Đến với một áng thiên cổ hùng văn, con người thấm thía hơn tình yêu đất nước, thấy trân trọng và tự hào về truyền thống của cha ông, thấy ý thức trách nhiệm của chính bản thân mình đối với đất nước và dân tộc…
c. Phân tích dẫn chứng tiêu biểu đòi hỏi một học sinh giỏi phải có những phát hiện độc đáo, mới lạ; hoặc chí ít cũng cần có cách cảm thụ riêng, lí giải riêng về nhân vật, hình ảnh, chi tiết… vốn đã quá quen thuộc trong những tác phẩm kinh điển. Bởi những dẫn chứng tiêu biểu thường là những tác phẩm đã rất nổi tiếng, được nhiều người mổ xẻ, đào xới, nhiều nhà nghiên cứu đã viết rất hay về nó. Nếu không có những phát hiện riêng, những cách tiếp cận mới, bài viết dễ đi vào lối mòn, không tạo được sự hấp dẫn và hứng thú cho người đọc.
Ví dụ: Đề bài:
Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện
khát vọng về cái đẹp, cái thiện.
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. (Đề thi HSG Quốc gia năm 2014)
Khi thực hiện yêu cầu của đề bài này, nhiều học sinh đã lựa chọn phân tích những tác phẩm nổi tiếng của Sê-khốp, Ban-zắc, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Minh
Châu… Bài viết được giải nhất với số điểm 18/20 đã phân tích sâu tác phẩm Người
trong bao của Sê-khốp, một tác phẩm đã quá quen thuộc trong chương trình THPT.
Điều khiến bài viết để lại ấn tượng sâu sắc với bạn đọc là học sinh đã có những phát hiện mới, cách nhìn, cách lí giải mới khi phân tích một tác phẩm đã quá quen, bộc lộ cái nhìn sắc sảo, tư duy bám đề tốt, cách diễn đạt linh hoạt, giàu cảm xúc.
Ra đời trong một giai đoạn xã hội có nhiều biến động của nước Nga Sa hoàng, với sự ngột ngạt, bế tắc và bầu không khí thiếu sức sống của một thể chế đang cố níu giữ những ngày tàn, Sê-khốp đã sáng tạo nên hình ảnh một Bê-li-cốp, một người trong bao, biểu tượng của mọi căn bệnh kì dị nhất, phản động nhất tồn tại trong tâm lí người dân Nga thời bấy giờ. Bê-li-cốp, ấn tượng đầu tiên và gần như duy nhất của ta về anh là những cái bao, không chỉ là những cái bao quân áo hay ô dù để che chắn mà là những cái bao tư tưởng. Bê-li-cốp dường như có khát vọng luôn được thu mình trong một trường an toàn để không bị ai dòm ngó, chỉ trích hay bị khiển trách từ cấp trên, và câu nói cửa miệng của anh ta luôn là : “Nhỡ có chuyện gì…”. Người đàn ông ấy thu mình lại, cố gắng tách mình ra khỏi cộng đồng và người ta nhìn anh như một sinh vật kì dị, phảm cảm, đáng cười. Nỗi sợ của anh ta không phải ngẫu nhiên xuất hiện, đã ai từng hỏi vì sao anh ta cần che chắn, vì sao anh ta luôn khép mình và không dám làm bất cứ việc gì theo ý muốn. Con người từ khi sinh ra luôn luôn có khát vọng được chia sẻ. Tuy nhiên, sống trong một xã hội mà những mật thám, chỉ điểm không ngừng được tăng cường, những nhà tù, trại giam không ngững được xây lên và đồng thời ra sức kiềm chế con người bởi mọi thứ quy định, nó gây ra cho người ta một nỗi sợ, một nỗi khiếp đảm có cơ sở trước sự độc tài, độc trị. Những con người nhát gan, nhỏ bé như Bê-li-cốp không còn cách nào khác ngoài việc tự thu mình lại trong chiếc bao như một sự tự về. Tuy nhiên, chính bởi xa rời cộng đồng và không ngừng chịu áp lực khủng khiếp từ chế độ đè nén xuống, anh ta dần dần xa rời những ý thức tốt đẹp của cộng đồng người, sự cô lập gây ra những sai lầm về tư tưởng, dẫn đến sai lầm về hành vi. Thốt nhiên, nhừng
