1.4.1.1.Môi trường kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp. Nhân tố chủ yếu mà các doanh nghiệp thường phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp… Vì các yếu tố này tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp cũng khác nhau nên các doanh nghiệp cũng phải dự kiến, đánh giá đươc mức độ tác động cũng như xu hướng tác động (xấu, tốt) của
từng yếu tố đến các doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội, có thể là nguy cơ nên doanh nghiệp phải có phương án chủ động đối phó khi tình huống xảy ra.
Khi nền kinh tế phát triển đời sống dân cư được nâng cao dẫn đến nhu cầu về các căn hộ cao cấp cũng như các dịch vụ mua sắm, vui chơi, giải trí tăng mạnh sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của hoạt động của Công ty. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển trì trệ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Công ty nói riêng và ngành kinh doanh bất động sản nói chung
1.4.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật
Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi thể chế chính trị và hệ thống pháp luật. Sự ổn đinh chính trị được xác đinh là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là một chỗ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động.
Mọi doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, đây là môi trường pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Nó thường xuyên tác động lên kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời môi trường pháp lý còn là trọng tài khi cần thiết xử lý tranh chấp giữa các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý quy định hành vi của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể khai thác tận dụng những thuận lợi, thời cơ của môi trường để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tránh được những rủi ro. Hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ.
1.4.1.3. Thị trường
Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp.
Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh như thị trường cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động… Thị trường đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính doanh nghiệp.
dịch vụ của doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến tốc độ sản phẩm, tốc độ vòng quay vốn, doanh thu bán hàng, mức độ chấp nhận và tín nhiệm giá trị sử dụng của sản phẩm… Như vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình sản xuất mở rộng và hiệu quả kinh doanh. Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Ngành kinh doanh bất động sản là ngành có tiềm nằng phát triển rất lớn nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Cùng với xu thế mở cửa nên đối thủ cạnh của các công ty kinh doanh bất động sản không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các donh nghiệp nước ngoài với timeef lực tài chính rất mạnh. Số lượng các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các đối thủ có quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững được trên thị trường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình về giá trị sử dụng của sản phẩm. Do đó, cạnh tranh một mặt trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp, mặt khác sẽ khuyến khích các doanh nghiệp càng có chi phí thấp càng thu được lợi nhuận cao. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm các chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình tạo được vị thế vững mạnh trong môi trường ngành
1.4.1.4. Môi trường quốc tế và khu vực
Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra những cơ hội vừa tạo ra những thách thức to lớn cho các chủ thể kinh doanh. Nước ta đã chính thức gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải chính là sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường quốc tế..
Các doanh nghiệp nước ta đang đối mặt với việc phân chia và giảm sút thị phần do sự thâm nhập của các tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc…Trong khi đó việc mở rộng thị trường ra nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta còn ở mức thấp.
1.4.1.5. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành
Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.