9,6 độ Richter D 6,9 độ Richter.

Một phần của tài liệu Thiết kế các bài tập toán theo hướng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn cho học sinh THPT (Trang 25 - 29)

2011: Trận động đất mạnh 9,1 richter ở đông bắc Nhật Bản kéo theo sóng thần khiến 15.854 người

thiệt mạng và 3,271 người khác vẫn mất tích.

1985: Cảnh tượng đổ nát tại thủ đô Mexico City của Mexico sau trận động đất mạnh

6. Thiết kế bài toán thực tiễn lồng ghép giáo dục tuyên truyền về làmsạch nguồn nước, trồng cây xanh. sạch nguồn nước, trồng cây xanh.

Bài toán 1. Trong nông nghiệp bèo hoa dâu được dùng làm phân bón, nó rất tốt cho cây trồng. Người ta cũng thả bèo hoa dâu để làm sạch nguồn nước ô nhiễm. Mới đây một nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra bèo hoa dâu có thể được dùng để chiết xuất ra chất có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Bèo hoa dâu được thả nuôi trên mặt nước. Một người đã thả một lượng bèo hoa dâu chiếm 4% diện tích mặt hồ. Biết rằng cứ sau đúng một tuần bèo hoa dâu phát triển thành 3 lần diện tích ban đầu. Sau bao nhiêu ngày bèo sẽ vừa phủ kín mặt hồ ?

Hình ảnh bèo hoa dâu thả nuôi trên mặt hồ

Bài toán 2. Người ta thả một lá bèo vào bể nước để làm sạch nước trong bể. Sau 12 giờ bèo sinh sôi phủ kín mặt nước. Biết rằng sau mỗi giờ lượng bèo tăng gấp 10 lần lượng bèo trước đó và tốc độ tăng không đổi. Hỏi sau mấy giờ thì bèo phủ kín 1/5 mặt nước của bể.

A. 9,1 giờ. B. 9,7 giờ. C. 10,9 giờ. D. 11,3 giờ.

Bài toán 3. Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sự sống của con người. Nó làm sạch khí quyển, điều hòa không khí thông qua quá trình hô hấp và quang hợp, cây xanh sẽ lấy vào khí cacbonic và trả lại không khí góp phần làm giàu ôxy trong không khí. Các loài cây xanh trong quá trình quang hợp sẽ nhận được một lượng nhỏ cacbon 14 (một đồng vị của cacbon). Khi một bộ phận của cây bị chết thì hiện tượng quang hợp của nó cũng ngưng và nó sẽ không nhận thêm cacbon 14 nữa. Lượng cacbon 14 của bộ phận đó sẽ phân hủy một cách chậm chạp, chuyển hóa thành nitơ 14 . Biết rằng nếu P(t) là số phần trăm cacbon 14 còn lại trong một bộ phận của một cây sinh trưởng từ t năm trước đây thì P(t) được tính theo

công thức: P( )t 100.( ) ( )0,5 5750 %

t

= . Phân tích một mẫu gỗ từ một công trình kiến trúc cổ,

người ta thấy lượng cacbon 14 còn lại trong mẫu gỗ đó là 65%. Niên đại của công trình kiến trúc đó gần với số nào sau đây nhất.

A. 41776 năm. B. 6136 năm. C. 3574 năm. D. 4000 năm

Bài toán 4.(Đề thi HSG Tỉnh lớp 12 năm học 2016-2017, của Sở GDĐT Hà Tĩnh)

Ở địa phương X, người ta tính toán thấy rằng: nếu diện tích khai thác rừng hàng năm không đổi như hiện nay thì sau 50 năm nữa diện tích rừng sẽ hết, nhưng trên thực tế thì diện tích khai thác rừng tăng trung bình hàng năm là 6% /năm. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa diện tích rừng sẽ bị khai thác hết?. Giả thiết trong quá trình khai thác, rừng không được trồng thêm, diện tích rừng tự sinh ra và mất đi (không do khai thác) là không đáng kể (cho biết log1,064,06 24= ).