gì đúng đắn nhất định hướng cho cuộc đời mình. Sống quá lâu trong bao, cái phần con người teo tóp dần và nó chui rúc vào những xó xỉnh tối tăm, để đến khi Cô-va- len-cô chợt rạch một đường dài trên cái bao ấy, cú thúc từ cuộc đời đánh mạnh vào phần người khiến nó càng giấu mình sâu hơn nữa trong sự xung đột , bàng hoàng trước sự thực, để rồi gần như biến mất hẳn, chỉ còn phần con nhầy nhụa ngẩng đầu bước đi. Bê-li-cốp sống trong một cái bao, bởi chế độ ấy đã đe dọa anh ta, đồng thời cộng đồng người nơi anh ta sống cũng không nhìn thấy hết cái nguyên nhân sâu xa trong sự tha hóa của một con người, và họ xa lánh, chán ghét. Hết thảy những yếu tố ấy cộng lại biến Bê-li-cốp từ một nạn nhân thành một “tác nhân gây hại”. Anh ta bị xô ra ngoài xã hội và bị nhìn như một kẻ đối nghịch. Đưa vào một cái nhìn mang tính chủ quan của người đồng nghiệp, Sê-khốp đã phản ánh thêm nữa, bên cạnh một chế độ độc tài là một sự sai lầm trong nhận thức của chính những người dân và sự xa lánh trong mối quan hệ giữa người với người. Cùng lúc, nhà văn phản ánh cái xấu xa trong xã hội, hơn nữa là căn bệnh trong chính con người, để hướng ta đến nguyên nhân sâu xa của cái xấu ấy, và với lòng nhân đạo, cái nhìn cảm thông, ta mới thấy hết được sự đáng thương của một số phận người, thay vì tiếng thở phào nhẹ nhõm trước một cái chết. Và như cách giải quyết của mọi vấn đề trong cuộc sống, có thấy hết được nguyên nhân tận cùng, ta mới hoàn thiện và khắc phục sai lầm ấy. Trên hành trình hướng con người vào cái đẹp qua những cái xấu, văn chương, nhà văn trước hết hướng con người vào nguyên nhân của cái xấu với một lí tưởng sáng suốt nhưng bằng cả con mắt nhân đạo.
d. Phân tích dẫn chứng tiêu biểu càng cần chú trọng đến cách hành văn, diễn đạt, dung từ, đặt câu. Nếu người viết không sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, không linh hoạt trong diễn đạt sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người đi trước, tạo ra những trang viết sáo rỗng, rập khuôn, nhàm chán. Vì vậy, ngoài việc nắm thật chắc tác phẩm, học sinh cần rèn luyện cả kĩ năng diễn đạt, hành văn, trau chuốt ngôn từ, sáng tạo trong cách viết để tạo nên những trang viết giàu tính nghệ thuật. Trong
quá trình phân tích, người viết còn cần chú ý kĩ năng liên kết đoạn, chuyển ý sao cho linh hoạt, lô gic, tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh.
2.3.Phân tích dẫn chứng đặt trong sự so sánh đối chiếu với các dẫn chứng cùng loại
a. Đây là một thao tác thường được sử dụng phổ biến trong các bài thi học sinh giỏi. Những dạng bài thi học sinh giỏi bắt buộc học sinh phải vận dụng nhuần nhuyễn kĩ năng này là : kiểu bài so sánh văn học, kiểu bài nghị luận về các vấn đề có liên quan đến phong cách nghệ thuật, nét riêng, nét độc đáo về nội dung, nghệ thuật... Trên thực tế, học sinh có thể vận dụng thao tác này ở bất cứ dạng bài nào. Ưu thế của thao tác này là giúp học sinh thể hiện được kiến văn phong phú, bộc lộ sự sắc sảo trong tư duy. Việc kết hợp giữa phân tích, so sánh và chứng minh sẽ làm cho dẫn chứng được cảm thụ sâu sắc hơn, vấn đề được nhìn nhận đa chiều và thấu đáo hơn, từ đó sẽ tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết.
