Tấm
Coi bống như bạn Bắt bống ăn thịt
- Nhặt thóc
Tấm
Phải nhặt thóc và gạo riêng ra Trộn thóc với gạo
Đi hội và thử hài
Tấm
Hồn nhiên Tham vọng, hợm hĩnh
Nhận xét:
- Tấm thật thà, chăm chỉ, hiền hậu. - Mẹ con Cám xấu xa, độc ác.
- Gặp khó khăn Tấm chỉ biết khóc- thụ động. Tiếng khóc ấm ức chứng tỏ Tấm đã ý thức được về nỗi khổ của mình. Đây cũng được coi là thái độ phản kháng ban đầu của Tấm.
- Tấm luôn được Bụt giúp đỡ, điều đó phản ánh một quan niệm: Người sống lương thiện sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ ác dù nham hiểm đến đâu rồi cũng phải thất bại. Đó là mong ước khát vọng ngàn đời của nhân dân.
* Tác giả dân gian đã thể hiện được những mâu thuẫn xung đột giữa cái thiện với cái ác. Nhưng đây mới chỉ dừng lại ở những mâu thuẫn, xung đột vì quyền lợi vật chất.
b. Tấm vào cung vua và hoá thân
Tấm
Hái cau giỗ cha
Hoá thân vào Vàng Anh Hoá thân vào Xoan Đào Hoá thân vào khung cửi Hoá thân vào qủa thị
của Tấm so với khi còn ở nhà?
(Thảo luận nhóm)
- Tấm đã trải qua mấy lần hoá thân? Nhận xét về những vật Tấm hoá thân?
- Tại sao Tấm hoá thân thành quả thị thì không bị phát hiện?
- Mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám có còn dừng lại ở mâu thuẫn- xung đột trong gia đình nữa không?
- Tấm trải qua nhiều lần hoá thân mới được trở lại làm người, qua đó nhân dân lao động muốn nêu lên triết lý sống gì?
- Hãy nêu những việc làm của Tấm khi ở nhà bà lão?
Nhận xét:
- Tấm dù trở thành Hoang hậu nhưng vẫn hiếu thảo- không quên ngày giỗ cha.
- Mẹ con Cám ngày càng tham lam, tàn ác và quyết giết bằng được Tấm.
- Trước sự hãm hại của mẹ con Cám, Tấm không thụ động trông vào sự cứu giúp của Bụt nữa và cũng không khóc mà chủ động đấu tranh quyết liệt để giành lại vị trí của mình. - Tấm qua 4 lần hoá thân, các vật hoá thân đều là những vật giản dị, thân thuộc gần gũi với cuộc sống của nhân dân- Cổ tích chính là bài ca cất lên từ cuộc sống.
- Ba lần hoá thân trước Tấm đều bị phát hiện vì Tấm thật thà để lộ mình qua: tiếng vàng anh hót, cây xoan đào che bóng mát, khung cửi kêu. Hoá thân vào quả Thị Tấm chọn cho mình nơi ẩn náu kín đáo xa cung cấm, xa những kẻ nhiều mưu lắm kế. Tấm im lặng chờ đợi người nhân hậu biết nâng niu giá trị tinh thần, nâng niu cái đẹp, cái thiện “bà để bà ngửi…”.
- Từ mâu thuẫn trong gia đình, tác giả dân gian muốn phản ánh mâu thuẫn xã hội giữa cái thiện và cái ác.
- Nếu ở phần đầu mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám chỉ là mâu thuẫn về giá trị vật chất thì ở phần sau mâu thuẫn phát triển cao hơn đó là mâu thuẫn vì sự sống và hạnh phúc.
- Tấm trải qua nhiều lần hoá thân mới được trở lại làm người. Qua đó nhân dân lao động muốn qua nhân vật Tấm thể hiện ý thức của mình: Muốn có hạnh phúc, con người phải tự giành giật, đấu tranh thì hạnh phúc đó mới thực sự bền lâu.
c. Tấm trở lại cuộc đời và gặp lại nhà vua.
- Tấm vẫn chăm chỉ, chịu khó nhờ vậy cô đã thoát khỏi vỏ thị trở lại cuộc sống làm người. - Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc và gắn bó với cuộc sống của người Việt (lễ hội, cưới hỏi). Thông qua miếng trầu Tấm và nhà vua nhận ra nhau.
- Hình ảnh miếng trầu têm cánh phượng là dấu hiệu của một đôi bàn tay khéo léo, một tâm hồn tinh tế. Nếu như lần đầu gặp Tấm thông
- Tại sao tác giả dân gian lại chọn hình ảnh miếng trầu để nhà vua và Tấm nhận ra nhau? - Nhận xét về kết thúc tác phẩm? *thảo luận về cách kết thúc tác phẩm - Hs đọc ghi nhớ trong SGK
qua chiếc hài (vẻ đẹp bề ngoài) thì với miếng trầu thể hiện sự khéo léo - nó biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn của Tấm. Đây chính là sự sâu sắc, tinh tế của các tác giả dân gian trong việc lựa chọn hình ảnh gắn kết hạnh phúc lứa đôi. - Cuối cùng mẹ con Cám bị trừng phạt. Cái ác bị tiêu diệt, cái thiện trường tồn, sống mãi.