1. Kiến nghị:
* Đối với cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân tại địa phương
- Cần tăng cường hơn nữa công tác xây dựng Đảng, giáo dục, quản lý, kiểm tra hoạt động của các đảng viên; chăm lo công tác quy hoạch, bố trí sử dụng đúng cán bộ.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngữ cán bộ, đảng viên ngành Kiểm sát nói riêng và tư pháp nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
- Hoàn thiện cơ chế giám sát của các Cơ quan dân cử và của nhân dân đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Trên thực tế, công tác trả lời chất vất đã được cải tiến, giảm bớt tính hình thức và thể hiện tính dân chủ hơn. Tuy nhiên do hoạt động của các cơ quan dân cử chỉ tập trung vào thời điểm trước và trong kỳ họp, thời hạn chất vấn có hạn và còn phải bao quát nhiều vấn đề khác nên không thể đi sâu vào các nội dung chất vấn; nhiều đại biểu trình độ nhận thức về lĩnh vực chất vấn còn hạn chế nên chất lượng chất vấn không cao. Do đó cần phải nâng cao chất lượng giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân bằng biện pháp nâng
tỷ lệ đại biểu chuyên trách; các đại biểu phải có trình độ đại học trở lên; phải hiểu biết sâu, rộng về lĩnh vực mình giám sát, chất vấn… như vậy mới đáp ứng yêu cầu đề ra đối với đại biểu dân cử.
* Đối với Mặt trận tổ quốc
Phải phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận, bởi đây là các tổ chức của nhân dân, thông qua các tổ chức này, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên mọi lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước. Muốn vậy, cần phải tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật cho các thành viên mặt trận và mọi tầng lớp nhân dân để từ đó tích cực tham gia vào các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời giám sát hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng.
* Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên
- Tăng cường công tác hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp cơ sở. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bổ xung biên chế đảm bảo như định biên, có giải pháp bổ xung, bổ nhiệm cán bộ có chức danh pháp lý ( Kiểm sát viên) nhằm đáp ứng khối lượng công việc tại đơn vị và yêu cầu cải cách tư pháp.
- Tiếp tục tăng cường bổ xung cơ sở vật chất đảm bảo cho mọi hoạt động của đơn vị đem lại hiệu quả cao.
2. Kết luận:
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của dân tộc đã quy tụ các tinh hoa của giai cấp, của nhân loại. Người đã mang ánh sáng của chủ nghĩa
Mác - Lênin soi rọi con đường cách mạng Việt Nam, sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bằng đường lối khoa học và cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, viết nên trang sử hào hùng trong truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thực tiễn chứng tỏ sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới, Đảng không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn để lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó, việc không ngừng phát huy vai trò, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng có ý nghĩa quyết định. Đây là công việc vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ trên các lĩnh vực và các mặt công tác, đồng thời phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo quan tâm thường xuyên, cụ thể của cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến cơ sở.
Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Tổ chức cơ sở đảng giữ vị trí rất quan trọng trong hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, các tổ chức cơ sở đảng đang thực hiện công cuộc chỉnh đốn Đảng đã và đang thu được những kết quả đáng phấn khởi, song cũng còn có những hạn chế nhất định trong việc phát huy vị trí, vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở từng tổ chức cơ sở đảng. Vì vậy phát huy vai trò, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng là yêu cầu cấp bách, nhiệm vụ trọng yếu hiện nay của toàn Đảng.
Với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập ở Học viện Chính trị khu vực I, được sự chỉ đạo tận tình của các thầy, cô giáo, bản thân tôi đã làm quen rất nhiều kiến thức cơ bản cũng như được hoàn thiện, bổ sung nhiều vấn đề lý luận chính trị của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ chí Minh.
Với kiến thức lý luận được trang bị, tôi vận dụng nghiên cứu thực tế công tác xây dựng đảng và vấn đề phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ ở đặc trưng tổ chức hoạt động của cơ quan mình - Viện kiểm sát nhân dân huyện Thuận Châu. Các vấn đề lý luận từ đó một lần nữa được soi sáng và các vấn đề thực tế cần nhận định, giải quyết trở nên có căn cứ, hợp lý và mang tính khoa học cao. Các giải pháp cụ thể đề xuất để cấp uỷ đảng tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Thuận Châu nghiên cứu, thống nhất đưa vào tổ chức triển khai và đảm bảo thực hiện trong thực tế sẽ là những định hướng quan trọng và khả thi để triển khai thực hiện, đảm bảo đạt được mục tiêu phát huy vai trò, nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Thuận Châu./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân huyện Thuận Châu ( 2015), Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2010-2015.
2. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 7. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam ( 1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Hồ Chí Minh ( 1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tập 2 8. Hồ Chí Minh ( 1996), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tập 12 9. Hồ Chí Minh ( 2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,tập 11 10. Hồ Chí Minh: Về xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980.
11. Huyện ủy Thuận Châu (2015), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XIX.
12. Khoa Xây dựng Đảng - Học viện chính trị khu vực I (2014), Tập bài giảng Xây dựng Đảng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn An( 1996), Phát huy thành tựu, khắc phục yếu kém, quyết tâm xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Tạp chí xây dựng Đảng, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Biểu (1993), Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tạp chí xây dựng Đảng, Hà Nội.