- Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
2.4. Các giải pháp thực hiện đề án.
Để phát huy vai trò, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chinh trị tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, giai đoạn 2015 - 2020 cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:
2.4.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên của chi bộ là vấn đề quan trọng. Làm cho cán bộ, đảng viên kiên định mục tiêu phấn đấu, yêu nước, thương dân, giữ vững độc lập dân tộc kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội dù trong hoàn cảnh nào cũng không xa rời mục tiêu ấy. Cần thường xuyên tổ chức quán triệt, học tập làm cho cán bộ, đảng viên nắm chắc được đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, làm cho chính sách của Đảng trở thành hiện thực ở cơ quan, tăng cường lòng tin của nhân dân với Đảng. Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên trong chi bộ, làm cho cán bộ, đảng viên giữ vững và phát huy được tư cách đảng viên, ra sức học tập, công tác và rèn luyện, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân. Có tinh thần học hỏi trau rồi nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
2.4.2. Nâng cao trình độ mọi mặt của cấp ủy chi bộ.
Cấp ủy chi bộ có vị trí rất quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo. Tinh thần
trách nhiệm, ý thức trước nhiệm vụ được giao của cấp ủy có tác dụng thúc đẩy và tạo lực cho những bước tiến hoặc lùi của cơ quan, đơn vị. Các đồng chí trong cấp ủy phải là những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, tác phong công tác, tấm gương về phẩm chất, năng lực để toàn cơ quan, đơn vị noi theo. Tổ chức triển khai mọi hoạt động của cơ quan đơn vị theo nghị quyết của chi bộ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các đồng chí trong cấp ủy chi bộ phải gương mẫu, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; tự mình phải chịu trách nhiệm chính trong việc ra các quyết định, chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Muốn phát huy và nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của cấp ủy chi bộ, trước hết tự bản thân người các đồng chi trong cấp ủy chi bộ phải xác định rõ
vai trò, vị trí của mình trước tập thể, phải thường xuyên coi trọng tự phê bình và phê bình. Lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến phê bình, những phản ứng của cấp dưới và quần chúng . Phải thực sự là trung tâm đoàn kết, chủ động xây dựng đoàn kết, thống nhất cao trên cơ sở vì nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị. Khi đoàn kết được quan tâm thường xuyên xây dựng, giữ gìn thì sức mạnh của cơ quan, đơn vị được phát huy. Phải mạnh dạn tự phê bình và phê bình, không sợ sệt hoặc ích kỷ, hẹp hòi, an phận mà không dám mạnh dạn chỉ ra cái sai.
2.4.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo các đoàn thể của cấp ủy.
Cấp ủy chi bộ phải nêu cao trách nhiệm và đổi mới hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trong công tác giáo dục tuyên truyền các văn bản của Đảng và Nhà nước tới cán bộ, đảng viên. Chỉ đạo chính quyền, đoàn thể trong đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, các cam kết cũng như các chỉ tiêu thi đua, có động viên khen thưởng kịp thời, chính xác.
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình. Khẳng định cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể. Phát huy tính chủ động, chất lượng tham mưu và vai trò, trách nhiệm của các đồng chí trong cấp ủy.
Thực hiện phong cách làm việc: Đổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm, chỉ đạo dứt khoát, cụ thể, khoa học, tăng cường công tác kiểm tra, không né tránh, nể nang; kiên quyết, năng động vì sự nghiệp chung.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, chống bệnh quan liêu, giảm bớt hội họp không cần thiết, thực hành tiết kiệm, chống phô trương, hình thức, lãng phí.
2.4.4. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, mở rộng dân chủ, tăng cường kỷ luật, khắc phục hình thức đơn điệu.
Để nâng cao được chất lượng sinh hoạt chi bộ cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Giữ vững nề nếp sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng, khắc phục ngay tình trạng sinh hoạt thất thường và hình thức.
- Chủ động về nội dung sinh hoạt chi bộ làm sao để sinh hoạt có nội dung cụ thể, sinh động, thiết thực, mọi đảng viên được dân chủ đóng góp ý kiến được bảo lưu ý kiến mình nhưng ý kiến phải trong tổ chức, theo pháp luật.
- Thực hiện sinh hoạt dân chủ trong chi bộ, những vấn đề nổi cộm, trọng tâm cần giải quyết, chi bộ phải bàn bạc thống nhất ý kiến và phải đề ra kế hoạch thực hiện cụ thể.
- Trong sinh hoạt chi bộ cần thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy cao độ tự phê bình và phê bình trong chi bộ theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4. Các ý kiến phát biểu phải được tập trung thống nhất trở thành nghị quyết của chi bộ tạo nên sức mạnh của chi bộ.
- Lồng ghép việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các buổi sinh hoạt chi bộ.
2.4.5. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, đảng viên cả về chuyên môn và lý luận.
Tiếp tục phối hợp với phòng tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong công tác tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh Sơn La và Ban thường vụ huyện ủy Thuận Châu về công tác tổ chức cán bộ. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, kiểm sát viên và lãnh đạo đơn vị. Không để thiếu hụt cán bộ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và
quản lý, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển. Kịp thời thay thế cán bộ yếu kém về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút. Mạnh dạn đề xuất tạo nguồn, giao việc, giao trọng trách và luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ được thử thách và trưởng thành.
2.4.6. Tăng cường công tác phân công, kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên của Đảng.
Kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên về phẩm chất, đạo đức, kết quả thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành Điều lệ Đảng, thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ cấp trên và thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Coi trọng việc kiểm tra, đánh giá trách nhiệm cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý khi để xảy ra tình trạng trì trệ, kém phát triển ở đơn vị, đồng thời phát hiện nhân tố tích cực để biểu dương, nhân rộng.
Tiến hành đánh giá xếp loại cán bộ, đảng viên hàng năm một cách công khai, khách quan. Xây dựng được các tiêu chí cụ thể trong đánh giá xếp loại.