Hiệu quả mang lại của sáng kiến

Một phần của tài liệu Thiết kế các bài tập toán theo hướng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn cho học sinh THPT (Trang 29 - 32)

Tác giả đã áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 12 từ học kỳ II năm học 2018- 2019 và nhận thấy học sinh rất quan tâm những bài toán có liên hệ thực tiễn, đặc biệt những bài loán lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường được học sinh đánh giá rất bổ ích, thú vị và thiết thực.

Tác giả lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm là học sinh lớp 12A và lớp 12B là lớp đối chứng tại trường tôi dạy năm học 2018-2019.

+ Lớp 12A với 38 em học sinh làm lớp thực nghiệm (TN). + Lớp 12B với 39 em học sinh làm lớp đối chứng (ĐC).

4.1. Biểu hiện mức độ tích cực về mặt định tính

Dựa trên sự quan sát, ghi ghép của giáo viên dạy, giáo viên dự giờ sau mỗi tiết học, ở đây tác giả đánh giá mức độ tích cực của các em trong giờ học có kiến thức liên

quan thu được kết quả trình bày trong bảng 1

Bảng 1. Biểu hiện mức độ tích cực của học sinh trong học tập

Biểu hiện

Trung bình số học sinh tham gia xây dựng kiến thức Lớp đối chứng (12B – 39 HS) Lớp thực nghiệm (12A – 38 HS) Học sinh tích cực, chủ động trong

các hoạt động học tập (Biểu hiện bằng dơ tay, đóng góp ý kiến xây dựng bài).

11 25

Tích cực tìm hiểu các kiến thức trên Internet, sách báo, thảo luận trao đổi

Ít Vì chủ yếu làm các bài tập và đọc sách giáo khoa

Hầu hết

Các bài toán đặt ra chưa có trong sách giáo khoa, cung cấp kiến thức thực tế nên các em tích cực tìm hiểu và thảo luận Hiệu quả hoạt động nhóm (mỗi khi

được giáo viên giao nhiệm vụ).

Nhiều em không tham gia

Hầu hết tích cực tham gia tìm kiếm thông tin và thảo luận

Biết đặt các câu hỏi, tình huống vận

dụng kiến thức vào thực tiễn Rất ít

Diễn ra hầu hết trong các tiết dạy và các tiết sau nhiều hơn tiết trước Kỹ năng chất vấn, phản biện, bảo vệ

ý kiến cá nhân/nhóm Rất ít khi Thường xuyên, sôi nổi Khả năng vận dụng kiến thức toán

học vào thực tiễn đối với vấn đề môi trường

Rất ít Hầu hết

Từ sự quan sát, ghi chép trong quá trình thực nghiệm sư phạm tác giả nhận thấy: Ở lớp thực nghiệm dạy học sử dụng các bài tập lồng ghép giáo dục bảo vệ môi

trường giúp các tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học, hình thành năng lực vận dụng kiến thức và thực tiễn, giáo dục kỹ năng sống cho các em.

4.2. Biểu hiện mức độ tích cực về mặt định lượng

Để đánh giá mức độ hiệu quả chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả của 2 lớp, với đề kiểm tra có các câu hỏi, các bài tập vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Kết quả cụ thể theo bài kiểm tra ở lớp đối chứng và thực nghiệm được thống kê cụ thể theo bảng 2

Bảng 2. Kết quả khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài

Nhóm Điểm các bài kiểm tra của học sinh

0-1 1,1-2 2,1-3 3,1-4 4,1-5 5,1-6 6,1-7 7,1-8 8,1-9 9,1-10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐC 0 0 2 6 10 11 7 2 1 0

TN 0 0 0 2 7 13 9 4 3 0

-Giá trị trung bình của lớp đối chứng (39 HS): X =5,2 -Giá trị trung bình của lớp thực nghiệm (38 HS): Y =5,9

4.3. Kết quả đề tài

Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ học thực nghiệm, trao đổi với học sinh trong quá trình thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lí số liệu qua các bài kiểm tra, tác giả có những nhận định sau đây:

- Mức độ tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh trong nhóm thực nghiệm luôn cao hơn nhóm đối chứng; càng ở các tiết học sau các em càng tích cực, chủ động trong học tập; các năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giải quyết vấn đề càng được các em thể hiện rõ; ý thức và kiến thức bảo vệ môi trường được nâng lên rõ rệt.

- Giá trị điểm trung bình của lớp thực nghiệm luôn lớn hơn điểm trung bình ở lớp đối chứng. Đồng thời giá trị điểm trung bình tăng dần trong các lần kiểm tra.

- Học sinh ở nhóm thực nghiệm chủ động hơn trong việc học tập, biểu hiện thường xuyên trao đổi, thảo luận về các hiện tượng tự nhiên hơn, thường xuyên đặt câu hỏi liên quan đến thực tiễn cho giáo viên hơn, Tích cực tìm hiểu kiến thức trên Internet và các tài liệu để hoàn thành nhiệm vụ về nhà

về giáo dục bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Thiết kế các bài tập toán theo hướng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn cho học sinh THPT (Trang 29 - 32)