi trường sống thì môi trường sống sẽ bị … (ô nhiễm, dần huỷ diệt), …. (có hại) cho sức khỏe con người và em sẽ bị mọi người …. (phê bình).

Bài 2: Hãy ghi ra 4 việc cần làm bảo vệ môi trường sống và 4 hành động cần tránh đối với môi trường sống.

……… ……… ……… Những việc cần tránh: …….. ……… ……… ……… (1) Các nhóm độc lập thảo luận.

(2) GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

(3) GV mời nhóm khác trình bày kết quả (nếu có kết quả khác).

(4) GV chữa phiếu bài tập và kết luận.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

Mục tiêu: Học sinh tự đánh giá được việc bảo vệ môi trường sống của mình.

 Cách tiến hành:

(1) GV đề nghị HS lần lượt trả lời các câu hỏi:

+ Các em đã từng có mặt, thực hiện hành động ở đâu?

+ Tình huống đó xảy ra như thế nào? + Em đã làm gì khi đó?

+ Hành động việc làm đó có lợi ích hay tác hại gì?

+ Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao?

(2) GV mời một số HS chia sẻ trước lớp, sau mỗi lần HS chia sẻ GV khuyến khích lớp đặt câu hỏi cho bạn và GV hỏi về cảm xúc khi thực hiện việc làm đó,…

(3) GV tổng kết:

+ Khen ngợi những hành vi tích cực HS vừa chia sẻ.

+ Nhắc nhở những hành động, việc làm sai trái đối với môi trường sống.

Hướng dẫn thực hành:

 Mục tiêu: HS đánh giá thực trang ô nhiễm môi trường sống ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp bảo vệ môi trường sống.

 Cách thực hiện:

(1) Giáo viên giới thiệu nội dung điều tra: Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường sống ở địa phương.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các đặc TRƯNG của bài học đạo đức PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH TIỂU học (Trang 37 - 40)