Các thành phần khoáng chứa hai nguyên tố chính của xương là canxi và phốtpho, ta có thể dùng phương pháp tách chiết hợp lí để lấy được các hợp chất này Đưa các hợp chất này vào

Một phần của tài liệu Tận dụng và xử lý phế phụ liệu trong công nghệ sản xuất xúc xích (Trang 43 - 47)

dùng phương pháp tách chiết hợp lí để lấy được các hợp chất này. Đưa các hợp chất này vào trong các sản phẩm thực phẩm chức năng để sử dụng cho trẻ còi xương và người loãng xương.

- Protein trong lông gà ở dạng sừng (keratin), Keratin thuỷ phân có thể được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn như chế biến thức ăn gia súc, sản xuất phân bón, mỹ phẩm - điều trị các triệu chứng về da và tóc, thuộc da, sản xuất màng polyme sinh học tự huỷ (biodegradable film), và là chất mang thuốc bảo vệ thực vật cũng như các tác nhân hoạt tính. Giá của keratin thuỷ phân dùng trong ngành mỹ phẩm hiện nay dao động từ 50 - 130 đô-la Úc/kg. Do đó, việc chuyển hoá lông gia cầm sang dạng keratin thuỷ phân là một giải pháp tiềm năng mang lại giá trị thặng dư cho lông gia cầm phế thải, đồng thời giảm được các tác động của nguồn phế thải này lên môi trường.

Tiến sĩ Netsanet giải thích: "Về mặt lý thuyết, có nhiều cách chuyển hoá các vật liệu dạng sừng thành các loại keratin thuỷ phân có thể thu đạm.Các phương pháp được sử dụng nhiều nhất là thuỷ nhiệt, nhiệt hoá học và tách sinh học.

Phần lớn các quy trình thuỷ phân keratin đã được đăng ký bản quyền đều sử dụng phương pháp thuỷ nhiệt. Quá trình tách sinh học là quá trình sử dụng các vi sinh vật tiêu sừng (keratolytic microorganism), hoặc sử dụng các enzyme được sản sinh ra từ các sinh vật đó. Vi khuẩn sinh enzyme Keratinases thuộc chủng Bacillus sp., và đặc biệt là chủng Bacillus licheniformis đều đã được thí nghiệm và cho kết quả tốt.

Tiến sĩ cho biết thêm: Các quá trình sử dụng vi khuẩn và enzyme làm việc có ưu điểm là thân thiện với môi trường, sản phẩm thu được là các keratin thuỷ phân cũng có chất lượng cao, dễ tiêu hoá hơn và có tính sinh khả dụng (bioavailability) cao, giữ lại được tối đa các amino acid quan trọng. Chỉ có duy nhất một trở ngại của việc sử dụng quá trình sinh học là chi phí quá cao (thời gian hoạt động của vi khuẩn dài) và giá của enzyme cũng rất đắt. Có một khả năng thay thế quá trình sinh học để cải thiện tính hiệu quả của thuỷ phân keratin là sử dụng sóng siêu âm.Việc sử dụng sóng siêu âm đúng điều kiện sẽ tăng động lực phản ứng xúc tác của enzyme, từ đó có khả năng giảm lượng enzyme cần sử dụng và giảm thời gian phản ứng. Cho

đến nay, tiến sĩ Netsanet đã tạo thành công quá trình thuỷ phân lông gia cầm quy mô phòng thí nghiệm, và đã đi xa hơn một bước trong việc làm sạch sản phẩm thuỷ phân.

Ngoài việc dùng lông vũ làm bột lông vũ ta có thể nghiên cứu việc vận dụng lông này vào phân bón cho cây trồng. Lông sau khi thu hồi ta có thể đem vào lò sấy nhiệt độ cao để thu được lượng tro nhất định sau đó đem phối trộn với một số loại thành phần khoáng chất khác như magie, kali… cần thiết cho cây trồng. Phân bón có sử dụng tro từ lông vũ có thể làm giảm khối lượng phế phụ liệu này đồng thời tăng thêm một số hàm lượng khoáng chất có trong tro để tăng giá trị sử dụng phế phụ liệu. vì vậy ta có thể dùng tro lông để làm phân vi sinh.

