2. Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam
2.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp
- Luôn chú trọng nâng cao trình độ nhân viên và tạo môi trường làm việc tốt phát huy cao nhất sức mạnh tập thể trong hoạt động kinh doanh.
- Có tầm nhìn chiến lược trong hoạch định kinh doanh và đầu tư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Khi gia nhập WTO thách thức đối với các doanh nghiệp logistics trong nước là rất lớn so với các cơ hội có thể nắm bắt được. Tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn có thể vực dậy tiềm năng sẵn có để cạnh tranh và phát triển với những giải pháp được đề xuất. Trong đó giải pháp đóng vai trò quyết định đến sự thành công là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhần lực và chuyên nghiệp hóa ngành nghề dịch vụ logistics. Chất lượng nguồn nhân lực có cải thiện, tốt thì các giải pháp khác mới có tính khả thi và hiệu quả. Chuyên môn hóa ngành nghề trở thành nhà cung cấp logistics 3PL trong lĩnh vực nhất định sẽ không đòi hỏi nhiều nguồn lực, tính khả thi cao và khó thâm nhập thị trường đối với các đối thủ nước ngoài.
Các giải pháp được đề xuất đều có tính hỗ trợ qua lại và nhân quả trong khi thực hiện. Do vậy các doanh nghiệp cần chú ý đến tính thống nhất, hỗ trợ chung của hệ thống giải pháp trong xây dựng chiến lược nhằm phát huy được hết thế mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu của mình.
Khi vận dụng các giải pháp vào hoạt động của doanh nghiệp cần xem xét đến tính cụ thể thực trạng của mỗi doanh nghiệp để hiệu quả đạt được là cao nhất.
Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cho các giải pháp của doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ của nhà nước, tổ chức với vai trò định hướng, tư vấn, cung cấp thông tin. Do vậy nhà nước nên có chính sách thấu hiểu thực trạng cũng như nhu cầu giúp đỡ của từng thành phần doanh nghiệp thông qua giải pháp gợi mở cho các doanh nghiệp đề xuất những yêu cầu cần thiết nhờ giúp đỡ nhằm tránh lãng phí và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, logistics đã từng bước thay thế cho vai trò của marketing trong hoạt động kinh doanh của họ. Đối với các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay, điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự hợp tác với các nhà cung ứng dịch vụ logistics.
Tuy nhiên đối với mảng thị trường chủ hàng xuất nhập khẩu trong nước các nhà cung ứng logistics trong nước có nhiều lợi thế hơn trong khả năng cung ứng nhờ vào tính tương đồng văn hóa, giá cả hợp lý và khả năng hợp tác cao. Do vậy chú ý khai thác tốt mảng thị trường này chính là động lực cho sự phát triển cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Một trong những công cụ hiệu quả là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chú ý vào phát triển logistics chuyên ngành phục vụ ưu tiên những ngành nghề xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Một khi mối quan hệ này đã được thiết lập chắc chắn thì các nhà doanh nghiệp logistics nước ngoài khó thâm nhập vào mảng thị trường này, tạo nên lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho các nhà cung ứng trong nước.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào xúc tiến cho mối quan hệ này nhanh chóng được thiết lập và bền vững, ngoài sự nỗ lực của các bên rất cần sự hỗ trợ xúc tác của chính phủ. Do vậy, hỗ trợ của chính phủ tuy không đóng vai trò quyết định nhưng rất quan trọng đối với hiệu quả chung của hai bên đối tác.
Khi hợp tác giữa các nhà cung ứng và các chủ hàng Việt Nam trở nên thắt chặt thông qua việc đạt được hiệu quả chung thì ngành công nghiệp logistics và năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng được cải thiện. Từ đó tạo nên cơ sở vững chắc cho thiết lập hiệu quả mảng cung ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và từng bước thâm nhập thị trường thế giới.
Hy vọng trong tương lai không xa về một ngành logistics phát triển với các công ty logistics có năng lực cạnh tranh toàn cầu tuy không dễ thành hiện thực nhưng không phải không có cơ sở. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp logistics Việt Nam với động lực chính là các nhà xuất nhập khẩu
trong nước bên cạnh sự hỗ trợ hợp tác, định hướng đúng đắn của Chính phủ Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Đặng Đình Đào, 2011, Logistics những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
2. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, Logistics những vấn đề cơ bản, NXB Lao động- Xã hội.
3. Tổng cục Thống kê, 2012, Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê. 4. GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, 2006, Quản trị Logistics, NXB Thống kê.
5. GS.TS Đặng Đình Đào, 2011, Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
6. Nhà xuất bản Tư pháp, 2007, Những nội dung cơ bản của Luật Thương mại năm 2005, NXB Tư pháp.
7. Website Cục Hàng hải Việt Nam: http://www.vinamarine.gov.vn/
8. Website Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam: http://www.vla.com.vn/
9. Website Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/ 10. Website Ngân hàng thế giới: http://www.worldbank.org/