Để thực hiện được thao tác này đòi hỏi học sinh phải thu thập dẫn chứng và phân loại một cách cụ thể theo những chủ đề nhất định. Khi viết bài, học sinh vận dụng linh hoạt các dẫn chứng cùng loại, cùng chủ đề để làm nổi bật dẫn chứng, từ đó làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Đặc biệt với những dạng đề có giới hạn về phạm vi dẫn chứng kết hợp yêu cầu so sánh, làm rõ từng đối tượng thì kĩ năng này càng cần được chú trọng hơn bào hết.
Ví dụ: Đề bài:
Trong diễn từ nhận giải Nobel văn học 2016, Bob Dylan cho rằng: “Bất cứ ai viết một cuốn sách, một bài thơ hay một vở kịch ở bất cứ đâu trên thế giới đều có thể nuôi dưỡng giấc mơ bí mật từ trong sâu thẳm. Có thể nó được chôn sâu đến mức chính họ cũng không nhận ra.”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận về giấc mơ của Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ” và giấc mơ của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù.”
Đây là một đề bài yêu cầu học sinh cần vận dụng linh hoạt nhiều thao tác lập luận, bên cạnh thao tác bình luận đòi hỏi học sinh cần thực hiện nhuần nhuyễn thao
trong đề bài này sẽ giúp học sinh làm rõ được vấn đề nghị luận, đồng thời thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong “giấc mơ” của hai tác giả thể hiện qua hai tác phẩm. Giáo viên có thể định hướng cho học sinh phân tích dẫn chứng như sau:
- Giấc mơ của Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ”:
+ Giấc mơ đưa con người thoát khỏi cuộc sống thực tại tối tăm, tù đọng để đến với cuộc sống sôi động đầy ánh sáng (phân tích bức tranh phố huyện và hình ảnh chuyến tàu đêm, hình ảnh ánh sáng và bóng tối…); giấc mơ mỗi kiếp nhân sinh là một cuộc đời có ý nghĩa chứ không phải là sự tồn tại leo lét, vô danh (phân tích hình ảnh hai đứa trẻ và cảnh chờ tàu…)
+ Giấc mơ của Thạch Lam gửi vào hình tượng hai đứa trẻ nên vừa bé nhỏ, vừa lớn lao; vừa giàu giá trị nhân bản vừa có tính thời sự; có tác dụng thức tỉnh con người. + Giấc mơ của Thạch Lam chạm tới những vấn đề mang tính chất triết lí: ý nghĩa của sự sống, tình trạng sống mòn, sống hay không sống...
- Giấc mơ của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù”
+ Giấc mơ về sự chiến thắng của cái đẹp, sự song hành của cái thiện và cái đẹp trong cuộc đời (phân tích tình huống gặp gỡ giữa Huấn Cao và quản ngục, cảnh cho chữ, lời khuyên của ông Huấn…), giấc mơ phục hưng nét đẹp của nền văn hóa cổ truyền.
+ Giấc mơ của Nguyễn Tuân được kí thác vào bộ ba nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng: Huấn Cao, quản ngục, thầy thơ lại, thể hiện khao khát hướng thiện và hướng thượng của con người.
+ Giấc mơ của Nguyễn Tuân giàu giá trị nhân văn, là khao khát muôn thuở mà nhân loại theo đuổi; giấc mơ thể hiện cái tâm, cái tầm của một nhà văn lớn.
- So sánh
+ Giống nhau: Đó là những giấc mơ của người nghệ sĩ lãng mạn, muốn phủ định thực tại, hướng tới lẽ sống nhân đạo và những giá trị cao quý.
+ Khác nhau: Mỗi nhà văn thể hiện giấc mơ của mình theo một lối riêng (giấc mơ của Thạch Lam sâu lắng như một bài thơ trữ tình đượm buồn, được thể hiện qua
tình huống tâm lí và giọng tâm tình nhẹ nhàng; giấc mơ của Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp cao khiết, được thể hiện qua tình huống giàu kịch tính và lối viết tài hoa uyên bác của nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp”)
b. Việc phân tích dẫn chứng kết hợp thao tác so sánh với những dẫn chứng cùng loại có thể thực hiện theo hai cách.