Ta có thể cung cấp lông vũ cho ngành sản xuất các mặc hàng thời trang. Lông gia cầm thô sau khi được thu mua sẽ được rửa và chế biến để làm nguyên liệu cho nghành công nghiệp may – mặc. Đầu tiên, lông sẽ được rửa và sấy khô trong những thiết bị chuyên dụng để làm vệ sinh, khử mùi và diệt khuẩn. Các loại lông vũ khi được làm vệ sinh khử trùng phải được tẩy rửa trong tối thiểu 1 tiếng, rồi sau đó sấy khô trong vòng 3 phút ở nhiệt độ từ 100 – 120 độ C. Sau đó, người ta bắt đầu tiến hành phân loại lông dựa trên chất lượng, kích cỡ của chúng bằng những máy chuyên dụng.

Hình 4.1. Xử lí lông vũ

4.5. Tai lợn:

Tai lợn đa phần là sụn và da nên giàu collagen. Bên cạnh làm thực phẩm ta nên nghiên cứu tách chiết collagen từ tai heo để thu hồi nhiều collagen, góp phần giảm phế phụ liệu. Collagen này có thể được đưa vào các loại mỹ phẩm giúp cải thiện là da và vẻ đẹp thay cho các loại collagen từ da cá, làm cho giá thành cũng giảm đi đáp ứng nhu cầu làm đẹp của nhiều người người phụ nữ. Các nghiên cứu chỉ ra, sử dụng collagen rất an toàn, không có tác dụng phụ đáng kể. Việc uống collagen bị suy gan, thận chưa có nghiên cứu nào khẳng định

điều này. Nếu có tác dụng phụ nghiêm trọng với gan, thận có thể không phải do collagen mà bởi các thành phần khác có trong sản phẩm không rõ nguồn gốc.

KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu về quy trình sản xuất xúc xích ta có thể thấy xúc xích là sản phẩm được ưa chuộng và sản xuất nhiều chính vì thế mà lượng phế phụ liệu của quá trình chế biến của sẽ tăng. Đa phần phế phụ liệu trong quá trình sản xuất xúc xích đều bắt nguồn từ khâu nguyên liệu thịt hay rõ hơn là ở khâu giết mổ. Những nguyên liệu này ở dạng hữu cơ nên rất dễ bị thối rữa làm ảnh hưởng đến con người, môi trường và cả vệ sinh của công ty hay nhà máy sản xuất. Nếu chúng ta có thể áp dụng các phương pháp đã nghiên cứu như ở trên:

- Làm thực phẩm qua những cách chế biến khác nhau

- Làm các loại bột dinh dưỡng có thể dùng cho con người hay các chế phẩm cho gia súc, gia cầm và sinh cảnh

- Trích ly những hợp chất có lợi cho sức khỏe hay vấn đề làm đẹp của con người - Ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác

Tất cả những phương pháp này thì khá là hữu ích cho việc tái chế và tái sử dụng các sản phẩm phế phụ liệu góp phần cải thiện vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ môi trường, tận dụng được nguồn nguyên liệu thừa, thu được nguồn lợi mới từ những phương pháp mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bình Nguyên, 12/02/16, Cuộc chạy đua chiếm thị trường xúc xích tươi, zing.vn, http://news.zing.vn/cuoc-chay-dua-chiem-thi-truong-xuc-xich-tuoi-post626048.html

2. Bổ sung collagen sớm có lợi cho sắc đẹp và sức khỏe, 13/04/2016, Vnexpress, http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/bo-sung-collagen-som-co-loi-cho-sac-

dep-va-suc-khoe-3385977.html.

3. Chiếc xuất nước hầm xương và thịt, Ajnomoto Việt Nam, http://www.ajinomoto.com.vn/product/index/gia-vi-hat-nem

4. David L. Meeker, Chế biến các phụ phẩm giết mổ (Về ngành công nghiệp chế biến các phụ phẩm chăn nuôi)

5. Dược sĩ Hưng, 02/07/2015, Dịch dạ dày chứa enzyme tiêu hóa, dược An Bình,

http://duocanbinh.vn/dich-da-day-chua-enzyme-tieu-hoa.

