Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cổ phần

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp xây dựng (Trang 47)

2.5.5.1. Thu nhập mỗi cổ phần thường (EPS)

- Tỷ số này cho biết khả năng sinh lời của một cổ phiếu thường, là căn cứ để trả cổ tức cho các cổ đông thường. (rất được các nhà đầu tư quan tâm)

- Công thức tính:

𝐸𝑃𝑆 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế − 𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 ư𝑢 đã𝑖

𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡ℎườ𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Năm 2018 Năm 2019

Lợi nhuận sau thuế 863,684,582 1,619,560,129.00

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân 928,500 928,500

EPS (đồng/cổ phiếu) 930.19 1,744.28

Giá đ/1 cổ phiếu 6,600 13,300

P/E 7.10 7.62

Nhận xét:

- Chỉ tiêu này được nhà đầu tư rất quan tâm. Ta thấy EPS năm 2019 là 1,744.28 đồng/cổ phiếu tăng so với năm 2018 là 930.19 đồng/cổ phiếu, mức tăng là 698.50 đồng/ cổ phiếu. Điều này cho thấy trong năm qua Công ty có một năm kinh doanh khởi sắc và điều này cũng mang lại sự an tâm cho cổ đông khi quyết định đầu tư vào công ty, mang lại sự uy tín cho doanh nghiệp.

- Càng thu hút được các nhà đầu tư thì công ty càng có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng.

2.5.5.2. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phần thường (P/E)

- Tỷ số này cho biết mức độ tiềm năng phát triểncủa doanh nghiệp và sự đánh giá của thị trường đối với thu nhập của nó. Giải thích thị trường sẽ trả giá như thế nào cho thu nhập hiện hành mỗi cổ phiếu.

- Công thức:

𝑃/𝐸 = 𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑚ộ𝑡 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑚ộ𝑡 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑡ℎườ𝑛𝑔

Nhận xét:

Ta thấy P/E năm 2019 là 7.62đã tăng lên so với năm 2018 là 7.10, mức tăng là 0.52. Điều này cho thấy tỷ số P/E đang ở mức cao, giá cổ phiếu cũng tăng lên theo đó và có thể tăng lên trong tương lai. Công ty cần duy trì để thu hút thêm khách hàng và nhà đầu tư.

2.5.6. Phân tích Dupont các chỉ số tài chính Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính Tổng tài sản bình quân 12,640,760,074 9,113,695,169 Vốn chủ sỡ hữu bình quân 6,267,968,628 7,509,590,984 Đòn bẩy tài chính 2.02 1.21 Phân tích Dupont Năm 2018 Năm 2019

ROA=ROS* Số vòng quay tài sản 6.833 17.771

ROE=ROS*số vòng quay tài sản*đòn bẩy tài chính 13.78 21.57

Nhận xét:

- Như vậy, qua khai triển chỉ tiêu ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính. Thứ nhất là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Thứ hai là, vòng quay vòng quay tài sản. Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thứ ba là, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu. Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp trong năm qua đã cso nhiều khởi sắc về việc quản lý tài sản, có những chính sách thanh lý tài sản, chính sách thu hồi nợ ngắn hạn và dài hạn đạt hiệu quả. Việc khai thác sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng đang phát triển một cách tích cực.

Chương 3: Kết Luận – Kiến Nghị

3.1. Kết luận

− Năm 2019 là một năm khó khăn cho ngành xây dựng nói chung và ngành xây dựng giao thông nói riêng, nhưng Công ty CP xây dựng và phát triển cơ sở

hạ tầng (CID) đã có thể duy trì hoạt động cho toàn công ty, mặc dù còn nhiều

mặt hạn chế.

− Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2019 so với năm 2018 có những bước phát triển vượt bậc, thể hiện qua các mức tăng trưởng cao của các chỉ tiêu về tài sản, doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua các năm. Có được sự tăng trưởng như vậy công ty đã có những chính sách thanh lý tài sản cố định không dùng tới và lỗi thời.

− Công ty CP xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng có sự phát triển ổn định, bắt đầu tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên cũng phải xem xét sự phù hợp với chiều hướng phát triển của doanh nghiệp.

− Có bề dày kinh nghiệm là công ty thành lập lâu đời.

− Lợi nhuận sau thuế tăng tuy nhiên tỷ lệ tăng này còn khá thấp. Mặt khác là do việc tăng giá vốn nhanh hơn so với doanh thu nên DN cần điều chỉnh lại

− Những khó khăn của thị trường BĐS đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường xây dựng làm giảm doanh thu của công ty, hiệu quả của việc liên kết đầu tư chưa được thể hiện.

− So sánh trong ngành, công ty còn nhiều hạn chế về nhân lực, máy móc cũng như quy mô sản xuất kinh doanh.

3.2. Kiến nghị

- Trong thời gian tới tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và ngành xây dựng nói riêng có thể vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong những năm hội nhập và sự phát triển của công nghệ 4.0

- Công ty xây dựng ngoài sự cạnh tranh giữa các nhà thầu trong nước còn chịu áp lực cạnh tranh từ các nhà thầu nước ngoài, vì thế, công ty cổ phần xây dựng Công ty CP xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cần đề ra các giải pháp thận trọng hợp lý trong chiến lược sản xuất kinh doanh, tập trung điều hành công tác quản trị rủi ro và thu hồi vốn, cần xây dựng kế hoạch phát triển và thu hút nhân sự có trình độ cao.

- Trong bối cảnh mà nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, công ty cần lưu ý trong việc ký kết hợp đồng cũng như việc lựa chọn nhà đầu tư. Tăng cường các giải pháp quản lý sử dụng thiết bị hiệu quả hơn, biến thiết bị thành lợi thế trong việc đấu thầu.

- Công ty nên rà soát các dự án đầu tư liên kết trong các dự án đầu tư BĐS nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Bên cạnh đó Công ty CP xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cần tiếp thục các biện pháp làm tăng doanh thu nhưng đồng thời phải tìm cách kiểm soát chi phí tài chính và chi phí kinh doanh.

- Hiện tại công ty cần phối hợp với công ty Thủy Lợi đẩy nhanh tiến độ của Gói thầu A4 xây dựng, cải tạo hồ điều hòa Vĩnh Niệm, hồ Trại Chuối, tuyến cống hộp Ba Tổng Thượng Lý, Trại Lẻ; (đạt 70%) để quyết toán khối lượng công việc thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời cải thiện sản phẩm dở dang, chỉ tiêu hàng tồn kho của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp xây dựng (Trang 47)