Cách thứ nhất là so sánh tương đồng. Học sinh cần lựa chọn các dẫn chứng bổ sung cho nhau, phân tích chỉ rõ mối quan hệ tương hỗ giữa chúng, từ đó thấy được sự gặp gỡ trong tư tưởng, nghệ thuật và cả sự sáng tạo của từng nhà văn với mỗi ngữ liệu được lựa chọn, phân tích. Đồng thời nhấn mạnh đích đến cuối cùng của việc so sánh là làm nổi bật vấn đề cần nghị luận.
Cách thứ hai là so sánh đối lập, tương phản. Học sinh cần lựa chọn dẫn chứng trái chiều nhau, phân tích mối quan hệ tương phản giữa chúng, từ đó thấy được sự khác biệt, độc đáo của từng ngữ liệu, làm nổi bật dẫn chứng chính mà mình cần phân tích.
Để kết hợp nhuần nhuyễn những thao tác nghị luận này khi phân tích dẫn chứng đòi hỏi người viết có vấn ngôn ngữ phong phú, vận dụng linh loạt các loại câu, đặc biệt là câu ghép chính phụ, biết cách sử dụng các từ loại, cùng trường liên tưởng, tạo ra những cách diễn đạt đăng đối để tăng thêm hiệu quả so sánh.
Ví dụ: Đề bài:
Nhà phê bình Hoài Thanh viết: Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích
một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết là thích một con người.
Anh (chị) suy nghĩ thế nào về ý kiến trên.
(Đề thi HSG Quốc gia năm 2003)
Với đề bài này, hướng tối ưu khi phân tích dẫn chứng là lựa chọn những dẫn chứng cùng loại, so sánh để thấy rõ cách nhìn, cách nghĩ, cách xúc cảm, cách nói riêng mỗi một nhà văn, mỗi một con người. Bài viết đạt giải nhất ở đề bài này đã phân tích kết hợp so sánh hai tác phẩm Thu vịnh của Nguyễn Khuyến và Đây mùa
Tôi còn nhớ đã bao lần đứng trước mùa thu, lắng nghe nhịp đến, nhịp đi của mùa lòng không khỏi bâng khuâng, náo nức mà không sao nói được nên lời. Chỉ khi đến với những vần thơ của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu mới thấy từng nhịp thổn thức đang lắng trong từng con chữ. Song, không phải vì cùng một đề tài mà hai nhà thơ chỉ có nét giống nhau. Đọc “Thu vịnh” và “Đây mùa thu tới”, tôi vẫn nhận ra những xao xuyến riêng. Thu của cụ Tam Nguyên là mùa thu ở nông thôn, đượm vẻ buồn đồng ruộng; còn thu của Xuân Diệu lại bang khuâng cái cảm xúc thị thành. Một bên mùa thu đã hoàn tất, còn một bên mùa thu vừa mới chớm. Một bên trước thu mà gợi tình, một bên tìm cảm xúc vương mang trong nhịp bước của nàng thu. Ngay cảnh vật thôi, cách miêu tả thật khác. Ám ảnh đến thế màu xanh vời vợi trong thơ cổ nhân:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Màu xanh ngắt là cái cao rộng, không cùng của đất trời, cũng là điểm xoáy đậm đặc của con mắt yêu say. Không gắn bó với quê hương, thi sĩ có lẩy ra được từ đất trời một màu xanh thăm thẳm đến thế. Người Việt Nam ai chẳng một lần rung động trươc màu xanh ấy.
Cũng là sắc thu nhưng cảm quan thi sĩ Thơ mới lại bắt được khảnh khắc thu phôi phai trong sắc lá.
Với áo mơ phai dệt lá vàng
Mơ phai là màu gì? Không rõ. Câu thơ nhập nhòa giữa thực và hư. Đó là cái nhòe đi cảu cảm xúc hay cảnh vật đang sinh sắc trong thơ. Cũng là màu vàng từng in dấu qua bao tác phẩm thi ca cổ điển, nhưng bước vào thơ Xuân Diệu nó lại tái sinh một sắc mới. Ấy là màu của mùa thu hay là màu sắc của trái tim nghệ sĩ. Nếu như “Thu vịnh” đêm đến một mùa thu gợi cảm , tinh tế bằng bút pháp cổ điển thì “Đây mùa thu tới” lại hấp dẫn bằng bút pháp tả thực. Người đọc chạm đến từng con chữ là chạm tới bước đi của mùa…