6. Hà Thu, thảo luận trong tin Nông Nghiệp, 23/6/15, Sản xuất bột lông vũ từ phế phẩm gia cầm - Reclaiming Feather Waste, Agriviet.com

http://agriviet.com/threads/san-xuat-bot-long-vu-tu-phe-pham-gia-cam-reclaiming-feather- waste.226656/ http://assets.nationalrenderers.org/essential_rendering_book_vietnamese.pdf 7. http://dantri.com.vn/suc-khoe/cach-bien-chan-ga-thanh-thuoc-quy-1389645196.htm 8. http://doan.edu.vn/do-an/do-an-tim-hieu-ve-xuc-xich-24738/ 9. http://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-xu-li-va-tan-dung-phe-lieu-tu-tom-49659/ 10.http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-tan-dung-phe-lieu-tu-ca-37945/ 11.http://mayvatlongga.info/quy-trinh-giet-mo-ga-quy-mo-nho/ 12.http://mientayvn.com/Bo_suu_tap_ky_thuat_cong_nghe/Cong_nghe_thuoc_da/Cong_ nghe_thuoc_da.pdf 13. http://thucphamnamhanoi.com/index.php/quy-trinh-san-xuat 14. https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1u

15. Lâm Anh Đào, 19/04/16, Cách làm hạt nêm từ thịt heo, Emđẹp.vn, http://emdep.vn/meo-lam-bep/cach-lam-hat-nem-tu-thit-heo-20160419135505885.htm

16. Lê Văn Việt Mẫn (chủ biên), Lê Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Trà, Công nghệ chế biến thực phẩm, nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh,2010.

17. Lông vũ là gì và 7 điều bạn phải biết, 28/11/2014, Canifa.com, http://canifa.com/long-vu-la-gi.html (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Môi trường sạch SACO, 18/9/2014, Các phương pháp xử lý nước thải trong giết mổ gia súc, http://moitruongsach.vn/cac-phuong-phap-xu-ly-nuoc-thai-trong-giet-mo-gia- suc/.

19. Nên ăn nội tạng động vật thế nào?,Báo điện tử VnMedia - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

20. PGS. TS Lê Văn Việt Mẫn, Viên hạt nêm từ thịt, http://luanvan.co/luan-van/vien-hat- nem-tu-thit-3029/

21. PGS. TS. Viện Sĩ Trần Minh Tâm, Một số hiểu biết về công nghệ chế biến bột dinh dưỡng, Trường ĐHDL Văn Lang, nội san Khoa học và Đào tạo, số 2, 5/ 2004, http://tuyensinh.vanlanguni.edu.vn/Portals/0/NhomTongBienTap/NoiSan2/motsohieub iet_TranMinhTam.pdf

22. Phòng Thực phẩm và Nông nghiệp California.

www.cdfa.ca.gov/ahfss/mpi/by_products.mtm.

23.Tài liệu liên quan giết mổ gia súc và vệ sinh trong quá trình giết mổ, https://vesinhthit.jimdo.com/t%C3%A0i-li%E1%BB%87u/t%C3%A0i-li%E1%BB

%87u-v%E1%BB%81-gi%E1%BA%BFt-m%E1%BB%95-gia-s%C3%BAc/.

24.Lê Bạch Tuyết (chủ biên), Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất thực phẩm, nhà xuất bản Giáo dục.

25.Small-scale sausage production, food and agriculture organization of the united nations rome, 1985©fao, http://www.fao.org/docrep/003/x6556e/X6556E00.htm

26.Source - Lessons on Meat, Jul 24, 2015, STEPS IN MAKING SAUSAGE, http://www.meatscience.org/students/meat-judging-program/meat-judging-

Một phần của tài liệu Tận dụng và xử lý phế phụ liệu trong công nghệ sản xuất xúc xích (Trang 43 - 47)