Tách hai chất lỏng không tan vào nhau D tách chất lỏng và chất rắn.

Một phần của tài liệu Tai lieu phat trien de MH l2 thanh cac dang cau hoi tuong tu 2020 (Trang 49 - 50)

D. tách chất lỏng và chất rắn.

Mở rộng bài tập lớp 11 sang hóa hữu cơ bài toán về hiđrocacbon.

Trích đề minh họa lần 1:

Câu 72: Nung nóng a mol hỗn hợp gồm: axetilen, vinylaxetilen và hiđro (với xúc tác Ni, giả thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 20,5. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu đưc 0,3 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,20. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,30.

Phát triển đề:

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 3,78 gam H2O. Mặt khác 3,87 gam X phản ứng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,105. B. 0,045. C. 0,070. D. 0,030.

Câu 2.Nung nóng x mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm: H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 0,32 mol khí O2, thu được 7,48 gam CO2. Giá trị của m là

A. 5,20. B. 5,16. C. 2,64. D. 4,90.

Câu 3.Cho hỗn hợp chất rắn gồm CaC2, Al4C3, Ca vào nước thu được hỗn hợp X gồm 3 khí (trong đó có 2 khí có cùng số mol). Lấy 8,96 lít hỗn hợp X chia làm 2 phần bằng nhau.

Phần 1: Cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư), sau phản ứng thu được 24 gam kết tủa.

Phần 2: Cho qua Ni (đun nóng) thu được hỗn hợp khí Y. Thể tích O2 vừa đủ cần dùng để đốt cháy hoàn toàn Y

A. 5,60 lít. B. 8,40 lít. C. 8,96 lít. D. 16,8 lít.

Câu 4.Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon mạch hở X (là chất khí trong điều kiện thường), thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác, m gam X làm mất màu hết tối đa 100 ml dung dịch brom nồng độ 1,5M. Giá trị nhỏ của m là

A. 4,20. B. 3,75. C. 3,90. D. 4,05.

Câu 5.Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,2. B. 0,4. C. 0,1. D. 0,3.

Câu 6.Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm: axetilen, propin, buta-1,3-đien và hiđro (với xúc tác Ni, giả thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là . Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 0,16 mol CO2 và 0,14 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,08. B. 0,16. C. 0,12. D. 0,10.

Câu 7.Nung nóng 6,15 gam hỗn hợp X gồm: axetilen, isopren và hiđro (với xúc tác Ni, giả thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là a. Biết 6,15 gam X làm mất màu tối đa 0,3 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 15,375. B. 30,750. C. 20,500. D. 10,250.

Câu 8. Hỗn hợp X gồm metan, eten, propin. Nếu cho 13,4 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 14,7 gam kết tủa. Nếu cho 16,8 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng với dung dịch brom thì thấy có 108 gam brom phản ứng. Phần trăm thể tích CH4 trong hỗn hợp X

A. 25%. B. 30%. C. 35%. D. 40%.

Câu 9. X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho 15,6 gam hỗn hợp E gồm X,

Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 1,2. B. 0,6. C. 0,8. D. 0,9.

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon mạch hở X (28 < MX < 56), thu được 5,28 gam CO2. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 19,2 gam Br2 trong dung dịch. Công thức cấu tạo của X

A. CH≡CH. B. CH2=C=CH2. C. CH≡C-CH=CH2. D. CH≡C-C≡CH.

Một phần của tài liệu Tai lieu phat trien de MH l2 thanh cac dang cau hoi tuong tu 2020 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w