Nâng cao chất lượng dịch vụ, tiến hành cung ứng dịch vụ giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 41 - 44)

2. Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam

2.2.2.Nâng cao chất lượng dịch vụ, tiến hành cung ứng dịch vụ giá trị gia tăng

tăng và tích hợp dịch vụ giá trị gia tăng vào chuỗi cung ứng.

1. Mục tiêu giải pháp:

- Đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, kể cả khách hàng trong nước lẫn thành phần có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng từ đó phát triển cùng với ngành logistics Việt Nam.

- Tạo mối liên hệ khăng khít hơn giữa khách hàng và doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp dần trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của khách hàng.

2. Tính khả thi của giải pháp:

Hòa vào xu hướng phát triển của thế giới, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tìm những biện pháp hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Dần dần họ sẽ tìm ra lợi ích của thuê ngoài và nhường lại cho các doanh nghiệp logistics đảm nhiệm những dịch vụ dần đi sâu vào chuỗi cung ứng của họ. Hơn nữa hiện nay chuỗi dịch vụ logistics cơ bản đã tự bộc lộ nhiều vấn đề cần phải giải quyết ở đầu nước ngoài mà doanh nghiệp không thể tự tiến hành được như các dịch vụ sau khi bán hàng, tìm hiểu thị trường, giao dịch… trong khi đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay chưa có đại diện ở nước ngoài.

Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng và cung ứng dịch vụ giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và từng bước phát triển chung với khách hàng.

3. Nội dung giải pháp:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng.

Tạo mối quan hệ khăng khít hơn với khách hàng thông qua dịch vụ đang cung ứng. Tránh xảy ra thất bại trong hợp tác dẫn đến thiệt hại cho khách hàng, luôn thông báo cho khách hàng kịp thời những chậm trễ xảy ra để họ có khả năng ứng phó với những thay đổi trong kế hoạch thỏa thuận dịch vụ thuê ngoài.

Ngoài ra cần phải tư vấn cho khách hàng những giải pháp tốt hơn cho hoạt động của khách hàng chẳng hạn như về luật pháp quốc tế, thị trường tiềm năng, các đối thủ ở nước ngoài… nhằm giúp khách hàng kinh doanh hiệu quả hơn và từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Hiện nay các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều có lợi thế cạnh tranh giá rẻ mà chưa chú trọng đến dịch vụ giá trị gia tăng cũng như là kiến thức tư vấn cho khách hàng về quản trị chuỗi cung ứng.

- Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tiến hành cung ứng các dịch vụ giá trị gia tăng.

Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng để dần hướng tới phát triển toàn diện dịch vụ logistics là giải pháp hết sức cần thiết đối

với các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay. Những doanh nghiệp logistics tổ chức tốt các dịch vụ cung ứng cho khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiết kiệm kho bãi, nhân sự, phương tiện vận chuyển trong các công đoạn của dòng chu chuyển hàng hóa. Giai đoạn sản xuất được rút ngắn, sản phẩm nhanh chóng có mặt trên thị trường, đáp ứng được ý tưởng kinh doanh hiện đại “đúng thời điểm”. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng của doanh nghiệp logistics bao gồm:

• Đảm nhận việc đóng gói, phân loại hàng hóa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Trong xu thế hợp tác và chuyên môn hóa cao, các nhà sản xuất kinh doanh có xu hướng sử dụng các dịch vụ bên ngoài thay thế cho các dịch vụ tương ứng mà bản thân doanh nghiệp tự cung cấp như đóng gói, bao bì, ký mã hiệu, nhãn mác cho hàng hóa. Để đáp ứng yêu cầu mới của khách hàng, các doanh nghiệp kinh doanh logistics cần được chuyên môn hóa, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đạt tiêu chuẩn.

Các chủ hàng có thể ký hợp đồng thuê mướn các dịch vụ nói trên với các doanh nghiệp logistics cùng với các dịch vụ vận chuyển, khai hải quan. Trên cơ sở hợp đồng ký kết, các doanh nghiệp logistics sẽ thay mặt người xuất nhập khẩu thực hiện các dịch vụ đóng gói phù hợp với trọng lượng, kích thước, giá trị hàng hóa, đánh ký mã hiệu, nhãn hiệu chính xác, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển, xếp dỡ và giao nhận hàng hóa. Dịch vụ này sẽ mang lại lợi ích cho các bên liên quan. Đối với các doanh nghiệp logistics sẽ thuận lợi và an toàn hơn trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng, vì họ hiểu rõ cần phải đóng gói hàng hóa như thế nào cho phù hợp, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với các chủ hàng sẽ giải quyết được khó khăn về kho bãi, khắc phục được yếu kém trong điều phối hàng hóa, giảm được chi phí thực hiện các dịch vụ trước khi hàng hóa xuất khẩu và khách hàng được hưởng dịch vụ chất lượng cao.

• Cung cấp các dịch vụ tư vấn quản trị chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng, nhận, xử lý hoàn thành đơn hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay muốn đưa hàng ra thế giới rất cần một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics có khả năng cung ứng những dịch vụ ở thị trường nước nhập khẩu đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng. Các dịch vụ này bao gồm thanh toán, dịch vụ khách hàng và cả quản lý đơn hàng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay một phần do quy mô còn nhỏ các chủ hàng Việt Nam còn đảm đương tất cả các hoạt động này, một phần do chưa có người cung ứng những dịch vụ này ở nước ngoài với giá cả hợp lý nên các dịch vụ này vẫn chưa xuất hiện trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Cung ứng những dịch vụ này không đòi hỏi tầm phủ sóng toàn cầu, chỉ đòi hỏi chiến lược của doanh nghiệp tập trung ở thị trường nào có nhu cầu. Đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt sẽ nắm bắt được nhu cầu và tạo ra nhu cầu này, từng bước thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cho cả hai bên doanh nghiệp và chủ hàng.

Những dịch vụ giá trị gia tăng này trước tiên được cung cấp cho khách hàng theo từng hợp đồng riêng lẻ, sau đó doanh nghiệp có kế hoạch tích hợp vào chuỗi dịch vụ của mình thông qua chính sách marketing hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam trong hội nhập quốc tế (Trang 41 - 44)