- Ngân sách nhà nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Nhờ tình hình kinh tế được cải thiện, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cũng tăng lên có thêm
2.2.1. Về số lượng lao động tiếp tục tăng lên.
Số lượng nhân lực lớn là một điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước hiện nay. Chúng ta đang có một thị trường lao động dồi dào, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Quy mô dân số nước ta lớn phát triển nhanh. Theo Tổng cục thống kê, năm 2002, Việt Nam có 80 triệu dân, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới; mật độ dân số là 242 người/km2. Số dân tăng hàng năm vẫn ở mức trên 1.000.000 người/năm.
Theo số liệu thông kê những năm gần đây, tốc độ tăng dân số và lực lượng lao động của nước ta khá cao và liên tục, nên nguồn bổ sung vào lao động vào đội ngũ lao động là rất lớn. Tốc độ tăng dân số thực tế qua các năm qua từ 1930 đến 2001 mỗi năm
tăng bình quân 2.13%. Trong 20 năm gần đây, số dân mỗi năm tăng tương đương dân số của một tỉnh trung bình; lực lượng lao động tăng bình quân trên 3% năm. Dân số Việt Nam thuộc loại dân sổ trẻ được coi là “cơ cấu vàng” với mức tăng trưởng cao nên số người trong độ tuổi lao động cũng lớn. Với điều kiện đó, hàng năm Việt Nam có một số lượng lớn người đến độ tuổi lao động. Nếu như năm 1986, có 30,3 triệu người trong độ tuổi lao động thì đến năm 1995 đã tăng lên 40,2 triệu người. Giai đoạn từ 1996 đến năm 2000 tốc độ tăng là 2,8%/năm.
Hàng năm có khoảng 1,5 - 1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động vốn đã đông đảo này. Cuối năm 1995, cả nước có khoảng 3,7 triệu người ngoài độ tuổi lao động tham gia lao động. Tại thời điểm 1/7/2004, lực lượng lao động nói chung (bao gồm trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ) của cả nước là 43.255,3 nghìn người, tăng gần 2,7% so với thời điểm 1/7/2003 với quy mô tăng thêm là 1.130,6 nghìn người. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có 40.805,3 nghìn người chiếm 94,3% tăng 2,4% so với thời điểm 1/7/2003 với quy mô tăng thêm là 939,3 nghìn người.
Bảng 2.3: Quy mô nguồn nhân lực (ĐV: Nghìn người)
Năm 2003 2004
Lực lượng lao động nói chung 42.124,7 43.255,3 Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 39.866,0 40.805,3 Lực lượng lao động trên độ tuổi lao động 2.450,0 2.258,7
Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 của Bộ LĐ - TB và XH
Cơ cấu dân số trẻ nên cơ cấu lực lượng lao động cũng trẻ. Cơ cấu lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi 15-24 chiếm 21,5% (không thay đổi so với thời điểm 1/7/2003); nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 25,3% (giảm 1,3%); nhóm tuổi 35-44 chiếm 27,1% (giảm 0,3%); nhóm tuổi 45-54 chiếm 18,4% (tăng 1,2%); nhóm từ 55 tuổi trở lên chiếm 7,7% (tăng 0,4%). Lực lượng lao động ở nhóm tuổi 24-44 tuổi chiếm nhiều nhất: hơn 52,4%. Đây là độ tuổi người lao động đang sung sức nhất về thể lực, trí lực, trưởng thành về mặt kiến thức, hiểu biết sôi nổi giàu nhiệt huyết nên làm việc năng nổ, xông xáo, nhiệt tình hăng say, có hiệu quả cao nhất. Đây là đội ngũ chủ lực, thể hiện sức trẻ của đất nước. Với ưu thế này nếu được khai thác triệt để sẽ là yếu tố quan trọng cho phát triển đất nước.
Một ưu thế khác là nước ta có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số lớn. Tại thời điểm 1/7/2004 tính chung cả nước tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân
số từ đủ 15 tuổi trở lên là 71,4%, giảm 0,6% so với thời điểm 1/7/2003. ở khu vực thành thị là 63,2% (giảm 1,1%), khu vực nông thôn là 74,6% (giảm 0,35)
Bảng 2.4: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2003, 2004:
Năm 2003 (%) 2004 (%)
Khu vực thành thị 64,3 63,2 Khu vực nông thôn 74,9 74,6
Chung 72,0 71,4
Nguồn: Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2004 của Bộ LĐ - TB và XH
Số lượng người lao động ở Việt Nam khá dồi dào. Đây là một trong những nhân tố thuận lợi nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lý, triệt để và có hiệu quả.