Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển NNL cho CNH, HĐH ở nước ta trong quá trình hội nhập Khóa luận tốt nghiệp với đề tài (Trang 27 - 32)

- Ngân sách nhà nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cũng tăng lên có thêm

2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.

Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội.

Nhờ chính sách cải cách đổi mới phát triển kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng khá cao. Việt Nam được Liên Hợp Quốc đánh giá cao về chỉ số phát triển con người: chỉ số HDI đạt 0,682 cao hơn nhiều nước trong khu vực. Tỷ lệ mù chữ của lực lượg lao động cả nước là 5,01%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 3,28%, tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học là 19,7%, so với thời điểm 1/4/2003 tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở tăng 2,6%, tốt nghiệp phổ thông trung học tăng 1,4%.

Bảng 2.5: Trình độ học vấn phổ thông của nguồn nhân lực Việt Nam

Năm 2003 (%) 2004 (%)

Tổng số LLLĐ 100 100

Tỷ lệ mù chữ 4,31 5,01

Tỷ lệ tốt nghiệp PTCS 30,2 32,8

Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH 18,3 19,7

Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 của Bộ LĐ - TB và XH

Trình độ chuyên môn kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động là 22,5% tăng nhiều so với các năm trước trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề (bao gồm đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn không phân biệt có hoặc không có chứng chỉ hoặc bằng nghề và tốt nghiệp sơ cấp) là 13,3%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 4,4%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên là 4,8%. So với thời điểm 1/7/2003, tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động cả

nước tăng 1,5%; trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề tăng 0,8%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp tăng 0,3%; tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên tăng 0,4%.

Bảng 2.6: Tỷ lệ nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam

(Đơn vị tính %)

Năm 2003 2004

Tổng số LLLĐ 100 100

Tỷ lệ đã qua đào tạo nói chung 21,0 22,5 Tỷ lệ đã qua đào tạo nghề 12,5 13,3

Tỷ lệ tốt nghiệp THCN 4,1 4,4

Tỷ lệ tốt nghiệp ĐH, CĐ trở lên 4,4 4,8

Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 của Bộ LĐ - TB và XH

Công tác nghiên cứu khoa học cũng được chú trọng. Chúng ta cũng đã phát triển được một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đông đảo. Nhiều nhà kinh tế, nhiều cán bộ khoa học của Việt Nam cũng đã tiếp thu và tiếp cận được với nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới; nhiều công nhân, lao động Việt Nam thông qua xuất khẩu lao động và các chuyên gia nước ngoài đã có điều kiện tiếp cận được với những máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động công nghiệp. Qua đó chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng đã đươc nâng cao hơn.

Nguồn nhân lực nước ta còn có lợi thế là được tiếp thu truyền thống lịch sử của đất nước: Truyền thống cần cù, siêng năng, chịu khó, yêu lao động. Người lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Đây là lợi thế so sánh có ý nghĩa đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình tham gia hội nhập.

Bảng 2.7: Đội ngũ cán bộ và khoa học và công nghệ thời kỳ 2000 - 2004

Trình độ cán bộ

2000 2004

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

CĐ 381.482 28,84 2000.000 93,33

ĐH 918.18 69,44

Thạc sĩ 10.000 0,75 20.000 0,89

Tiến sĩ 120.81 0,92 Trên 10.000 0,78

Tiến sĩ KH 610 0,05

Cơ cấu của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng tăng, đã góp phần đáp ứng cho CNH, HĐH trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảng 2.8: Cơ cấu lực lượng lao động

chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của cả nước

Năm 2003 (%) 2004 (%)