7. Thiết kế bài toán thực tiễn lồng ghép giáo dục tuyên truyền về tiếtkiệm năng lượng. kiệm năng lượng.

Bài toán. Có một công viên nhỏ hình tam giác. Để tiết kiệm điện người ta dự định chỉ đặt 1 cây đèn để chiếu sáng toàn bộ công viên. Người ta đo đạc và mô phỏng như hình dưới. Vùng sáng của cây đèn là hình tròn. Theo em cần bố trí cây đèn ở đâu để chiếu sáng được toàn bộ công viên ?

Ta thiết lập toạ độ như hình bên, khi đó đỉnh A(0; 3), B(4; 0) và C(4; 7).

Vị trí đặt đèn chính là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bài toán thực tiễn trở lại với dạng cơ bản: Tìm toạ độ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC, biết A(0; 3), B(4; 0) và C(4; 7).

8. Thiết kế bài toán lồng ghép giáo dục tuyên truyền về ô nhiễm chấtphóng xạ. phóng xạ.

Trong Vật lý, sự phân rã của các chất phóng xạ được biểu diễn bằng công thức

( ) T t       = 2 1 m t

m 0 trong đó m0là khối lượng chất phóng xạ ban đầu (tại thời điểm t = 0), m(t) là khối lượng chất phóng xạ tại thời điểm t, T là chu kỳ bán rã (tức là khoảng thời gian để 1 nửa số nguyên tử của chất phóng xạ bị biến thành chất khác).

Cũng xuất phát từ phương trình mũ: ax = b (0 < a ≠ 1, b > 0) với kiến thức Vật lý ở trên người ta có thể tính toán được thời gian một chất phóng xạ phân rã. Trên thực tế chúng ta không thể can thiệp, xử lý các chất phóng xạ phân rã mà chỉ có thể làm giảm khả năng phát tán ra môi trường; tính toán được thời gian các chất phóng xạ phân rã để cách ly, cảnh báo người dân.

Bài toán. Một sự cố hoả hoạn của phòng thí nghiệm có chứa 1gam chất phóng xạ Poloni. Người ta yêu cầu mọi người cần sơ tán, cách ly khu vực bị nhiễm xạ. Tính thời gian để 1 gam Poloni phân huỷ chỉ còn 0,01 gam, biết sự phân rã của các chất

phóng xạ được biểu diễn bằng công thức ( ) T t       = 2 1 m t

m 0 trong đó m0là khối lượng chất phóng xạ ban đầu (tại thời điểm t=0), m(t) là khối lượng chất phóng xạ tại thời điểm t, chu kỳ bán rã của Poloni T = 138 ngày.

Hướng dẫn giải:  ⇒ = ( )⇒ = ( )≈      = log 0,01 t 138.log 0,01 T t 2 1 . 1 01 , 0 2 1 2 1 T t 916,8 .

Vậy thời gian để 1 gam Poloni phân huỷ chỉ còn 0,01 gam là 917 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạn có biết ?

Poloni là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Po và số nguyên tử 84. Poloni là nguyên tố phóng xạ được hai vợ chồng nhà hoá học Marie Curie và Pierre Curie phát hiện cùng với nguyên tố phóng xạ khác là radi ở trong quặng urani vào năm 1898.

Poloni rất nguy hiểm và không có vai trò y sinh học. Một đồng vị của nguyên tố Poloni, Poloni-210 là một chất cực độc, chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ để gây chết người. Poloni-210 gây chết người bởi nó phóng ra hạt alpha với năng lượng đủ để phá hủy cấu trúc gen của tế bào. Nạn nhân đầu tiên của chất phóng xạ Poloni chính là con gái của Marie Curie, Irene Joliot Curie. Cô Irene đã qua đời 10 năm sau khi xảy ra một tai nạn trong phòng thí nghiệm do chứng leukemia.

Một phần của tài liệu Thiết kế các bài tập toán theo hướng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn cho học sinh THPT (Trang 25 - 29)