Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tín dụng giai đoạn từ năm 2009-2011 nhằm xây dựng và hoàn thiện giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long chi nhánh Hải Phòng. (Trang 49 - 50)

Ta có tình hình nợ xấu của ngân hàng qua bảng sau:

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu (ĐVT: Triệu đồng) Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tỷ lệ nợ xấu(%) 0 0,8 1,5

Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ

Nợ nhóm 3 100% 100% 98%

Nợ nhóm 4 0 % 0 % 1,5 %

Nợ nhóm 5 0% 0% 0,5 %

( Nguồn tài liệu: Phòng Tín dụng NH TMCP Kiên Long- Chi nhánh Hải Phòng)

Nhìn vào bảng số liệu phía trên, ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng qua các năm, tuy nhiên điều này cũng do ảnh hưởng không nhỏ của tình hình nền kinh tế. Năm 2009, khi ngân hàng mới đi vào hoạt động sang năm thứ 2 thì các khoản cho vay của ngân hàng hầu hết là vay ngắn hạn, việc thu hồi nợ diễn ra nhanh chóng, không tồn đọng những khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động, chịu sự tác động của khủng hoảng kinh tế Thế giới, các DN làm ăn khó khăn, nhiều DN phá sản nhưng các DN vẫn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ bằng những gói kích cầu nên các khoản nợ vẫn được tất toán đúng hạn, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 0,8%. Năm 2011 vừa qua, tỷ lệ nợ xấu của NH TMCP Kiên Long- Chi nhánh Hải Phòng tăng lên 1,5% cũng do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, của thị trường bất động sản bị đóng băng, của thị trường vàng, chứng khoán bị siết chặt, trong khi đó thì tỷ lệ lạm phát trong nước cao khiến cho các loại chi phí đầu vào tăng đột biến mà đầu ra thì bị hạn chế, các đơn bị kinh doanh chậm trả nợ, số lượng doanh nghiệp phá sản tăng khiến cho nợ xấu tăng cao.

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Kiên Long Hải Phòng không vượt quá tỷ lệ nợ xấu của bình quân ngành trong các năm vừa qua ( Năm 2009:2,5%; năm

2010: 2,19%; năm 2011: 3,39%- theo www.stockviet.com) . Như vậy là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn nằm trong khả năng có thể kiểm soát được và chưa phải là một con số quá cao. Điều này đã cho ta thấy chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thực sự đã được ban lãnh đạo quan tâm một cách sâu sát, trong các năm qua thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của nhân viên tín dụng cũng như việc sử dụng vốn của khách hàng, đã giúp ngân hàng chủ động trong việc giải ngân, tìm kiếm, mở rộng thị trường. Như đã nói ở phần trên, khách hàng chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, đây là những đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro cao, khả năng áp dụng các biện pháp bảo đảm là rất hạn chế nhưng ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp như vậy cho ta thấy ngân hàng đã có được nền tảng vững chắc trong việc duy trì, nâng cao chất lượng tín dụng.

Theo bảng cơ cấu nợ xấu phân theo nhóm nợ, ta thấy nợ xấu của ngân hàng chủ yếu là nợ nhóm 3( các khoản nợ dưới tiêu chuẩn ). Năm 2011 đã xuất hiện nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5, mặc dù tỷ lệ nợ nhóm 4 chỉ là 1,5%, nhóm 5 là 0,5% nhưng cũng cho ta thấy rủi ro của ngân hàng đang có xu hướng tăng, ngân hàng đã phải sử dụng đến các khoản dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng và hoạch toán ngoại bảng chờ theo dõi. Điểu này là do những ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng trong năm 2011 có nhiểu diễn biến khó lường, mặc dù Nhà nước đã có nhiểu biện pháp nhưng đến cuối năm 2011 thì hoạt động của hai thị trường này vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới cùng với sức mua từ các thị trường nước ngoài giảm mạnh khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng khốn đốn, hàng hóa ứ đọng, không có nơi tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng tín dụng giai đoạn từ năm 2009-2011 nhằm xây dựng và hoàn thiện giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long chi nhánh Hải Phòng. (Trang 49 - 50)