CĐ, ĐH và trên ĐH 4,4 4,8

Trung học chuyên nghiệp 4,1 4,4

Đào tạo nghề/sơ cấp 12,5 13,3

Chưa qua đào tạo 79,0 77,5

Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 của Bộ LĐ - TB và XH

Nhìn chung, nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay phần lớn vẫn là lao động có chuyên môn kỹ thuật thấp, chưa qua đào tạo. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy dù tỷ lệ có chuyên môn kỹ thuật đã tăng và tỷ lệ chưa qua đào tạo đã giảm so với các năm trước nhưng tỷ lệ chưa qua đào tạo vẫn quá lớn, chiếm tới 77,5%. Bên cạnh kết quả trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong số đã qua đào tạo thì trình độ sơ cấp lại chiếm tỷ lệ lớn, gấp rưỡi tổng hai bộ phận còn lại. Bộ phận lao động đã qua đào tạo vẫn còn nhiều lỗ hỏng, thiếu sót, hạn chế về mặt kiến thức khoa học, năng lực thực hành, phương pháp tư duy sáng tạo, nắm bắt công nghệ hiện đại…Đó là do chất lượng giáo dục ở nước ta vẫn thấp. Giáo dục đào tạo được thương mại hoá, chạy theo quy mô, ít chú trọng đến chất lượng. Một bộ phận người lao động sau đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đào tạo chưa thực sự tạo cho người lao động cơ hội tìm được việc làm. Có sự thiếu hụt công nhân lành nghề cao. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu vực FDI và xuất khẩu lao động còn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (công nhân kỹ thuật lành nghề cao, lao động trình độ đại học trở lên được đào tạo có chất lượng tốt) để đáp ứng chuyển giao khoa học và công nghệ mới từ nước ngoài. Người lao động hạn chế về trình độ năng lực, tay nghề và phong cách làm việc. Phần lớn lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp đều hạn chế về năng lực làm việc kể cả lao động trực tiếp và lao động quản lý. Người lao động ít được đào tạo một cách bài bản, kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng làm việc của nhiều người hoặc không còn phù hợp hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Quy mô lao động qua đào tạo và chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật có khoảng cách so với nhiều nước trên thế

giới: “Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001” cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực (qua đào tạo chuyên môn) của nước ta ở mức thấp. Số lao động qua đào tạo chuyên môn cao nhất ở Hà Nội là 41%; 4 tỉnh thành phố từ 20% đến gần 30% là thành phố Hồ Chí Minh (29%), Đà Nẵng (25%), Quảng Ninh (23,6%), Hải Phòng (21,3%).19 tỉnh có lực lượng qua đào tạo chuyên môn chiếm từ 10% đến 20% là: Sơn La (16,6%), Bình Định và Bình Dương đều là 16,3%, Thái Nguyên(15,3%), Kon Tum (13,2%), Gia Lai(12,9%), Bình Thuận và Khánh Hoà cùng 12,8%, Thừa Thiên Huế và Lào Cai cùng 11,5%, Đồng Nai (11,3%), Long An và Bà Rịa -Vũng Tàu cùng 11,1%, Hà Nam (10,9%), Ninh Bình (10,4%), Bình Phước (10,3%), Đồng Tháp (10,1%) và Nam Định(10%). 37 tỉnh còn lại, nguồn nhân lực qua đào tạo chuyên môn dưới mức 10%. Kết quả điều tra lao động việc làm gần đây (2003) cho thấy số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật (từ sơ cấp hặc có chứng chỉ dạy nghề trở lên ) tham gia lực lượng lao động có 8.844.000 người, chiếm 20,99% tổng lực lượng lao động. So với năm 2002, nguồn lực lao động có chuyên môn tăng thêm 783.700 người. ở khu vực thành thị có 4.588.500 người, chiếm 45,04% lực lượng lao động trong khu vực và ở khu vực nông thôn có 4.255.500 người, chiếm 13,32% lực lượng lao động trong khu vực. Như vậy, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật của khu vực thành thị tăng 1,42% và ở khu vực nông thôn tăng 1,37%. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực ở hai khu vực thành thị và nông thôn còn khác biệt lớn. ở khu vực thành thị, cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì có 45 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, gấp gần 3,5 lần so với chỉ số này ở khu vực nông thôn. Chất lượng đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam chỉ đạt 17,86/60 điểm (60 là điểm tối đa) trong khi Singapore là 42,16 điểm, Hàn Quốc là 46,06 điểm, Trung Quốc là 31,5 điểm, Thái Lan là 18,46 điểm và Philipine là 29,85 điểm.Có thể thấy sức cạnh tranh của lao động Việt Nam đang còn quá thấp. Bên cạnh đó ngân sách đầu tư cho giáo dục ở nước ta còn thấp. Chi phí học tập cho học sinh vẫn còn là điều đáng quan tâm nhất là đối với những gia đình nghèo. Ở các vùng sâu vùng xa, kinh tế kém phát triển (các vùng núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long…) thiếu cơ sở đào tạo dạy nghề nên cũng thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật. Một vấn đề nữa là thiếu cán bộ nghiên cứu đầu ngành. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đều đã già: tuổi trung bình của các nhà khoa học cao, 60% số cán bộ nghiên cứu có bằng đại học đã qua tuổi 45; độ tuổi trung bình của giáo sư, phó giáo sư của các viện nghiên cứu là

57,2. Tuổi cao hạn chế đáng kể năng lực sáng tạo, khả năng tiếp cận tri thức và phương tiện nghiên cứu mới. Số cán bộ khoa học thiếu hụt chỉ có chưa đến 10 người/1000 dân trong khi đó Singapo là 16, Hàn Quốc là 52 và Nhật Bản là 70.

