Cho FeO vào dung dịch HCl D Cho Fe đến dư vào dung dịch HNO

Một phần của tài liệu Tai lieu phat trien de MH l2 thanh cac dang cau hoi tuong tu 2020 (Trang 40 - 44)

loãng

Câu 20.Để bào quản dung dịch FeCl2, người ta cho vào dung dịch kim loại

A. Cu. B. Na. C. Fe. D. Mg.

Chuyên đề 9:NHẬN BIẾT CÁC CHẤT VÔ CƠ HÓA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG * Mức độ nhận biết

Câu 43: Khí X sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, rất độc và gây ô nhiễm môi trường. Khí X là

A. CO. B. H2. C. NH3. D. N2.

PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌAI. Mức độ nhận biết. I. Mức độ nhận biết.

Câu 1: Khí X được xem là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Để giảm thiểu tác hại của khí X, tăng cường quá trình quang hợp thông qua việc tăng diện tích trồng cây được xem là một trong những biện pháp cơ bản trên toàn cầu. Khí X là

A. SO2. B. N2. C. CO2. D. H2.

Câu 2: ”Nước đá khô”không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

A. SO2 rắn. B. H2O rắn. C. CO2 rắn. D. CO rắn.

Câu 3: Khí X là một trong những khí được tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, gây ngạt, ngộ độc và gây tử vong. Khí X là

A. CO. B. N2. C. O3. D. O2.

Câu 4: Khi cho đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc có khí màu nâu bay ra là NO2 rất độc, gây đau đầu, chóng mặt, tổn thương phổi, tim. Để an toàn trong khi thí nghiệm và bảo vệ môi trường người ta thường đặt một miếng bông tẩm chất nào sau đây lên miệng ống nghiệm?

A. Dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch Na2CO3.

C. Dung dịch HCl. D. Nước.

Câu 5: Mưa axit chủ yếu là do những khí thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Những chất khíđó là

A. NH3, HCl. B. SO2, NO2. C. H2S, Cl2. D. CO2, SO2.

Câu 6: ”Hiệu ứng nhà kính”là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. N2. B. O2. C. SO2. D. CO2.

Câu 7: Khí X chiếm 20,9% thể tích trong không khí và có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật. Khí X

A. CO2. B. H2. C. N2. D. O2.

Câu 8: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là”nước đá khô”. Nước đá khô

không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là

A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2.

Câu 9: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. Đám cháy do xăng, dầu. B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.

C. Đám cháy do magie hoặc nhôm. D. Đám cháy do

khí gas.

Câu 10: Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là

A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4.

Câu 11: Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X

A. N2. B. O2. C. H2. D. CO2.

Câu 12: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong trong các máy lọc nước, khẩu trang y tế, mặt nạ phòng độc. Chất X

A. cacbon oxit. B. lưu huỳnh. C. than hoạt tính. D. thạch cao.

Câu 13: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là

A. CH4. B. CO2. C. N2. D. Cl2.

Câu 14: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là

A. phèn chua. B. vôi sống. C. muối ăn. D. thạch cao.

Câu 15: Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là

A. CaCl2. B. CaCO3. C. Na2CO3. D. CaO.

Câu 16: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là

A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. O3.

Câu 17: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là

A. đioxin. B. Clo. C. nicotin. D. TNT.

Câu 18: Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng

A. giấm ăn. B. phèn chua. C. muối ăn. D. amoniac.

Câu 19: Khí thiên nhiên có thành phần chính là

A. hiđro. B. propan. C. metan. D. butan.

Câu 20: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là

A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin.

Câu 21: Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước?

A. Muối ăn. B. Cồn. C. Nước vôi trong. D. Giấm ăn.

Câu 22: Khí CO là một trong những khí được tạo ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, gây ngạt, ngộ độc và gây tử vong. Để đề phòng bị nhiễm độc khí CO người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ

A. CuO và MnO2. B. CuO và MgO. C. CuO và Fe2O3. D. than hoạt

tính.

Câu 23: Khí X được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát (bia, rượu) và việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí làm trái đất nóng lên. Khí X

A. CO. B. CO2. C. NH3. D. H2.

Câu 24: Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân?

A. Bột sắt. B. Bột than. C. Nước. D.

Bột lưu huỳnh.

Câu 25: Khí X là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon. Khí X có độc tính cao, có khả năng liên kết với hemoglobin trong máu làm đông máu. Khí X là

A. CO. B. CO2. C. CH4. D. C2H2.

Câu 26: Nguồn nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường là

A. xăng, dầu. B. khí H2. C. Gas. D. than đá.

Câu 27: Chất gây nghiện có trong thuốc lá làA. Cafêin. B. Moocphin. C. Hassish. D.

Nicotin.

Câu 28: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí: SO2, NO2, HCl. Có thể dùng chất nào (rẻ tiền) sau đây để loại các khí đó?

A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. AgCl. D. NH3.

Câu 29: Kim loại có trong nước thải (sản xuất pin, acquy, …), khí thải của xe thường là:

A. crom. B. asen. C. chì. D. kẽm.

Câu 30: Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là

A. ozon. B. oxi. C. lưu huỳnh đioxit. D. cacbon đioxit

CHUYÊN ĐỀ 10: TỔNG HỢP HÓA VÔ CƠTrích đề minh họa Trích đề minh họa

Mức độ vận dụng

Câu 71: Nung 6 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 8,4 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 300. B. 200. C. 150. D. 400.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a) Hỗn hợp Na và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 3) tan hết trong nước dư. (b) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa.

