Đầu tư thoả đáng cho giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển NNL cho CNH, HĐH ở nước ta trong quá trình hội nhập Khóa luận tốt nghiệp với đề tài (Trang 41 - 42)

- Ngân sách nhà nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cũng tăng lên có thêm

THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

3.3.1. Đầu tư thoả đáng cho giáo dục đào tạo

Vấn đề nóng bỏng nhất và cũng quan trọng nhất đối với giáo dục và đào tạo lúc này là huy động các nguồn lực đầu tư cho nó: nhân lực, vật lực, tài lực. Tình trạng sút kém, xuống cấp trên nhiều mặt của giáo dục và đào tạo hiện nay đều có nguyên nhân ở chính sách đầu tư không thoả đáng, nhất là đầu tư tài lực. Trong khi nhiều nước xung quanh ta như Thái Lan, Hàn Quốc,… tỷ lệ đầu tư ngân sách cho giáo dục đều trên 20% thì ở Việt Nam tỷ lệ đó cho đến nay dù rất cố gắng cũng mới chỉ đạt 15%. Tỷ lệ quá thấp đó là một bất hợp lý,vì tăng tỷ lệ đầu tư cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp… cao hơn tăng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục là nơi đào tạo ra những con người sẽ làm việc trong lĩnh vực đó. Cần tính toán giảm bớt một số công trình đầu tư dài hạn, quy mô lớn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Bởi vì, đầu tư xây dựng cơ bản nhiều mà thiếu người lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn thì hiệu quả đầu tư sẽ thấp. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy đầu tư cho giáo dục và đào tạo chính là đầu tư cơ bản, đầu tư cho sản xuất, đầu tư cho sự phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả nhất (ở Mĩ, đầu tư cho giáo dục 1 USD lãi 4 USD, ở Nhật Bản đầu tư 1 USD lãi 10 USD).

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo không chỉ là đầu tư cho con người như một phương tiện phát triển xã hội, mà còn là đầu tư cho chính mục tiêu phát triển con người. Vì vậy, nhà nước cần điều chỉnh ngân sách cho giáo dục và đào tạo ít ra cũng nên bằng mức đầu tư của các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á- trên 20%. Ngoài ngân sách nhà nước, cần có chính sách huy động từ nhiều nguồn vốn với tinh thần khuyến khích đầu tư cho giáo dục và đào tạo: từ ngân sách địa phương, sự đóng góp của người học, sự bảo trợ của các tổ chức xã hội , các cá nhân và sự viên trợ của quốc tế; đặc biệt nhà nước cần sớm ban hành chính sách đóng phí từ phía cơ sở có sử dụng lao động qua đào tạo , nhất là với những đơn vị ngoài khu vực nhà nước. Mọi đóng góp, tài trợ của doanh nghiệp cho đào tạo được tính vào chi phí hợp lí của doanh nghiệp ; hơn nữa, khoản đóng góp của doanh nghiệp , cá nhân không được tính vào thu nhập chịu thuế. Chi phí của các tổ chức kinh tế trong việc mở trường, viện nghiên cứu khoa học, cử người đi đào tạo, tiếp thu công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu của đơn vị mình được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nhà nước cho phép và quy định rõ các cơ sở giáo dục được hưởng các ưu đãi về quyền sử dụng đất, tín dụng và miễn giảm thuế; khuyến khích và có hình thức khen thưởng thích hợp các tổ chức, cá

nhân tích cực xây dựng công trình, ủng hộ tiền của cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, … Nói một cách tổng quát, phải xã hội hoá đầu tư cho giáo dục và đào tạo, trong đó ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vì giáo dục và đào tạo đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội - “lợi ích lan toả”. Chỉ như vậy, sự nghiệp giáo dục và đào tạo mới có thể được cải thiện một bước, đáp ứng yêu cầu cung cấp lao động có chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân lực con người tới năm 2010 là giữa ở quy mô hợp lý, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Mục tiêu cụ thể là giảm sinh: giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,1%, nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần.

Hai xu hướng chuyển dịch cơ cấu sẽ diễn ra đồng thời, đó là chuyển dịch theo nghành kinh tế và chuyển dịch theo cơ cấu trình độ đào tạo. Ở hướng chuyển dịch theo cơ cấu trình độ đào tạo, nhiều nỗ lực lớn đang được triển khai nhằm khắc phục những bất cập yếu kém của nguồn nhân lực nước ta như “thừa thầy thiếu thợ”, thiếu lao động lành nghề. Dự báo đến năm 2010 số lượng lao động qua đào tạo đạt trên 17,1 triệu người và chiếm 40% lực lượng lao động.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển NNL cho CNH, HĐH ở nước ta trong quá trình hội nhập Khóa luận tốt nghiệp với đề tài (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w