Cơ cấu đào tạo về nghành nghề và trình độ còn bất hợp lý dẫn đến sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động chuyên môn kỹ thuật. Toàn cầu hoá kinh tế đã tác động đến sự phát triển một số nghành nghề mới tạo ra xu hướng đào tạo chạy theo thị hiếu của người lao động, thiếu định hướng, phân luồng dẫn đến hậu quả là đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tế của các khu vực kinh tế và các nghành, mất cân đối giữa các nghành nghề đào tạo. Hiện nay, số lượng sinh viên nghành văn hoá nghệ thuật là 1,3%, nông lâm ngư nghiệp là 3,13%, khoa học cơ bản là 15,5%, khoa học công nghệ và kỹ thuật là 15,2%, khoa học xã hội là 42,78%. Thực tế này đã tạo ra tình trạng cung lao động chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với cầu lao động đối với một số nghành nghề, lĩnh vực. Một hạn chế nữa do đặc điểm sinh lý và lịch sử của người dân Việt Nam là thể lực kém, thể hiện ở chiều cao cân nặng, độ dẻo dai và sức chịu đựng kém.

Ngoài sự hạn chế khách quan đó chúng ta còn bị hạn chế bởi nguyên nhân chủ quan từ phong cách tập quán sản xuất nhỏ để lại. Thói quen đó rất có hại cho việc sản xuất do thiếu tác phong công nghiệp. Chúng ta đã gặp rắc rối với vấn đề lao động thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm, tính tự giác kém như vụ việc Đài Loan sẽ ngừng nhập khẩu lao động Việt Nam vì nhiều lao động bỏ trốn.

Thị trường lao động Việt Nam chưa phát triển, chưa được quan tâm quản lý đúng mức cũng là một khó khăn đối với người lao động. Thực tế, có sự mất cân bằng giữa cung và cầu lao động. Lợi thế của chúng ta là lực lượng lao động đông đảo cũng dẫn tới thách thức cho chúng ta. Một mặt các nghành kinh tế chưa phát triển, chưa tạo ra đủ việc làm cho người lao động, mặt khác có những công việc vẫn thiếu người làm nhưng cung lao động trên thị trường lại không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vậy nên có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị khá cao. Năm 2004 tỷ lệ này đã giảm so với năm 2003 là 0,2% nhưng vẫn còn chiếm tới 5,6%. Điều này có nghĩa là vẫn còn khoảng 2422,2986 nghìn người lao động không thể tìm được việc làm. Trong 8 khu vực lãnh thổ, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm được ở 6 vùng là: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và tăng ở 3 vùng còn lại. Vùng có tỷ lệ thất

nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị cao nhất năm 2004 là Đồng bằng sông Hồng: 6,03%, vùng thấp nhất là Tây Nguyên: 4,53%. Các vùng còn lại đều ở khoảng hơn 5,0%. ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này thậm chí lên tới 6,52%. Tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động thấp nhất là Đắc Nông: 1,97%.

Từ những mặt mạnh và hạn chế đó trong quá trình hội nhập kinh tế đang đặt ra những yêu cầu, thách thức to lớn đối với nguồn nhân lực Việt Nam: Không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề mà còn nâng cao các phẩm chất khác như: ngoại ngữ, tác phong và văn hoá ứng xử công nghiệp hiện đại, tinh thần chấp hành kỷ luật lao động và kỷ luật công nghệ, hiểu biết pháp luật… để đáp ứng cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra đặc điểm của nền sản xuất kinh doanh hiện đại, kinh tế thị trường với tính cạnh tranh cao đòi hỏi người lao động nước ta phải có phẩm chất mới như: thích ứng linh hoạt, có khả năng hợp tác trong quá trình hoạt động,sức khoẻ dẻo dai….Tóm lại phải phát huy một cách tốt nhất những mặt mạnh của mình và khắc phục đựoc những mặt hạn chế để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế.

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển NNL cho CNH, HĐH ở nước ta trong quá trình hội nhập Khóa luận tốt nghiệp với đề tài (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w