(c) Phèn chua được sử dụng để làm trong nước đục. (d) Kim loại Cu oxi hóa được Fe3+ trong dung dịch.

(e) Miếng gang để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa. Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Phát triển đề minh họa

Câu 1: Nung 8 gam hỗn hợp Al và Fe trong không khí, thu được 11,2 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là

A. 300. B. 200. C. 150. D. 400.

Câu 2: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 104 ml. B. 100 ml. C. 150 ml. D. 180 ml.

Câu 3: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch 1M. Giá trị của V là

A. 375. B. 300. C. 400. D. 600.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15 gam X tác dụng với oxi, sau một thời gian thu được 18,2 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc và dung dịch Z. Cô cạn Z, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:

A. 38,5. B. 50,5. C. 53,7. D. 46,6.

Câu 5: Hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,376 lít H2 (đktc). Nếu nung nóng m gam hỗn hợp X để thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn Y. Hòa tan hết chất rắn Y với dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít lít H2 (đktc). Để hòa tan hết m gam hỗn hợp X cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M?

A. 300ml. B. 450 ml. C. 360 ml. D. 600ml.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn dùng để sản xuất NaOH. (b) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.

(c) Để hợp kim Zn-Fe ngoài không khí ẩm thì kim loại Fe bị ăn mòn điện hóa học. (d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.

(e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối. Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?

(a) Nhúng dây thép vào dung dịch NaCl có xảy ra ăn mòn điện hoá học. (b)Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit bảo vệ. (c) Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O.

(d) Nhúng thanh sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3, thanh sắt bị ăn mòn điện hóa học.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(1) Để một miếng gang ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa. (2) Kim loại cứng nhất là W (vonframe).

(3) Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai muối. (4) Khí điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+. (5) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al vào dung dịch HCl.(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3. (c) Cho Na vào H2O.(d) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 10: Tiến hành các thí nghiệm sau:

- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3. - TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

- TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng. - TN4: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3.. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 11: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư(2) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(3) Cho Cu vào dung dịch AgNO3(4) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl3

(5) Nhiệt phân muối AgNO3(6) Cho khí CO dư qua CuO nung nóng. Số thí nghiêm có tạo ra kim loại là

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

(1) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.

(2) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước. (3) Công thức hóa học của thạch cao nung là CaSO2.H2O.

(4) Al(OH)3, Al, NaHCO3 là các chất có tính chất lưỡng tính.

(5) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước cứng tạm thời. Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 13: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;

(b) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư. (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng;

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;

(e) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ;

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(a) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+, Ca2+. (b) Đun nóng dung dịch NaHCO3 thấy sủi bọt khí CO2.

(c) Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.

(d) Các kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

Số phát biểu đúng là:

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(a) Hỗn hợp Na và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) tan hết trong nước dư. (b) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa.

(c) Thạch cao nhung dùng để đúc tượng và bó bột khi gãy xương. (d) Kim loại Cu oxi hóa được Fe2+ trong dung dịch.

(e) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa. Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 2

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(a) Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng cách điện phân AlCl3 nóng chảy. (b) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

(c) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. (d) Hợp chất NaHCO3 có tính chất lưỡng tính.

(e) Muối Ca(HCO3)2 kém bền với nhiệt. Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 17: Cho các phát biểu sau:

(1) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.

(2) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu. (3) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.

(4) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3. (5) Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn thu được Al2O3.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Chuyên đề 11: HÓA HỌC VÔ CƠ 11- SỰ ĐIỆN LI Trích đề minh họa

Câu 55. Chất nào sau đây là chất điện ly yếu?

A. HCI. B. KNO3. C. CH3COOH. D. NaOH.

Chất điện ly yếu gồm: axit yếu, bazơ yếu, nước

→ Câu hỏi NB kiểm tra kiến thức phần điện ly 11.

Phát triển nội dung

Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. NaCl B. CH3COOH C. H2O D. HF

Câu 2. Chất nào sau đây là chât điện li?

A. HCl B. C6H6 C. CH4 D. C2H5OH

Câu 3. Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. B. HCl→H++Cl−

C. D.

Câu 4. Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?

A. CaSO4 B. CH3OH C. HCl D. Al2(SO4)3

Câu 5. Chất nào dưới đây thuộc loại chất điện li yếu?

A. NH3. B. AgCl. C. NaOH. D. H2SO4.

Câu 6. Dãy gồm các chất đều là chất điện li yếu là

A. Na2SO3, NaOH, CH3COOH. B. H3PO4, CH3COOH, Cu(OH)2.

C. H2S, NaCl, AgCl. D. NaCl, HCl, NaOH.

Câu 7. Chất nào dưới đây không phải chất điện li?

A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. H2O. D. CuSO4.

Câu 8. Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng?

A. H2SO4 H+ + HSO4- B. H2CO3 H+ + HCO3-

Một phần của tài liệu Tai lieu phat trien de MH l2 thanh cac dang cau hoi tuong tu 2020 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w